Tác động của hội nhập quốc tế đối với việc phát triển văn hóa giáo dục Việt Nam

Một phần của tài liệu Tiếp thu giá trị văn hóa của thế giới vào việc xây dựng văn hóa Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế hiện nay (Trang 38)

Những yếu tố tác động đến việc phát triển văn hoá giáo dục ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế đó là:

Bối cảnh thế giới

Hội nhập quốc tế là một xu thế khách quan trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại. Đó là quá trình tiến tới nhất thể hoá nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là kinh tế và xã hội.

- Về kinh tế, như chúng ta đã biết, kinh tế là nhân tố quan trọng đóng

vai trò quyết định đối với sự phát triển của văn minh nhân loại đồng thời tạo ra một sự thay đổi căn bản trong hoạt động kinh tế của con người, làm thay đổi tính chất và vị trí của thị trường. Nếu như trước đây, thị truờng mang tính chất quốc gia thì hiện nay, thị trường mang tính quốc tế. Về bản chất, hội nhập kinh tế là sự ra tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vượt qua mọi biên giới quốc gia và khu vực, tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong sự vận động phát triển hướng tới một nền kinh tế giới hội nhập và thống nhất đó là:

+ Tạo ra sự tự do hoá các yếu tố của tái sản xuất xã hội mang tính toàn cầu hoá được thể hiện qua tự do hoá thương mại đang trở thành nội dung quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế. Bằng chứng là, mục tiêu của các thể chế kinh tế thương mại song phưong, đặc biệt là WTO, đều tập trung giải

thương mại. Đây là quá trình dỡ bỏ dần những cản trở trong hoạt động thương mại, xóa bỏ sự phân biệt đối xử, tạo lập sự cạnh tranh bình đẳng, nhằm làm cho hoạt động thương mại trên phạm vi quốc tế ngày càng tự do hơn thông qua việc cắt giảm dần thuế quan; giảm bớt, tiến tới loại bỏ hàng rào phi thuế quan, như hạn ngạch nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu, quản lý ngoại hối, phụ thu hàng nhập khẩu, các loại lệ phí và nhiều cản trở vô hình khác; bảo đảm cạnh tranh công bằng và không phân biệt đối xử.

+ Đẩy mạnh tự do hóa các hoạt động tài chính và đầu tư quốc tế được đẩy mạnh. Toàn cầu hóa trong lĩnh vực tài chính được đẩy mạnh thông qua việc tự do hóa rộng rãi các giao dịch tài chính quốc gia và phát triển các thị trường tài chính quốc tế, hướng tới một thị trường tài chính mang tính toàn cầu. Tự do hóa tài chính bao gồm như: nới lỏng kiểm soát tín dụng; tự do hóa lãi suất; tự do hóa tham gia hoạt động ngân hàng và các dịch vụ tài chính trên toàn thế giới, không phân biệt biên giới; tự do hóa việc di chuyển của các luồng vốn quốc tế. Quá trình này dẫn đến hệ thống các nền tài chính quốc gia hội nhập và tùy thuộc, tác động lẫn nhau ngày càng mạnh mẽ.

+ Các công ty đa quốc gia (MNCs) ngày càng đóng vai trò quan trọng và chủ đạo trong các quan hệ kinh tế thế giới. Tính đến năm 2004, toàn thế giới có khoảng 63.000 công ty đa quốc gia với trên 800.000 chi nhánh. Các công ty đa quốc gia hiện chi phối hơn 80% giá trị thương mại quốc tế, chiếm hơn 90% tổng giá trị vốn đầu tư và thành tựu khoa học, công nghệ trên thế giới. Với sức mạnh ngày càng lớn, các công ty đa quốc gia ngày càng mở rộng ảnh hưởng, duy trì và nâng cao quyền lực kiểm soát trong các lĩnh vực quan trọng như tài chính, công nghệ, dịch vụ và lao động. Các công ty xuyên quốc gia chính là một nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hơn quá trình toàn cầu hóa kinh tế. Trong hơn một thập kỷ gần đây, các công ty xuyên quốc gia đã tăng cường hoạt động mua lại và sáp nhập, hình thành các

công ty quốc tế khổng lồ có ảnh hưởng ngày càng lớn đến quá trình phân công lao động quốc tế.

+ Hình thành ngày càng nhiều tổ chức liên kết kinh tế quốc tế ở những

cấp độ khác nhau (khu vực và thế giới) và vai trò quan trọng của WTO trong quá trình hội nhập kinh tế. Trong những thập kỷ gần đây, nền kinh tế thế giới đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của các hoạt động liên kết kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế đã thúc đẩy kinh tế phát triển với tốc độ cao, nếu nửa đầu thế kỷ XX, tổng GDP của thế giới tăng 2,7 lần, thì đến nửa cuối thế kỷ, tổng GDP thế giới đã tăng 5,2 lần. Đầu năm 1950, tỷ trọng thương mại trong GDP toàn cầu là 7%, thì hiện nay đã tăng lên hơn 50%. Năm 2004, tổng giá trị thương mại toàn cầu đạt hơn 22.267 tỉ USD, làm cho thương mại thực sự trở thành động lực chủ yếu thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế thế giới. Mặt khác quá trình hội nhập kinh tế dẫn đến việc những hàng rào kinh tế ngăn cách giữa các quốc gia dần được dỡ bỏ, điều này đã mở ra những cơ hội thị trường to lớn cho tất cả các nước, mà trước hết là thị trường xuất - nhập khẩu và cùng với các quan hệ trao đổi hàng hóa dịch vụ tăng lên mạnh mẽ là sự gia tăng nhanh chóng các dòng lưu chuyển của vốn đầu tư, công nghệ, kinh nghiệm quản lý,... được đẩy mạnh.

