Giáodục đại học

Một phần của tài liệu Tiếp thu giá trị văn hóa của thế giới vào việc xây dựng văn hóa Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế hiện nay (Trang 29)

Giáo dục đại học ngày nay của các nước đã phát triển nhanh, mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu lao động có trình độ kỹ thuật cao, đa dạng của nhiều ngành nghề và thích ứng với nền kinh tế tri thức.

Thực chất giáo dục đại học cũng là giáo dục nghề nghiệp nhưng ở trình độ cao. Các nước phát triển có nền công nghiệp hiện đại và các nước công nghiệp mới đều có tỷ lệ cao về sinh viên đại trên số dân. Kinh tế phát triển là điều kiện cho giáo dục phát triển. Giáo dục phát triển là động lực cho kinh tế phát triển. Kinh tế phát triển là điều kiện để phát triển xã hội.Hạt nhân của sự phát triển và tăng trưởng bền vững là lực lượng lao động được đào tạo, làm việc có năng suất và hiệu quả cao. Đây là nguồn tài nguyên vô giá mà chỉ khi biết đầu tư, sử dụng có hiệu quả sẽ là sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc vươn lên làm giàu cho bản thân và đất nước.

Theo truyền thống các trường đại học trước đây thường đi theo hai hướng: hướng gắn đại học với nghiên cứu ở tỷ trọng cao về cơ sở lý thuyết, hàn lâm và hướng đại học thực hành, chuyên nghiệp chủ yếu là rèn luyện kĩ năng theo nghề nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm của thị trường lao động.

Ngày nay, các trường đại học trên thế giới không phân rõ ranh giới hai hướng đào tạo này, mà ưu thế thiên hướng đại học khoa học ứng dụng, đào tạo nghề nghiệp, kĩ năng thực hành đang thu hút nhiều người học. Trình độ dân trí ngày càng cao, kinh tế tri thức càng phát triển thì việc chuyển từ đại học tinh hoa sang đại học đại trà là xu thế phù hợp với yêu cầu của cuộc sống. Về chương trình, nội dung và phương pháp, các trường đại học trên thế giới cũng đang chuyển đổi, cải cách theo hướng đa dạng ở nhiều cấp, trình độ khác nhau.

Chương trình giáo dục đại học đa phần là bốn năm và sinh viên tốt nghiệp được cấp bằng, gọi chung là cử nhân.

Một số nước có chương trình đại học hai năm như ở Mỹ và các nước có nền kinh tế phát triển dành cho những người đã có việc làm hoặc học sinh có bằng phổ thông trung học. Sinh viên vào đại học hai năm ra trường có thể đi lao động trực tiếp hoặc sẽ học tiếp theo chương trình đại học bốn năm tuỳ theo năng lực và hoàn cảnh của từng người như ở Mỹ.

Trường đại học cũng như công xưởng sản xuất ra nhiều loại sản phẩm ở các cấp độ khác nhau. Tuỳ theo thời gian và trình độ đào tạo hoàn thành, ngoài bằng cử nhân, người học có thể nhận được các chứng chỉ khác nhau. Để đáp ứng nhu cầu người học, người lao động học suốt đời, vừa làm vừa học, bổ sung nâng cao kiến thức, các trường đại học phần lớn đã chuyển phương pháp học theo niên chế sang học phần, tín chỉ. Người học không phải học liên tục theo thời gian mà có thể tích luỹ kiến thức bằng học phần, tín chỉ của chương trình chuẩn. Khi tích luỹ đủ học phần, tín chỉ theo quy định và giới hạn thời gian, người học sẽ được nhận bằng tốt nghiệp hoặc chứng chỉ.

Mặt khác mô hình giáo dục đại học của các nước cũng có sự khác nhau. Ví dụ như một số nước điển hình tiên tiến sau:

Mô hình giáo dục đại học ở Mỹ

Giáo dục đại học ở Mỹ có đặc điểm là, vận hành theo nguyên tắc tự trị rộng lớn của các trường đại học. Hiến pháp Mỹ quy định, trách nhiệm quản lý giáo dục không thuộc về Chính phủ liên bang mà thuộc về mỗi bang. Chính quyền bang cũng chỉ quản lý giáo dục bậc cao một phần, bằng việc đầu tư một khoản kinh phí và cử một người đại diện tham gia Hội đồng quản trị của các trường đại học công. Các trường này gần như có toàn quyền quyết định mọi việc của mình, bao gồm cả thuê mướn, tuyển dụng, sa thải giảng viên,

nhân viên… Riêng các trường tư nhân (chiếm gần một nửa trong số 3.500 trường đại học, cao đẳng ở Mỹ), quyền tự trị của họ còn lớn hơn nhiều.

