Các biện pháp về nghiệp vụ

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Hội sở Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Trang 28)

Hiện nay, hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ ngày càng được sử dụng phổ biến rộng rãi. Cùng với đó, những rủi ro mà Ngân hàng gặp phải cũng ngày đa dạng và phức tạp. Sau 17 năm tham gia hoạt động TTQT, Ngân hàng TechcomBank đang dần từng bước hoàn thiện, hạn chế những rủi

ro trong phương thức thanh toán theo L/C bằng những biện pháp cụ thể sau: o Khi một doanh nghiệp xuất nhập khẩu xin mở L/C tại TCB sẽ do Chuyên viên khách hàng tại Phòng Tín Dụng tiến hành thẩm định. Công tác thẩm định được tiến hành dựa trên những nguyên tắc nhất định được ghi trong văn bản hướng dẫn của TCB: thẩm định hồ sơ tư cách pháp nhân, lịch sử hình thành và phát triển, quan hệ tín dụng, tiền ký quỹ….Đây là một công việc quan trọng, khi đó TCB có thể đánh giá được mức độ rủi ro của đối tác để từ đó có hướng xử lý phù hợp. Trong văn bản “Hướng dẫn thẩm định L/C” của TCB xét riêng L/C nhập khẩu qui định rõ: Đối với những L/C trả ngay, trả chậm tiến hình thẩm định theo các bước sau:

• Thẩm định tính chất pháp lý của hồ sơ đề nghị phát hành/ điều chỉnh L/C của khách hàng.

• Thẩm định phương án kinh doanh kèm theo đề nghị phát hành L/C nhập khẩu của khách hàng (thẩm định phương án sử dụng hàng hóa đầu vào, hàng hóa đầu ra và thẩm định hiệu quả kinh doanh).

• Thẩm định khả năng thanh toán L/C khi đến hạn thanh toán của Ngân hàng (trường hợp L/C thanh toán bằng vốn vay TechcomBank và trường hợp L/C thanh toán bằng vốn tự có).

• Thẩm định các rủi ro tín dụng có thể xảy ra khi thực hiện nghiệp vụ phát hành/ điều chỉnh L/C nhập khẩu.

• Kiến nghị, đề xuất các điều kiện phát hành/ tu chỉnh L/C cho khách hàng.

o Hiện nay, tất cả các L/C nhập khẩu đều phải có bảo hiểm cho hàng hóa cho dù NNK nhập hàng theo điều kiện giao hàng mà không bắt buộc họ phải mua, trên hợp đồng bảo hiểm người hưởng lợi là TCB. Biện pháp này rất hữu hiệu đối với NH, tránh được những thiệt hại về hàng hóa

trong quá trình vận chuyển.

o Hiện nay tại TCB, trong hoạt động tài trợ L/C nhập khẩu, khách hàng là các doanh nghiệp mở L/C tại TCB phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện mở L/C theo quy trình phát hành/ điều chỉnh thư tín dụng và các quy định có liên quan khác của TechcomBank. Để hạn chế những rủi ro sẽ gặp phải, TechcomBank đưa ra những yêu cầu, điều kiện đối với những khách hàng được tài trợ L/C nhập khẩu:

• Khách hàng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện mở L/C theo quy định tại Quy trình phát hành, điều chỉnh L/C của TechcomBank.

• Khách hàng đang sử dụng các dịch vụ thanh toán quốc tế và tín dụng của TechcomBank, hiện tại không có nợ quá hạn tại TechcomBank.

• Ưu tiên các L/C nhập khẩu từ 500.000 USD quy đổi trở lên.

• Đối với các yêu cầu phát hành L/C trả chậm thanh toán bằng vốn tự có thời hạn trả chậm tối đa là 180 ngày.

• Đối với L/C thanh toán bằng vốn vay, thời hạn vay vốn phải thỏa mãn điều kiện sau:

- Đối với L/C trả ngay: tối đa 180 ngày tính từ ngày thanh toán bộ chứng từ cho đến ngày khách hàng trả nợ.

- Đối với L/C trả chậm: tối đa 180 ngày bao gồm cả thời hạn trả chậm của L/C.

- Đối với các nhu cầu vay vốn để mở L/C thỏa mãn các điều kiện trên, ưu tiên giải ngân cho khách hàng vay bằng đồng USD hoặc ngoại tệ khác mà Ngân hàng tài trợ đồng ý tài trợ.

o Hiện nay Ngân hàng TechcomBank không có một quy định cụ thể về tỷ lệ các loại mặt hàng trong việc mở L/C, nhưng lãnh đạo của TCB cùng với trưởng phòng phòng TTQT, trưởng phòng phòng Tín Dụng và các cán bộ kiểm soát luôn theo dõi tỷ lệ này một cách thường xuyên. Khi nhận thấy việc mở L/C chỉ tập trung vào một nhóm mặt hàng mà nhóm mặt hàng này lại thường có biến động mạnh về giá cả thì sẽ ngay lập tức có những biện pháp điều chỉnh để cân đối lại cơ cấu danh mục hàng hóa trong thanh toán L/C.

o Hiện tại Ngân hàng TechcomBank đang sử dụng phần mềm Hệ thống Ngân hàng lõi T24 Core Banking của hãng Temenos của Thụy Sỹ. T24 Core Banking là một giải pháp mang tính tùy biến cao, sẽ cho phép nhanh chóng phát triển sản phẩm mới, kịp thời cải tiến các quy trình hiện có để đáp ứng nhu cầu thị trường. T24 có thể tự động hóa các lịch trình công việc, do vậy cho phép phản hồi nhanh các yêu cầu của khách hàng. Dựa trên T24, việc quản lý dữ liệu khách hàng, xây dựng các sản phẩm mới, tạo báo cáo về hoạt động ngân hàng... sẽ rất nhanh chóng và có hệ thống. Việc áp dụng phần mềm T24 giúp TCB giảm thiểu được những rủi ro phát sinh so với các phần mềm Corebanking trước đó.

o Hiện nay, TCB trang bị cho mỗi nhân viên một máy tính để bàn với hệ điều hành bản quyền Windows XP và bộ phần mềm Microsoft Office 2003, cùng với các chương trình tiện ích: Vietkey… và hệ thống mạng ADSL. Với những thiết bị hiện đại sẽ tạo điều kiện cho nhân viên được làm việc trong môi trường tốt nhất, xử lý các giao dịch nhanh, hạn chế được những sai sót và rủi ro khi sử dụng phần mềm không bản quyền.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Hội sở Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Trang 28)