Kiến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Hội sở Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Trang 42)

Hoạt động TTQT liên quan mật thiết tới quan hệ thương mại quốc tế, giữa hai đối tác có trụ sở ở hai quốc gia khác nhau. Do đó, không thể nào tránh khỏi những tranh chấp trong các giao dịch kinh tế, đòi hỏi cần có một văn bản pháp quy điều chỉnh hoạt động TTQT. Mặc dù, trên thế giới đã ban hành “Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” (UCP 600) và “Điều kiện thương mại quốc tế” (Incoterms 2000), tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu nhưng ở riêng mỗi quốc gia nói chung và ở Việt Nam nói riêng cần có một văn bản đi kèm, hỗ trợ việc thực hiện UCP 600, Incoterms 2000.

phủ và chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà Nước với hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp trong nước. Do đó, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cần thực hiện những giải pháp:

o Hoàn thiện hệ thống luật pháp, ban hành các văn bản pháp lý hướng dẫn thực hiện, làm cơ sở cho hoạt động thanh toán quốc tế ở Ngân hàng thương mại.

o Chính phủ đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại, thực hiện chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa, sẵn sàng làm bạn với các nước trên thế giới. Thông qua hoạt động đối thoại giữa Chính phủ các nước, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được hưởng những ưu đãi tạo điều kiện thâm nhập vào thị trường ở nước đối tác. Năm 2006, Việt Nam chính thức tham gia tổ chức Thương mại Thế giới WTO, trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức lớn nhất hành tinh này đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khi tham gia vào các hoạt động kinh tế quốc tế. Ngoài ra, Chính phủ đang đẩy mạnh xâm nhập các thị trường tiềm năng như Trung Quốc, Nhật Bản, EU, Mĩ, các nước Mĩ La Tinh…Hàng năm, Thủ tướng và Chủ tịch nước thực hiện những chuyến công du viếng thăm nước ngoài, đối thoại, thúc đẩy mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại, nhiều hợp đồng kinh doanh và văn bản hợp tác giữa hai nước được ký kết. Cùng đi với phái đoàn của Chính phủ là những doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân sẽ được tạo điều kiện thuận lợi hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài, thúc đẩy hoạt động xâm nhập vào thị trường quốc tế. Thông qua chương trình hợp tác với đối tác nước ngoài các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tiếp thu được nguồn vốn, công nghệ tiên tiến, học hỏi được kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất và quản lý của doanh nghiệp. Những hoạt động mang tính chất ngoại giao quốc tế này là chiến lược phát triển của Chính phủ Việt Nam trong công cuộc hiện đại hóa và phát triển của đất nước.

nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam trong đàm phán và giao dịch kinh tế. Do các hoạt động giao dịch mang tính quốc tế nên có sự chuyển đổi qua lại giữa các đồng nội tệ với đồng tiền mạnh: USD, Euro…, đồng ngoại tệ mạnh trở thành đồng tiền trung gian trong hoạt động thanh toán. Trong trường hợp tỷ giá VND biến động mạnh thì các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ gặp trở ngại trong ký kết các hợp đồng kinh doanh và thanh toán…Ngoài ra, doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn trong khẩu sản xuất liên quan tới sự thay đổi giá Nguyên vật liệu nhập khẩu, giá vận chuyển… làm tăng chi phí sản xuất, ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó yêu cầu đặt ra đối với Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam là phải ổn định tỷ giá của đồng nội tệ, ban hành Nghị định điều tiết Tỷ giá liên Ngân hàng, quy định mức tỷ giá cho phép trong hệ thống… tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp.

o Ngân hàng Nhà Nước cần thực hiện linh hoạt chính sách tiền tệ phù hợp với tình hình của đất nước trong từng giai đoạn; nhằm tạo môi trường thuận lợi cho các Ngân hàng thương mại trong hoạt động TTQT. Trong thời kì khủng hoảng kinh tế, Ngân hàng Trung Ương thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng thực hiện các biện pháp mở rộng tiền tệ, nhằm ngăn chặn đà suy thoái, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu. Thực tiễn trong giai đoạn 2006-2009, các biện pháp của Ngân hàng đã mang lại hiệu quả, kinh tế Việt Nam bắt đầu phục hồi lại tốc độ tăng trưởng, tổng kim ngạch kinh tế quốc dân và xuất nhập khẩu ngày càng tăng, tỉ lệ thất nghiệp đang có xu hướng giảm. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, Ngân hàng Nhà Nước cần thực hiện linh hoạt hơn chính sách tiền tệ khi thắt chặt, khi mở rộng nhằm điều tiết hoạt động nền kinh tế Việt Nam. Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp hài hòa với Chính sách tài khóa của Chính phủ, tránh những hoạt động chồng chéo, cản trở mục tiêu phát triển của nhau. Ngoài ra, Ngân hàng Trung Ương

cần thực hiện những giải pháp phòng ngừa rủi ro mang tầm vĩ mô, ban hành những chế tài, qui định đối với các Ngân hàng thương mại nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính trong tương lai. Hiện nay trên thế giới, Chính phủ Mĩ đang vận động đạo luật buộc các Ngân hàng phải đóng góp vào Quỹ phòng chống rủi ro Quốc Gia (Mĩ).

o Ngân hàng Nhà Nước cần nâng cao chất lượng của trung tâm thông tin, nhằm hỗ trợ thông tin tài chính tín dụng của doanh nghiệp trong, ngoài nước; giải đáp những vướng mắc cho các Ngân hàng thương mại; đảm bảo các hoạt động giao dịch kinh tế được diễn ra minh bạch. Để thực hiện mục tiêu này, Ngân hàng Trung Ương cần tăng cường đầu tư, hoàn thiện công tác thu thập, lưu trữ thông tin; cải thiện hệ thống thiết bị máy móc, công nghê; tăng cường mối liên kết với Trung tâm thông tin của Ngân hàng thương mại nhằm cung cấp những thông tin đảm bảo độ chính xác, tin cậy hỗ trợ tốt cho hoạt động kinh doanh của các NH.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Hội sở Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Trang 42)