Thực trạng việc tiếp thu những giá trị hiện đại, phổ biến trong văn hoá giáo dục thế giới vào phát triển văn hoá giáo dục nghề nghiệp và

Một phần của tài liệu Tiếp thu giá trị văn hóa của thế giới vào việc xây dựng văn hóa Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế hiện nay (Trang 57)

- Về xã hội:

2.2.2.Thực trạng việc tiếp thu những giá trị hiện đại, phổ biến trong văn hoá giáo dục thế giới vào phát triển văn hoá giáo dục nghề nghiệp và

đại học ở Việt Nam hiện nay

Trong quá trình hội nhập quốc tế, giáo dục Việt Nam được tiếp cận với những xu thế phát triển hiện đại, những kinh nghiệm tốt của giáo dục thế giới, đẩy mạnh hợp tác hoá trong quá trình giáo dục. Tuy nhiên việc tiếp thu những giá trị trong giáo dục như thế nào lại phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể của nước ta..

* Trong giáo dục nghề nghiệp của nước ta đã có những bước chuyển biến rất lớn do đã vận dụng những kinh nghiệm của thế giới đó là:

- Trước hết: người lao động được bồi dưỡng nâng cao trình độ nghề

nghiệp và đào tạo lại để chuyển đổi vị trí làm việc. Bởi vì ở nước ta nhân lực được đào tạo trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp dù đã có những chuyển đổi để thích nghi với nền kinh tế thị trường song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động, chưa gắn với việc làm. So với các nước, sản phẩm đào tạo nguồn nhân lực ở Việt Nam chất lượng còn hạn chế, thiếu tính cạnh tranh do năng lực hoạt động, năng lực chia sẻ và năng lực hoà nhập kém dù người Việt Nam không thiếu sự thông minh và cần cù. Đặc biệt so với các nước, người lao động ở nước ta ở mức rất thấp về sự thành thạo tiếng Anh và công nghệ cao vì vậy mà chỉ biết làm nghề lao động giản đơn.

Hơn nữa kinh tế Việt Nam chưa bắt kịp kinh tế của các nước đang phát triển. Lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn so với hai ngành công nghiệp và dịch vụ. Người lao động ít thay đổi nghề (62% lực lượng lao động

chưa bao giờ thay đổi việc làm - Khảo sát của Henaff, Martin năm 2006). Thương mại chiếm đa số trong việc chuyển đổi lao động và là điểm dừng chân chính cho những người rời bỏ nghề nghiệp ban đầu. Việc hầu hết người dân giữ nguyên công việc và nơi sinh sống do nhiều nguyên ngân chủ quan và khách quan. Trong đó, nguyên nhân quan trọng là sự lạc hậu, bất cập trong đào tạo nghề và sự phiến diện trong hướng nghiệp. Mặt khác, trong tiến trình hội quốc tế hiện nay thì kinh tế Việt Nam có những bước chuyển mạnh mẽ, việc thay đổi cơ cấu ngành nghề và trình độ của nhân lực lao động trong xã hội đã làm nảy sinh nhu cầu của người lao động. Đó là được bồi dưỡng nâng cao trình độ nghề nghiệp và đào tạo lại để chuyển đổi vị trí làm việc cũng như nghề nghiệp.

- Thứ hai: hình thức đào tạo nghề nghiệp phải gắn với nhu cầu của thị

trường lao động mà trước hết là gắn với người sử dụng lao động (các doanh nghiệp). Ở nhiều nước như Nhật Bản, Hàn Quốc... việc được đào tạo nghề được tiến hành trong công ty, xí nghiệp và đã chứng tỏ rất hiệu quả. Vì chúng ta thấy bao giờ cũng có sự chậm trể hơn về việc đào tạo so với nhu cầu sử dụng nên trong đào tạo nghề, có thể khắc phục bằng cách chia nhỏ các giai đoạn đào tạo hay thiết kế các modul thích ứng. Vì vậy sau khi các học viên hoàn thành các chương trình GDNN đều hy vọng sẽ có cơ hội tiếp tục được đào tạo lại nơi làm việc hay trong các cơ sở đào tạo tư thục hoặc công lập. Nên việc quản lý chương trình và nội dung đào tạo phải đảm bảo đầu vào linh hoạt và cơ hội đầu ra trong suốt cuộc đời. Mặt khác phải có định hướng về sự phát triển của các ngành nghề trong xã hội. Nhà nuớc phải xây dựng hệ thống thông tin về hướng phát triển của các ngành nghề, dự báo về nguồn nhân lực và thị trường lao động. Ở các nước phát triển như Pháp, Thụy Điển, Đan Mạch... hệ thống thông tin và dự báo này hoạt động khá tốt có cơ quan Nhà nước đảm trách công việc này. Ngoài ra người dân còn được cung cấp những

