Phương hướng của Đảng về phát triển giáodục

Một phần của tài liệu Tiếp thu giá trị văn hóa của thế giới vào việc xây dựng văn hóa Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế hiện nay (Trang 66)

- Về xã hội:

2.3.1. Phương hướng của Đảng về phát triển giáodục

Có thể nói là chưa bao giờ ở Việt Nam những cuộc thảo luận về giáo dục lại sôi nổi và rộng khắp như hiện nay. Đó không phải do ý muốn của ngành giáo dục mà là do chính yêu cầu của cuộc sống. Việt Nam đã gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn kinh tế thị trường. Vấn đề này không còn bàn cãi nữa. Nhưng giáo dục trong xã hội chuyển sang kinh tế thị trường, và rộng hơn là trong bối cảnh hội nhập quốc tế, thì lại đang đặt ra nhiều vấn đề tranh cãi gay gắt.

Hội nhập quốc tế đối với Việt Nam, không mang tính chất cưỡng bức, áp đặt mà là một cơ hội, mang tính tất yếu. Mặt khác nó còn mang lại cho giáo dục Việt Nam nhiều cái lợi. Trước hết nó đặt giáo dục Việt Nam trong bức tranh chung của giáo dục các nước trên thế giới, để từ đó giáo dục Việt Nam nhận ra mình đang đứng ở đâu, hay dở chỗ nào. Lâu nay trong một xã hội khép kín chúng ta dễ bằng lòng với chính mình, “Mẹ hát con khen hay”.

Việc du nhập kinh nghiệm của các nền giáo dục phát triển không chỉ có tác dụng nêu gương mà còn tạo ra những “cú hích” cần thiết để phá vỡ những khuôn mẫu đã cũ kỹ, lạc hậu, từ triết lý giáo dục, nội dung chương trình đến

phương pháp giảng dạy, tổ chức trường học… Những kinh nghiệm tiên tiến ấy sẽ góp phần hiện đại hoá nền giáo dục Việt Nam, nối kết giáo dục Việt Nam với các nền giáo giáo dục trên thế giới, mở rộng tầm nhìn và bậc thang giá trị vượt ra biên giới quốc gia và dân tộc, hướng tới những chuẩn mực chung, có tính chất toàn nhân loại, từ đó đào tạo nên những con người không bị bó hẹp trong lối suy nghĩ cục bộ mà biết tư duy có tính chất toàn cầu, có tinh thần dân chủ, có khả năng hợp tác, có thể làm việc trong môi trường quốc tế.

Vì vậy, một mặt, chúng ta vẫn phải giữ gìn những tinh hoa truyền thống giáo dục của dân tộc mình, đồng thời phải tiếp thu những tinh hoa của các nền giáo dục hiện đại để phát triển giáo dục nhằm nâng tầm giáo dục dân tộc ngang tầm với nền giáo dục các nước trong khu vực và thế giới. Mặt khác phải biết vận dụng những kinh nghiệm của các nước trên thế trong điều kiện đặc thù của đất nước để phát triển giáo dục một cách đồng bộ. Đây là nguyên tắc vô cùng quan trọng để đưa những kinh nghiệm giáo dục của các nước trên thế giới vào việc phát giáo dục ở nước ta được thành công để giáo dục Việt Nam có thể hội nhập và sánh vai với các cường quốc năm châu.

Với những nội dung như trên, Đảng ta đã chỉ ra những phương hướng chung về phát triển văn hoá giáo dục ở Việt Nam trong thời gian tới đó là: - Về mục tiêu: Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, có lý tưởng, đạo đức, có tính tổ chức và kỷ luật, có ý thức cộng đồng và tính tích cực cá nhân, làm chủ tri thức hiện đại, có tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp và có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Với giáo dục đại, mục tiêu tổng quát của công cuộc đổi mới giáo dục đại học trong 15 năm tới là: đến năm 2020, giáo dục đại học phải có bước chuyển cơ bản về chất lượng và quy mô; năng lực cạnh tranh của từng trường

và của toàn hệ thống được nâng cao; thích ứng và hoạt động có hiệu quả trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; trên cơ sở đó, thực hiện tốt sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, có phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn và hoạt động xã hội đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu học tập của nhân dân, góp phần nâng cao tiềm năng trí tuệ của dân tộc, nâng cao sức cạnh tranh của nguồn nhân lực và của nền kinh tế đất nước; xây dựng một số trường đại học đạt đẳng cấp quốc tế.

Xây dựng đề án thành lập trường đại học đẳng cấp quốc tế, dự kiến trình đề án vào tháng 12/2006. Năm 2007 bắt đầu triển khai xây dựng trường (cơ sở vật chất, kế hoạch và chương trình đào tạo), tổ chức bộ máy và khung nhân sự nhà trường để năm 2008 có thể bắt đầu tuyển sinh một vài ngành đầu tiên.

Với giáo dục nghề nghiệp, ngành giáo dục đặt mục tiêu đến năm 2020 có khoảng 30% số học sinh tốt nghiệp THPT được học trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Với giáo dục thường xuyên, năm 2010 phấn đấu tăng tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi 15 trở lên đạt 96%, đến năm 2015 là 97% và 98% vào năm 2020.

- Về quan điểm chỉ đạo: Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân. Phát triển giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và củng cố quốc phòng, an ninh.

- Các nhiệm vụ trọng tâm là: Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục; phát triển quy mô giáo dục cả đại trà và mũi nhọn trên cơ sở đảm bảo chất lượng và điều chỉnh cơ cấu đào tạo, gắn đào tạo với sử dụng; thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục; đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và xây dựng xã hội học tập.

Một phần của tài liệu Tiếp thu giá trị văn hóa của thế giới vào việc xây dựng văn hóa Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế hiện nay (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)