Nguyên tắc tự trị quản lý giáo dục đại học Mỹ trong cơ chế thị trường tất yếu nảy sinh nguyên tắc tự do cạnh tranh giữa các trường đại học. Ưu điểm của nó là tạo ra một nền giáo dục bậc cao đại chúng gắn bó chặt chẽ và bền vững với cộng đồng địa phương, có quan hệ mật thiết với nền kinh tế, bám sát nhu cầu của thị trường lao động. Nguyên tắc cạnh tranh giáo dục cũng buộc các trường đại học phải không ngừng đầu tư hiện đại hóa cơ sở vật chất, thu hút và khuyến khích những giảng viên giỏi làm việc cho trường, không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo.

Ngoài bộ phận giáo viên cơ hữu, các trường đại học còn mời các chuyên gia thỉnh giảng có danh tiếng ở trong và ngoài nước, đặc biệt là những người đang hoạt động thực tế (kinh doanh, kỹ thuật, quản lý…) tham gia giảng dạy. Các phòng thí nghiệm, trung tâm và công ty thuộc trường đại học cũng tham gia vào công tác nghiên cứu khoa học. Nhiều giáo sư ở các trường đại học cũng là những nhà kinh tế chủ chốt của các ngân hàng, công ty lớn và là cố vấn chính phủ.

Mô hình giáo dục đại học Liên Xô (cũ)

Mô hình này trái ngược hoàn toàn với mô hình của Mỹ. Nguyên tắc tập trung hóa và thống nhất về chính trị chi phối toàn bộ hoạt động và quản lý, quy mô và nội dung chất lượng đào tạo của các trường đại học trong một hệ thống. Hoạt động của tất cả các trường đại học hầu như nhờ nguồn kinh phí của nhà nước cấp. Các trường đại học được tự soạn giáo trình và chọn phương pháp giảng dạy, song phải theo chương trình và kế hoạch học tập của Bộ Đại học. Ưu điểm của mô hình này là Nhà nước có thể quản lý chặt chẽ và toàn diện giáo dục bậc đại học, tạo ra nền giáo dục đại học có tính đại chúng cao.

Song, mặt kém của mô hình này là thiếu sự năng động và kém thích ứng trước sự biến đổi của môi trường kinh tế-xã hội quốc gia và quốc tế.

Mô hình giáo dục đại học Đức

Mô hình giáo dục đại học Đức do Uyn-hem Vôn Hăm-bôn sáng lập từ thế kỷ XIX với mục đích xây dựng những trung tâm nghiên cứu đại học hiện đại để “đẩy lùi những biên giới của kiến thức”. Mô hình này không coi trọng sự can thiệp của chính trị và quyền lực nhà nước đối với giáo dục đại học. Nó đảm bảo tính độc lập, tự quyết của các trường đại học và quyền tự do của các thành viên được theo đuổi việc nghiên cứu mà không có sự can thiệp của chính quyền. Chính phủ liên bang và các bang chỉ có quyền hạn quản lý một phần công việc của các trường đại học, thông qua việc cấp phát tài chính và qua Hội đồng đại học để bàn bạc đánh giá công việc của các trường. Các trường đại học ở Đức có toàn quyền tuyển dụng, trả lương và thưởng - phạt nhân sự của mình.

Mô hình giáo dục đại học Anh

Mô hình giáo dục đại học ở xứ sở sương mù được nêu lên như một tấm gương sáng về một hệ thống giáo dục bậc cao được hưởng sự tự trị về thể chế rất rộng rãi. Nhà nước chỉ quản lý các trường đại học thông qua việc cấp phát tài chính. Các trường đại học ở đây hoàn toàn có quyền sử dụng kinh phí đã được cấp mà không có sự can thiệp hay kiểm tra của nhà nước.Sinh viên ở đây bắt buộc phải ở trong ký túc xá, hợp thành một cộng đồng sinh hoạt và học tập dưới sự quản lý của nhà trường. Tuy nhiên, hạn chế của giáo dục đại học ở Anh so với các nước khác chi phí trung bình 15000 USD một năm đối với một sinh viên là quá cao, chỉ có những gia đình khá giả mới có khả năng chi trả khoản tiền khổng lồ này. Hiện nay, có thể thấy rằng, giáo dục đại học ở Anh dường như chỉ mở cửa đối với tầng lớp giàu có ở trong và ngoài nước.

