Kiến nghị đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Hội sở Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Trang 45)

Trên thực tế thì các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam không có sự hiểu biết đầy đủ về giao dịch kinh tế quốc tế. Khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với rủi ro rất lớn xuất phát từ sự kém hiểu biết, kém thông tin khi giao dịch với những đối tác nước ngoài luôn có sự chuẩn bị đầy đủ kĩ càng. Đây là một hạn chế lớn mà các doanh nghiệp cần phải khắc phục ngay trước khi tham gia vào sân chơi quốc tế. Do đó, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần:

o Bồi dưỡng, nâng cao và hoàn thiện trình độ nghiệp vụ ngoại thương của nhân viên, hiểu biết đầy đủ về quy trình nghiệp vụ TTQT và các văn bản quốc tế: UCP 600, Incoterms 2000…Doanh nghiệp có thể tạo điều kiện cho nhân viên tham gia những khóa đào tạo nâng cao ở trong và ngoài nước hoặc mời những chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động TTQT giảng dạy,

truyền đạt lại những kinh nghiệm.

o Hoàn thiện công tác quản lý và hoạt động sản xuất nhằm tạo tình hình tài chính, kinh doanh tốt thuận lợi cho hoạt động mở, thanh toán L/C. Doanh nghiệp cần xây dựng cho riêng mình một phương án sản xuất kinh doanh tốt; đặt ra mục tiêu trong từng tháng, quý, năm để thực hiện. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần hoàn thiện, nâng cao công tác quản lý với mục đích vận hành tốt bộ máy doanh nghiệp, tạo điều kiện cho nhân viên có một môi trường làm việc thuận lợi, phát huy được năng lực bản thân tốt nhất. Ngoài ra, doanh nghiệp cần minh bạch hóa hệ thống kế toán, minh bạch hóa tài chính tạo điều kiện cho NH trong công tác thẩm định, đánh giá khách hàng.

o Duy trì mối quan hệ tín dụng tốt với Ngân hàng đại diện sẽ tạo thuận lợi trong khâu tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng tài trợ hoạt động xuất nhập khẩu. Trên thực tế các Ngân hàng thương mại luôn có chiến lược phân chia khách hàng: nhóm khách hàng quen thuộc, an toàn; nhóm khách hàng đã từng giao dịch, tồn tại rủi ro; nhóm khách hàng lần đầu có mối quan hệ tín dụng…Do đó, việc duy trì tốt mối quan hệ với NH tạo điều cho doanh nghiệp XNK tiếp cận với những ưu đãi trong hoạt động mở, thanh toán L/C; dễ dàng hơn trong việc tiếp cận những nguồn vốn tài trợ xuất nhập khẩu.

o Chú trọng khâu tìm hiểu, đánh giá thị trường quốc tế, bạn hàng nước ngoài: lựa chọn những đối tác tiềm năng, uy tín, tình hình sản xuất kinh doanh tốt… để tiến hành các hoạt động giao dịch kinh tế quốc tế. Doanh nghiệp tìm hiểu thông qua nguồn thông tin tự có hoặc từ phía Ngân hàng đại diện, Ngân hàng Trung Ương, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam…Ngoài ra, doanh nghiệp nên tự xây dựng cho riêng mình một chiến lược khách hàng dựa trên những tiêu chí nhất định nhằm phân loại: Đối tác đã từng hoặc chưa từng hoạt động giao dịch, đối tác quen thuộc lâu năm; hiệu quả trong từng lần giao dịch… nhằm hạn chế những rủi ro sẽ gặp phải trong giao dịch quốc tế.

KẾT LUẬN

Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phục hồi lại tốc độ tăng trưởng, hoạt động kinh tế đối ngoại đang được đẩy mạnh và nhận được rất nhiều sự quan tâm của các Bộ, ngành, chính phủ và Ngân hàng Trung Ương. Các doanh nghiệp Việt Nam đang chú trọng vào hoạt động xuất nhập khẩu, tìm kiếm những bạn hàng đối tác và thị trường mới trên thế giới; năm 2010, dự báo kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 60 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu đạt 70 tỷ USD. Để thực hiện được mục tiêu đó cần phải có sự tham gia của các Ngân hàng thương mại trong hoạt động thanh toán quốc tế, với chức năng là người đại diện đảm bảo quyền lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam trong các hoạt động giao dịch quốc tế.