phần mềm tin học, những trang Web miễn phí về lĩnh vực nghề nghiệp. Còn ở Việt Nam việc đào tạo gắn với nhu nhu cầu của thị trường lao động cũng như các nước khác nhưng trước hết, cần gắn kết các trường lớp với các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp, các cơ sở kinh tế vì vậy cần có chính sách và cơ chế thích hợp để các trường, lớp này là những nguồn đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực trực tiếp cung cấp cho chính các đơn vị này và với sự phát triển về kinh tế - xã hội như hiện nay ở Việt Nam thì trình độ giáo dục nghề nghiệp, không thể dừng đào tạo ở các bằng cấp như hiện nay và đến lúc phải mở các trường chuyên nghiệp theo hướng thực hành cao ở trình độ cao đẳng và đại học.

- Thứ ba: hình thức đào tạo ra có thể thích ứng với nhiều loại hình nghề

nghiệp. Từ đó giáo dục nghề nghiệp phải chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhân lực phải đa năng... người lao động phải biết di chuyển kĩ năng, di chuyển cảm xúc khi di chuyển công việc.

Trong thời đại như hiện nay có nhiều thách thức lớn như thay đổi công nghệ, toàn cầu hoá, bất ổn định về kinh tế và suy giảm các nguồn lực, vấn đề cấp bách đặt ra là các bên liên quan cùng nhau xây dựng khuôn khổ pháp lý và các chính sách, thiết lập các cấu trúc mang tính thể chế và tái thiết kế các chương trình đào tạo nhằm đảm bảo GDNN đáp ứng đầy đủ nhu cầu khác nhau của mọi thành viên trong xã hội trong việc hoà nhập và tái hoà nhập vào thế giới việc làm.

Mặc dù tiếp thu những thành tựu về giáo dục của các nước trên thế giới nhưng thực trạng tiếp thu về giáo dục nghề nghiệp còn nhiều bất cập dù dạy nghề đã được phục hồi sau nhiều năm suy giảm. Năm 2007 quy mô tuyển sinh dạy nghề dài hạn và ngắn hạn đã tăng hơn 2 lần, tuyển sinh THCN tăng 2,1 lần so với năm 2000 đưa tổng số học sinh học nghề và THCN lên gần 2

triệu. Dạy nghề ngắn hạn và dạy nghề cho nông dân được mở rộng. Số trường dạy nghề và trường THCN tăng.

Đến nay hầu hết các tỉnh đều có trường dạy nghề, bước đầu phát triển các trường dạy nghề thuộc một số ngành kinh tế mũi nhọn. Mặc dù vậy, quy mô dạy nghề dài hạn và THCN còn thấp so với yêu cầu của thị trường lao động. Cơ cấu ngành nghề đào tạo còn mất cân đối. Mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp phân bố chưa hợp lý, còn tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn và các vùng kinh tế trọng điểm.

Kiến thức, kỹ năng của học sinh ở một số trường được đầu tư tương đương với trình độ tiên tiến trong khu vực. Tuy nhiên, nhìn chung chất lượng đại trà của giáo dục nghề nghiệp còn thấp, đặc biệt là về kỹ năng thực hành và tác phong công nghiệp. Xã hội và các cấp, các ngành chưa thực sự coi trọng giáo dục nghề nghiệp, nhiều học sinh chỉ coi trường dạy nghề, trường THCN là nơi trú chân để chờ thi vào ĐH, cao đẳng (CĐ).

Mặt khác một số chương trình, tài liệu dạy nghề đã được xây dựng theo phương pháp mới phù hợp với quy trình và công nghệ sản xuất hiện đại. Ở THCN, chương trình khung đang được xây dựng. Tuy vậy, tình trạng chung là thiếu giáo trình, giáo trình hiện có chưa bảo đảm liên thông giữa các cấp và các ngành đào tạo. Danh mục ngành nghề chưa được bổ sung, hoàn chỉnh. Hệ thống chuẩn đào tạo nghề chưa được ban hành.