Giáo dục đại học Pháp do Na-pô-lê-ông khởi xướng, là một trong những ví dụ cổ xưa nhất về việc Nhà nước sử dụng đại học như một công cụ hiện đại hóa xã hội. Các trường đại học ở Pháp có quyền chủ động xây dựng chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy cũng như nghiên cứu khoa học. Năm 1968, Pháp tiến hành cải cách giáo dục, quyền tự trị của các trường đại học được mở rộng thêm về lĩnh vực tài chính, nhân sự… Mô hình giáo dục đại học Pháp được hình thành trong cơ chế thị trường, do đó có thể khuyến khích sự cạnh tranh về nhân lực và chất lượng giữa các trường đại học.

Giáo dục đại học Pháp được chia thành hai hệ: đào tạo tổng quát và đào tạo nghề nghiệp. Hai hệ này không tách rời nhau: giữa hai hệ thường có cầu nối để sinh viên có thể chuyển từ hệ này sang hệ kia.

Từ những mô hình giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học của một số nước trên thế giới đã trình bày ở trên, bước đầu có thể khái quát những giá trị hiện đại, phổ biến từ các hệ thống giáo dục đó trên một số khía cạnh sau:

Xét từ khía cạnh cơ cấu tổ chức quản lý

Giúp cho người học linh hoạt hơn trong công việc có nghĩa là ngưòi học không chỉ đóng cứng trong một nghề mà có thể thay đổi nghề theo nhu cầu của cuộc sống và xã hội. Mặt khác cơ cấu hệ thống giáo dục nghề nghiệp thay đổi theo các thời kỳ thích hợp với nền kinh tế của đất nước

Trên thế giới đào tạo nghề thường gắn với nhu cầu của thị trường lao động làm cho người sử dụng lao động không bị thiếu hụt về nhân công

Người lao động được đào tạo bổ sung nghề ngay trong khi hoạt động nghề nghiệp và khi nghề nghiệp của họ không còn phù hợp với nhu cầu của

Thay đổi theo các thời kỳ thích hợp với nền kinh tế của đất nước

Hình thức học tín chỉ làm cho sinh viên không còn thụ động trong việc học điều này không chỉ cho người học mà cho cả người dạy nữa, đồng thời có thể giảm tải được chương trình học nặng về lý thuyết mà còn gắn được việc học với thực hành

Cơ sở vật chất và kỹ thuật hiện đại giúp cho người học có thể đáp ứng được nhu cầu của nền giáo dục hiện đại.

Thời gian đào tạo linh hoạt không quy định cứng nhắc cho người học mà phụ thuộc vào tính chất từng ngành nghề và trình độ của người được đào tạo làm cho người được đào tạo có nhiều thời gian hơn trong việc thích nghi với việc học của mình và đặc biệt là phù hợp với nhiều đối tượng tham gia, nhiều khi quy định khung về thời gian cũng làm cho nhiều đối tượng muốn học cũng không có điều kiện để tham gia.

Xét ở khía cạnh hiệu quả kinh tế xã hội

Với cơ cấu tổ chức và thời gian linh hoạt như vậy đã mang lại hiệu quả kinh tế rất cao đó là: mặc dù thời gian đào tạo ngắn nhưng chất lượng đào tạo lại cao, đối tượng được đào tạo có tay nghề cao nên thích ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động. Mặt khác tiết kiệm được chi phí ngân sách cho giáo dục, đồng thời giúp cho người sử dụng lao động không bị thiếu hụt nhân công và có được những nhân công lành nghề và có tay nghề cao mà không tốn kém khi đào tạo họ. Vì thế đã tạo ra được những sản phẩm có chất lượng cao đem lại được nhiều lợi nhuận và làm cho kinh tế ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Kinh tế phát triển, con người được đào tạo giúp cho xã hội ổn định, phát triển và đem lại một xã hội tri thức, mặt khác con người trong xã hội được phát triển toàn diện, đầy đủ thể hiện qua các chính sách an sinh xã hội và hơn nữa đã tạo ra cho xã hội những con người có phẩm chất đạo đức tốt, thiết tha gắn bó với lợi ích của nhà nước và của nhân dân, trên nền tảng đó góp phần xây dựng chính trị xã hội dân chủ vững mạnh, trong sạch.

