Giả thuyết nghiên cứu:

Một phần của tài liệu Quản trị doanh nghiệp và chính sách cổ tức Bằng chứng tại các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam (Trang 40)

b. Biến giải thíc h:

3.2.3.Giả thuyết nghiên cứu:

Đối với câu hỏi nghiên cứu thứ nhất về việc giữa lý thuyết kết quả hay lý thuyết thay thế, lý thuyết nào giải thích tốt hơn về tác động của Quản trị doanh nghiệp lên chính sách cổ tức, luận văn đặt giả thuyết là đối với các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, lý thuyết thay thế giải thích tốt hơn vì những lập luận sau:

- Thứ nhất mặc dù các bài nghiên cứu trước có những kết quả không thống nhất nhau, tuy nhiên, nhìn chung, các bài nghiên cứu có mẫu nghiên cứu bao gồm nhiều quốc gia thì kết quả thường ủng hộ lý thuyết kết quả (LLSV, 2000; Faccio et al., 2001; và Mitton, 2004). Trong khi các bài nghiên cứu có mẫu gồm các doanh nghiệp trong cùng một quốc gia thì kết quả thường ủng hộ lý thuyết thay thế (Hu và Kumar, 2004; Jiraporn và Ning, 2006; Officer, 2006; Chang và Dutta, 2012; Mansourinia, 2013).

- Thứ hai, trong nghiên cứu về tác động của quản trị doanh nghiệp lên chính sách cổ tức trong mối tương quan với hệ thống luật pháp giữa các quốc gia của Mitton (2004), tác giả cho thấy rằng ở các quốc gia theo hệ thống luật dân sự (civil law) thì quản trị doanh nghiệp sẽ có tác động ngược chiều lên chính sách cổ tức (lý thuyết thay thế). Và Việt Nam được xem là quốc gia theo hệ thống luật dân sự nên luận văn đặt giả thuyết lý thuyết thay thế giải thích tốt hơn về tác động của Quản trị doanh nghiệp lên chính sách cổ tức

Đối với câu hỏi nghiên cứu thứ hai về tác động của các nhân tố liên quan đến Quản trị doanh nghiệp bao gồm quy mô HĐQT, tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập, tính chất kiêm nhiệm của CEO, tỷ lệ sở hữu cổ phần của CEO và các nhân tố liên quan đến đặc điểm công ty gồm quy mô công ty, giá trị thị trường trên giá trị sổ

sách, lợi nhuận ròng trên tổng tài sản, đòn bẩy đến tỷ lệ chi trả cổ tức của doanh nghiệp như thế nào? Luận văn đặt giả thuyết chính sách cổ tức bị tác động bởi các nhân tố liên quan đến quản trị doanh nghiệp theo hàm ý từ lý thuyết thay thế, tức là việc chi trả cổ tức của doanh nghiệp tăng theo quy mô HĐQT, việc kiêm nhiệm vị trí chủ tịch HĐQT của CEO, và tỷ lệ sở hữu vốn cổ phần của CEO, đồng thời, việc chi trả cổ tức giảm theo tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập.

3.3. Phương pháp nghiên cứu

Bước 1: Thống kê mô tả biến phụ thuộc và các biến giải thích của mô hình để đưa ra các nhận định ban đầu về đặc điểm của mẫu nghiên cứu:

- Xu hướng biến động của tỷ suất cổ tức bình quân theo thời gian: Xu hướng biến động của mẫu nghiên cứu trong luận văn này có thống nhất với xu hướng biến động ở các bài nghiên cứu ở các quốc gia khác? - Phân phối mẫu: Giá trị bình quân, trung vị, độ lệch chuẩn của các biến. Bước 2: Kiểm định mức độ tác động của các biến giải thích đến biến phụ thuộc và ý nghĩa thống kê của các tham số hồi quy: Lựa chọn mô hình hồi quy phù hợp giữa mô hình hồi quy gộp (Pooled model), mô hình tác động cố định (Fixed Effect Model – FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effect Model – REM) bằng phương pháp kiểm định F-limer test và kiểm định Hausman test. Dữ liệu bảng là dạng dữ liệu có nhiều ưu điểm nhưng gây nhiều khó khăn cho người nghiên cứu khi ước lượng. Giả sử mô hình hồi quy đơn giản của dữ liệu bảng có dạng sau:

(3.2) i là các đơn vị chéo (i = 1,2,3,…N) t là đơn vị thời gian (t = 1,2,3,..T)

Có 3 phương pháp phổ biến dùng để hồi quy dữ liệu bảng:

o Phương pháp hồi quy gộp (Pooled Regression): Đây là phương pháp đơn giản nhất khi hồi quy dữ liệu bảng vì không kể đến tính chất không gian và thời gian của dữ liệu, tức xem Các hệ số không thay đổi theo thời gian và không gian.

o Phương pháp tác động cố định (FEM): Đây là phương pháp được dùng khả phổ biến. Trong phương pháp này, hệ số chặn thay đổi theo không gian (i1). Mỗi công ty sẽ có một hệ số chặn riêng. Kỹ thuật để tính toán hệ số gốc thay đổi lả dùng cách đặt biến giả:

1        

, 1 1 2 2 3 ... 1

i t D D Di (3.3)

Sẽ có (N-1) biến giả theo không gian.

o Phương pháp tác động ngẫu nhiên (REM): Trong phương pháp tác động ngẫu nhiên REM, chỉ có một hệ số gốc chung cho các quan sát, là giá trị trung bình của NxT quan sát. Chênh lệch ngẫu nhiên ở hệ số gốc sẽ được đưa vào sai số i,t .

Hệ số gốc trong mô hình (3.2) được viết lại như sau :

i t i t

1 1

, ,

   (3.4)

Phương trình (3.2) được viết lại dưới dạng :

i t i t i t i t

Y, 12X1, 3X2, , (3.5)

Đầu tiên, dùng kiểm định F-limer test để kiểm định sự phù hợp giữa mô hình FEM và Pool với giả thuyết H0 là kiểm định FEM là dư thừa, tức không cần xét khác biệt mang tính cá nhân.

- Nếu giả thuyết H0 được chấp nhận, tức mô hình Pool phù hợp hơn, và lúc này không cần kiểm định REM nữa.

- Nếu giả thuyết H0 bị bác bỏ, lúc này mô hình FEM là phù hợp hơn Pool. Và vì vậy, sẽ tiến hành bước tiếp theo là chọn giữa FEM và REM bằng Hausman test.

Kiểm định Hausman (1978) với giả thuyết H0 là không có sự khác biệt giữa ước lượng bằng mô hình FEM và REM:

- Nếu giả thuyết H0 được chấp nhận, tức không có sự khác biệt giữa ước lượng theo FEM và REM. Lúc này, REM sẽ được chọn do không làm giảm bậc tự do của mô hình.

- Nếu giả thuyết Ho bị bác bỏ, tức có sự khác biệt giữa ước lượng theo FEM và REM. Và khi đó, mô hình FEM là phù hợp hơn vì lúc này ước lượng theo REM sẽ bị chệch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước 3: Khắc phục các vấn đề trong xử lý dữ liệu bảng. Trong dữ liệu bảng, có 2 vấn đề lớn cần khắc phục đó là tự tương quan và phương sai thay đổi. Hậu quả của 2 hiện tượng này đều khá nghiêm trọng, có thể làm sai lệch đáng kể kết quả hồi quy, tham số ước lượng nếu không được xử lý.

Vấn đề tự tương quan thường chỉ xảy ra trong mô hình REM vì mô hình này quan tâm đến cả những khác biệt của riêng các đối tượng phân tích qua thời gian đóng góp vào mô hình. Nhưng bù lại, REM lại loại bỏ tốt yếu tố phương sai thay đổi.

Ngược lại với mô hình REM, mô hình FEM cố tính tác động theo thời gian, do đó, yếu tố tự tương quan gần như không có trong mô hình này. Trong khi đó, FEM xét đến các khác biệt cá nhân giữa các công ty trong mẫu nên vấn đề phương sai thay đổi lại là vấn đề tiềm tàng cần giải quyết trong mô hình này.

Do đó, nếu kết quả kiểm định ở bước 2 xác định mô hình hồi quy phù hợp là REM thì luận văn sẽ khắc phục tự tương quan còn nếu mô hình hồi quy phù hợp là FEM thì luận văn sẽ khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi trong phần dư.

Một phần của tài liệu Quản trị doanh nghiệp và chính sách cổ tức Bằng chứng tại các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam (Trang 40)