Hơn nữa đội ngũ giáo viên các trường dạy nghề và THCN tăng chậm, tỷ lệ học sinh, giáo viên còn cao so với quy định . Đa số giáo viên còn hạn chế về kỹ năng thực hành, khả năng tiếp cận với công nghệ mới và phương pháp dạy học tiên tiến. Tỷ lệ giáo viên dạy nghề đạt chuẩn còn thấp, vào khoảng 69%.

Ngoài một số ít trường dạy nghề đang được tập trung đầu tư, xây dựng, còn phần lớn đều thiếu kinh phí, kể cả kinh phí mua thiết bị, nguyên liệu, vật liệu phục vụ việc thực hành của học sinh.

* Về giáo dục đại học

Bước vào thế kỷ XXI, Đảng ta xác định mục tiêu tổng quát chiến lược phát triển kinh tế xã hội, đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, thì chúng ta đã kịp thời cụ thể hoá chién lược đối với giáo dục trong đó giáo dục đại học có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển đất nước. Nó là nơi đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao chol đất nước, nơi tiếp cận tri thức ở mức cao nhất, nơi sản sinh ra tri thức mới, tư duy mới thúc đẩy một số lĩnh vực đi vào kinh tế tri thức, góp phần tạo ra những bước nhảy vọt về sản xuất, tiến bộ. Nó là nơi đào tạo các nhà giáo cho các bậc học thấp hơn. vì vậy giáo dục đại học có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của loài ngưòi đặc biệt ở giai đoạn hiện nay, khi khoa học công nghệ tiến bộ vượt bậc, kinh tế tri thức đang hình thành và phát triển. Vì thế giáo dục đại học nước ta không những phát triển mạnh mẽ mà còn tiếp thu những ưu điểm giáo dục đại học trên thế giới để thích ứng với điều kiện, khả năng và nhu cầu phát triển của xã hội mới và nhưng ưu điểm mà ước ta tiếp thu của ccác nước trên thế giới ở các điểm sau:

- Một là: về phương pháp giảng dạy đã có những chuyển biến tích cực là không bắt sinh viên thụ động bằng phương pháp thuyết trình truyền thống giáo viên truyền đạt kiến thức, độc thoại, pháp vấn hay đặt câu hỏi, giáo viên áp đặt kiến thức có sẵn, còn học viên thì học thuộc lòng và nhớ máy móc. Giáo viên độc quyền đánh giá và cho điểm mà đã có sự gắn kết các phương pháp hiện đại như phương pháp nêu câu hỏi, thảo luận cho sinh viên tự nghiên cứu, kết hợp viết bảng lẫn trình chiếu powerpoint mặt khác sinh viên tự tìm

kiếm tri thức, tự hoạt động theo cách riêng độc lập, sáng tạo và tự tìm ra kiến thức bằng hành động thao tác, giáo viên đối thoại với học viên, giáo viên hợp tác và trao đổi với học viên và giáo viên khảng định kiến thức do hoc viên tìm ra. Học sinh học cách học, cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề, cách sống và trưởng thành. Học sinh tự đánh giá và điều chỉnh làm cơ sở cho giáo viên cho điểm cơ động

- Hai là: Hình thức học trước đây hình thức học đại ở nước ta là toàn học ở trên lớp không có thời gian để tự học tập, nghiên cứu những với sự phát triển của công nghệ thông tin như hiện nay thìhình thức học này của chúng ta không được phù hợp với sự phát triển của đất nước và thế giới nữa nên ta đã phải đổi mới hình thức học ở bậc đại học học phù hợp đó là hình thức học tiến chỉ là hình thức học chuyển từ hệ thống chương trình đào tạo được qui định cứng nhắc sang hệ thống gần như hoàn toàn tự chọn có nghĩa là sinh viên tự mình lựa chọn chuyên ngành, tự mình xác định lĩnh vực quan tâm chủ yếu, còn trường đại học thì cần cung cấp nền giáo dục tổng quát, tức là “một chương trình đào tạo nhằm mục đích phổ biến những kiến thức tổng quát và phát triển năng lực trí tuệ nói chung, hơn là nhằm vào những kiến thức kỹ thuật hoặc kỹ năng nghề nghiệp chuyên biệt”.