Do nhận thức được xu hướng phát triển đó, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam đang ngày càng hoàn thiện hệ thống thanh toán quốc tế nói chung và theo phương thức chứng từ nói riêng, luôn là Ngân hàng tiên phong trong việc áp dụng các phần mềm hiện đại, tiên tiến nhằm đáp ứng những đòi hỏi về sự nhanh chóng và chính xác trong hoạt động thanh toán hiện nay. Tuy nhiên, hoạt động thanh toán theo phương thức chứng từ luôn tồn tại những rủi ro do nhiều nguyên nhân khác nhau mà Ngân hàng phải đối mặt và tự xây dựng cho riêng mình một chiến lược nhằm hạn chế những rủi ro phát sinh trong quá trình tác nghiệp.

Trên cơ sở kiến thức và thực tiễn trong quá trình thực tập tại Ngân hàng TechcomBank, đề tài của em giải quyết được các nội dung sau: trước hết giới thiệu chung về lịch sử hình thành và phát triển và tổng quan hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng, sau đó tiến hành phân tích thực trạng và rủi ro, đánh giá và nguyên nhân tồn tại trong hoạt động thanh toán quốc tế theo

phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TechcomBank và dựa trên những nguyên nhân còn tồn tại đưa ra giải pháp nhằm hạn chế những rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Hội sở Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam.

Mặc dù đã cố gắng nhưng chuyên đề thực tập cuối khóa của em chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Em xin chân thành mong nhận được những lời góp ý của các thầy cô trong Khoa Thương mại và kinh tế quốc tế Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến (2008) “Giáo trình Thanh toán Quốc tế”.

2. PGS.TS Nguyễn Thị Thu Thảo (2009) “Giáo trình Nghiệp vụ Thanh Toán Quốc Tế”.

3. Tạp chí Ngân hàng số 8/2009

4. “Điều kiện thương mại quốc tế” Incoterms 2000.

5. “Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” UCP 600.

6. Tài liệu “Hướng dẫn sử dụng nguồn vốn vay của Ngân hàng đại lý để tài trợ L/C nhập khẩu” của Ngân hàng TechcomBank.

7. Tài liệu “Hướng dẫn thẩm định phát hành/ điều chỉnh thư tín dụng nhập khẩu” của Ngân hàng TechcomBank.

8. Báo cáo tài chính của Ngân hàng TechcomBank 2005-2010* (* Quý I/ 2010)

9. Báo cáo đánh giá công tác nhiệm kỳ 2006-2009 của Ban Kiểm Soát Ngân hàng TechcomBank.

10. Tài liệu “Phương án tăng vốn điều lệ năm 2010” của Ngân hàng TechcomBank.

11. Tài liệu “Báo cáo của Ban Kiểm Soát TechcomBank tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2010”.

12. Trang Tin tức kinh doanh và tài chính- Business & financial news (Vneconomy.vn).

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...4

CHƯƠNG 1 ...7

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM...7

1.1 LỊCHSỬHÌNHTHÀNHVÀPHÁTTRIỂNCỦA NGÂNHÀNG THƯƠNGMẠI CỔPHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM...7

1.2 CƠCẤUTỔCHỨCCỦA NGÂNHÀNG THƯƠNGMẠI CỔPHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM ...10 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.3 MỘTSỐKẾTQUẢHOẠTĐỘNGKINHDOANHCỦA NGÂNHÀNG THƯƠNGMẠI CỔPHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM ...11

1.4 TỔNGQUANVỀHOẠTĐỘNGTHANHTOÁNQUỐCTẾTẠI NGÂNHÀNG THƯƠNGMẠI CỔPHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM...14