Với những ưu điểm của hệ thống giáo dục trên nếu Việt Nam tiếp thu, vận dụng phù hợp với điều kiện nước thì sẽ đáp ứng được những yêu cầu phát triển đất nước được biểu hiện ở nhiều lĩnh vực như:

Về kinh tế: vận dụng những giá trị hiện đại, phổ biến trên thế giới trong giáo dục vào Việt Nam sẽ giúp cho việc đào tạo nguồn nhân lực dồi dào và có tay nghề cao để đáp ứng được sự phát triển kinh tế, tạo điều kiện để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại như các khu công nghiệp, khu chế xuất mọc lên nhiều các liên doanh, liên kết kinh tế quốc tế mở rộng, các khu vui chơi giải trí, văn hóa, thể thao được nâng cấp, tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao.

Về xã hội: để giữ vững và phát triển xã hội tiến lên thì chủ yếu là phải đáp ứng đầy đủ những nhu cầu, lợi ích cơ bản, hợp pháp không chỉ về đời sống vật chất mà cả về đời sống tinh thần: được học tập, được công bằng trong tiếp cận cơ hội phát triển, công bằng trong tiếp cận các dịch vụ, phúc lợi xã hội... của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội nên việc phát triển giáo dục để đáp ứng được nhu cầu của xã hội là điều tất yếu trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.

Về văn hoá: Mục tiêu giáo dục là hình thành nhân cách con người, đồng thời giáo dục chính là nơi gìn giữ, truyền thụ và phát huy những giá trị chung của con người, hệ thống giá trị chung của dân tộc

Về chính trị: Giáo dục, xây dựng những con người và thế hệ trẻ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Kết luận chương 1

Tiếp thu văn hoá thế giới là sự vận động thường xuyên gắn với sự phát triển của văn hóa xã hội. Trong đời sống xã hội, giao lưu càng mạnh mẽ thì mọi sáng tạo văn hóa được phổ biến và chuyển tải càng rộng rãi, sẽ góp phần nâng cao đời sống văn hóa của cộng đồng. Ngược lại, đời sống cộng đồng càng được nâng cao càng có điều kiện mở rộng giao lưu văn hóa. Đó là phép biện chứng của sự phát triển văn hóa trong cộng đồng xã hội. Việt Nam có nguồn gốc văn hóa bản địa, là một nền văn hóa nông nghiệp lúa nước (phi Hoa, phi Ấn), có quá trình giao lưu văn hoá với phương Bắc (1000 năm Bắc thuộc). Từ thời kỳ Đại Việt vẫn duy trì giao lưu văn hoá với các nước láng giềng, phía bắc với văn hoá Trung Hoa, phía Nam với văn hoá Chiêm Thành, Chân Lạp (Khơme). Trong 100 năm thuộc Pháp, chúng ta có điều kiện nhất định trong giao lưu với văn hoá Pháp, tuy bị cưỡng bức văn hoá nhưng do văn hoá bản địa có truyền thống lâu đời nên đã không Pháp hoá được văn hoá Việt Nam.

Những năm xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc chúng ta có một giai đoạn ảnh hưởng sâu sắc văn hóa của các nước Liên Xô, Đông Âu. Trong miền Nam Việt Nam có giai đoạn chịu ảnh hưởng văn hoá Mỹ.

Từ 1986 đến nay, với đường lối mở cửa “đa phương hoá, đa dạng hoá” trong quan hệ đối ngoại, đất nước ta có điều kiện giao lưu văn hoá với

rất nhiều nước trên thế giới, trước hết là các nước trong khu vực, trong châu lục. Để vừa kế thừa những giá trị văn hóa truyền thống, vừa tiếp nhận được những thành tựu của loài người, trong các nghị quyết của Đảng đều chỉ rõ: Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới. Trong đó vấn đề tiếp thu những giá trị văn hoá hiện đại, phổ biến ở lĩnh

Một phần của tài liệu Tiếp thu giá trị văn hóa của thế giới vào việc xây dựng văn hóa Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế hiện nay (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)