Vì vậy, việc tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế, các quốc gia có cơ hội to lớn trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, tiếp nhận được các công nghệ, kỹ thuật hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến của thế giới, đồng thời rút ngắn khoảng cách tụt hậu. Còn đối với các nước đang phát triển, hội nhập kinh tế đã tạo điều kiện cho các quốc gia nhanh chóng tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế. Từ đó hình thành nên một cơ cấu kinh tế hợp lý, hiệu quả và sức cạnh tranh cao, rút ngắn được tiến trình hiện đại hóa. Xu hướng phân công lao động quốc tế ngày nay đã chuyển dịch từ chiều dọc

sang phân công lao động theo chiều ngang, phân công theo chi tiết, theo quy trình sản xuất.

- Về mặt xã hội:

Những nhu cầu về kinh tế mà nền kinh tế trong tiến trình hội nhập kinh tế đã và đang mang lại những thay đổi to lớn trong thói quen lao động và lối sống của con người ở tất cả các quốc gia dân tộc. Sự phân hoá giàu nghèo, tệ nạn xã hội và tội phạm mang tính quốc tế… đang là vấn đề làm đau đầu các quốc gia dân tộc. Ví như không có một quốc gia dân tộc nào có thể làm ngơ trước sự lan truyền một cách nhanh chóng và rộng rãi của các đại dịch như HIV, AIDS, SARS, cúm gà, v.v..; của các nạn khủng bố, tội phạm quốc tế, v.v...

Bối cảnh Việt Nam.

- Về kinh tế: nằm trong nhóm các nước đang phát triển, Việt Nam bắt

đầu tiến hành mở cửa và hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới từ năm 1986. Nhờ chủ trương đổi mới, mở cửa, trong gần 25 năm qua, Việt Nam đã thu được những thành tựu hết sức to lớn trên tất cả các mặt của đời sống xã hội. Trên lĩnh vực kinh tế, Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực. Chẳng hạn, trong thập kỷ 70, tốc độ tăng trưởng GNP trung bình hàng năm của các nước trong khu vực là: 9,6% (Hàn Quốc), 8,3% (Hồng Kông), 7,9% (Malaixia), 7,2 % (Inđônêxia), 7,1% (Thái Lan), và 6% (Philippin). Nhưng từ năm 1980 đến 1991, tốc độ tăng GNP đã có sự thay đổi như: 9,6% (Hàn Quốc), 9,4% ở Trung quốc, 6,9% ở Hồng Kông, 5,7ở Malaixia, 5,6 ở Inđônêxia, 1,1% ở Philippin [35]. Còn ở Việt Nam từ năm 1985 đến 1996, tốc độ tăng trưởng là trên 8,5%, từ năm 2001 đến 2005, tốc độ đạt mức trên dưới 8%. Như vậy, nếu so sánh với các nước, các vùng lãnh thổ trong khu vực, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được xếp vào hàng cao nhất trong những năm gần đây.

Mặt khác, hội nhập kinh tế quốc tế góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cho sự nghiệp phát triển văn hóa dân tộc. Các khu công nghiệp, khu chế xuất mọc lên nhiều các liên doanh, liên kết kinh tế quốc tế mở rộng, các khu vui chơi giải trí, văn hóa, thể thao được nâng cấp, tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu học tập, thưởng thức văn hóa, nghệ thuật của nhân dân ngày càng cao.

Tuy nhiên, bên cạnh những cái được về kinh tế trong quá trình tác động của hội nhập kinh tế thì bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều mặt cần khắc phục. Trước hết: xét về mặt cơ cấu kinh tế, Việt Nam vẫn là nước nông nghiệp. Vì vậy, sản xuất nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế nước ta vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn. Sự dịch chuyển lao động từ nông nghiệp và nông thôn sang các ngành nghề khác còn rất khó khăn. Tỷ trọng dịch vụ có phần chững lại. Tỷ lệ lao động được đào tạo và có trình độ cao còn rất thấp. Sự lãng phí trong đầu tư còn quá lớn. Một thực trạng nữa là nền công nghiệp phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở hai đầu của đất nước. Người lao động có trình độ cao chủ yếu ở các thành phố lớn. Do vậy, sự phát triển công nghiệp ở các vùng sâu, vùng xa lại càng trở nên khó khăn.

Những tiềm năng của các thành phần kinh tế chưa được phát huy hết. Kinh tế nhà nước chưa làm tốt được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Kinh tế tập thể chậm phát triển. Kinh tế tư nhân chưa phát triển đúng với tiềm năng của nó nhằm tạo động lực cho toàn bộ nền kinh tế, v.v... Với những khó khăn như vậy để khắc phục được điều này thì phải phụ thuộc vào sự thành công của công cuộc đổi mới và sự chuẩn bị các nguồn lực cho quá trình hội nhập tiếp theo nếu không nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế ở Việt Nam là thực tế.

Một phần của tài liệu Tiếp thu giá trị văn hóa của thế giới vào việc xây dựng văn hóa Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế hiện nay (Trang 38)