CHƯƠNG 2...20

THỰC TRẠNG VÀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI HỘI SỞ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ...20

CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM...20

2.1 QUITRÌNHTHANHTOÁNTHEOPHƯƠNGTHỨCTÍNDỤNGCHỨNGTỪTẠI NGÂNHÀNG THƯƠNGMẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM ...20

2.1.1 Qui trình thanh toán L/C nhập khẩu...20

2.1.2 Qui trình thanh toán L/C xuất khẩu...22

2.2 RỦIROTRONGHOẠTĐỘNGTHANHTOÁNTHEOPHƯƠNGTHỨCTÍNDỤNGCHỨNGTỪTẠI NGÂNHÀNG THƯƠNGMẠI CỔPHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM...23

2.2.1 Rủi ro trong hoạt động tác nghiệp ...24

2.2.2 Rủi ro về đạo đức...25

2.2.3 Rủi ro về hàng hóa trong quá trình vận chuyển...27

2.2.4 Rủi ro quốc gia...28

2.3 CÁCBIỆNPHÁPMÀ NGÂNHÀNG THƯƠNGMẠI CỔPHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAMSỬDỤNGĐỂHẠN CHẾRỦIROTRONGPHƯƠNGTHỨCTHANHTOÁNTÍNDỤNGCHỨNGTỪ...28

2.3.1 Các biện pháp về nghiệp vụ...28

2.3.2 Các biện pháp về tổ chức ...31

2.4 ĐÁNHGIÁBIỆNPHÁPHẠNCHẾRỦIROTHEOPHƯƠNGTHỨCTHANHTOÁNTÍNDỤNGCHỨNGTỪTẠI NGÂNHÀNG THƯƠNGMẠI CỔPHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM...32

2.4.1 Ưu điểm...32

2.4.3 Nguyên nhân ...35

CHƯƠNG 3 ...36

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ ...36

NHỮNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI HỘI SỞ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ...36

KỸ THƯƠNG VIỆT NAM...36

3.1. ĐỊNHHƯỚNGHOẠTĐỘNGKINHDOANHCỦA NGÂNHÀNG THƯƠNGMẠI CỔPHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAMTRONGNĂM 2010...36

3.1.1. Định hướng chung...36

3.1.2 Định hướng trong hoạt động thanh toán quốc tế ...37

3.2. GIẢIPHÁPNHẰMHẠNCHẾRỦIROTRONGTHANHTOÁNTÍNDỤNGCHỨNGTỪTẠI NGÂNHÀNG TECHCOMBANK...38

3.2.1 Nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên...38

3.2.2 Hoàn thiện, hiện đại hóa hệ thống công nghệ được sử dụng trong Ngân hàng...39

3.2.3 Hoàn thiện Trung tâm Thông tin Ngân hàng...41 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.4 Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ...42

3.3 MỘTSỐKIẾNNGHỊGÓPPHẦNTHỰCHIỆNGIẢIPHÁP...42

3.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước...42

3.3.2 Kiến nghị đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu...45

KẾT LUẬN...47

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

1. NH: Ngân hàng

2. TCB: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (TechcomBank)

3. TTQT: Thanh toán quốc tế

4. NXK: Nhà Xuất Khẩu

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TechcomBank trong giai đoạn 2006-2009...12 Bảng 1.2: Thu phí từ hoạt động TTQT của Ngân hàng TechcomBank trong

giai đoạn 2005-2010*...16 Bảng 1.3: Tình hình thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng

TechcomBank trong giai đoạn 2007- 2010*...18 Bảng 1.4: Tỷ trọng L/C nhập khẩu và L/C xuất khẩu tại Ngân hàng

TechcomBank trong giai đoạn 2005- 2010*...18 Bảng 2.1: Tổng giá trị thiệt hại phát sinh từ rủi ro L/C tại Ngân hàng

TechcomBank trong giai đoạn 2005- 2010*...24 Bảng 3.1: Chỉ tiêu kế hoạch của Ngân hàng TechcomBank trong ...36 năm 2010 36

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Hội sở Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Trang 45)