- Ba là: Nội dung chưong trình học cũng đã có sự tiếp thu có chọn lọc ở các nước trên thế giới. Trước đây nội dung học của đại học chúng ta quá nặng về lý thuyết, không gắn nhiều với thực hành nhưng nay chúng ta đã có sự thay đổi lớn trong nội dung chưong trình học là đã giảm tải khung chương trình bằng cách giúp nguời học vừa học lý thuyết kết hợp thực hành và có sự đảm bảoyêu cầu liên thông với các chương trình giáo dục khác, đáp ứng được nhu cầu thị trường lao động đa dạng và tạo cơ hội học tập cho thanh niên. Mặt khác còn tiếp cận môđun vào thiết kế chương trình đào tạo, tăng cường các tri thức hiện đại, sử dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng đào tạo

nhưng vẫn đảm bảo tính truyền thống, kế thừa, phát triển nội dung chương trình đại học trên một nền học vấn rộng, hơn nữa còn đảm bảo kiến thức cơ bản, cập nhật tiến bộ khoa học, công nghệ, tăng cường năng lực hành nghề, năng lực tự học của ngưòi học phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế

Nói chung giáo dục đại học ở nước ta trong thời gian qua đã có những đổi mới theo hướng hội nhập với xu hướng phát triển của thế giới và bước đầu đã thu được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, việc đổi mới trong giáo dục đại học ở nước ta vẫn còn chậm, chưa tạo được bước đột phá mạnh mẽ trong khâu đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy nên nhìn chung chất lượng đào tạo vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội trong điều kiện của nền kinh tế tri thức. Đó là:

- Giáo dục nước ta hiện nay chủ yếu vẫn còn theo hình thức giáo dục truyền thống, chưa cấp chứng chỉ cho từng giai đoạn, đa số là các trường đào tạo đơn ngành. Mặt khác phương pháp giáo dục còn lạc hậu và chậm đổi mới. Kiến thức cơ bản về xã hội, kỹ năng thực hành và khả năng tự học của sinh viên còn kém, cách học trong nhà trường chủ yếu vẫn là truyền thụ một chiều, nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành, chưa phát huy được tinh thần tự học và tư duy sáng tạo của người học. Cách thức đánh giá, tổ chức thi cử chậm đổi mới, tạo ra tâm lý dạy và học để đối phó với thi cử, gây căng thẳng cho người học, người dạy, cho xã hội, làm chậm quá trình đổi mới phương pháp dạy và học trong nhà trường.

Hơn nữa các điều kiện bảo đảm cho giáo dục đại học Việt Nam phát triển theo các nước trên thế giới còn nhiều bất cập. Đội ngũ giảng viên vừa thừa vừa thiếu, chưa đồng bộ; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của một bộ phận còn thấp. Cơ sở thiếu và lạc hậu. Nguồn lực tài chính cho giáo dục chưa bảo đảm nhu cầu để phát triển giáo dục đại học theo với các nước trên thế giới.

- Việc học theo hình thức tín chỉ, mặc dù đã được các trường đại học ở nước ta thực hiện nhưng do cơ sở vật chất và về số lượng lẫn chất lượng của giảng viên nên việc học theo hình thức tín chỉ còn nhiều bất cập như chúng ta chưa đủ số lượng giảng viên để cho sinh viên lựa chọn mặt khác chất lượng giảng viên cũng chưa đáp ứng được việc hcọ theo tín chỉ, cơ sở vật chất chưa đủ để có chỗ cho những sinh viên học theo tín chỉ. Do đó mặc dù học theo hình thức tín chỉ nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cho các trường đại học xem lại cách học và dạy theo hình thức này. Nội dung hình thức học này áp dụng vào Việt Nam cũng còn chưa tốt, các sinh viên vẫn học theo thời gian như trước đây và phải học liên tục sau đó phải thi tốt nghiệp mới được nhận bằng tốt nghiệp. Còn ở các nước trên thế giới học theo hình thức này, người học không phải theo học liên tục thời gian mà có thể tích luỹ kiến thức bằng học phần, tín chỉ của chương trình chuẩn. Khi tích luỹ đủ học phần, tín chỉ theo quy định và giới hạn thời gian, người học sẽ được nhận bằng tốt nghiệp hoặc tín chỉ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nội dung chương trình còn quá nặng so với thời gian đào tạo, mặc dù đã có sự xen kẽ giữa học lý thuyết và thực hành nhưng do cơ sở vật chất chưa

Một phần của tài liệu Tiếp thu giá trị văn hóa của thế giới vào việc xây dựng văn hóa Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế hiện nay (Trang 57)