Phân tích hiệu quả của mô hình phân cấp và các giải pháp nâng cao hiệu quả của việc áp dụng mô

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả của việc phân cấp quản lí, khai thác, bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 86)

2. Thực trạng phân cấp quản lý

3.4. Phân tích hiệu quả của mô hình phân cấp và các giải pháp nâng cao hiệu quả của việc áp dụng mô

hiệu quả của việc áp dụng mô

Hình 3.1: Sơ đồ Bộ máy quản lý công trình thủy lợi Thái Nguyên

Các xí nghiệp Trạm thủy nông

Hộ 1 Hộ 2 Hộ...

HTX dịch vụ thủy nông (đội, tổ thủy nông)

UBND xã (phường, thị trấn) Sở Nông Nghiệp & PTNT

Tỉnh Thái Nguyên

UBND Tỉnh Thái Nguyên

Công ty QLKTCT thủy ợi Thái Nguyên

UBND huyện, Thành phố, Thị xã

Tổ, nhóm Dùng nước

Hiệu quả của việc thực hiện phân cấp quản lý, khai thác công trình thủy lợi theo mô hình trên là

- Đã tổ chức được bộ máy quản lý khai thác và bảo vệ công trình từ tỉnh đến cơ sở phường xã và thôn xóm, trách nhiệm của tổ chức quản lý thủy nông cơ sở và các thành viên được hộ nông dân tín nhiệm cử ra đại diện hộ nông dân quản lý bảo vệ công trình phục vụ tốt hơn.

- Ở công ty đã tổ chức kiện toàn lại bộ máy từ công ty đến xí nghiệp, trạm, cụm thủy nông. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã đi vào nề nếp và ngày càng phát triển, chi phí quản lý khai thác vận hành hệ thống hàng năm giảm, giá thành cho một ha diện tích đất nông nghiệp được tưới giảm dần.

- Công tác quản lý khai thác và bảo vệ công trình có nhiều chuyển biến tích cực. Công ty đã kết hợp với cơ sở xã huyện xây dựng được các tổ đội thủy nông ở tất cả các công trình do đơn vị quản lý trực tiếp để quản lý bảo vệ công trình và điều hành nước tưới.

- Đã thực hiện tốt việc tính toán điều tiết để có kế hoạch trữ nước các hồ chứa. Từ đó đảm bảo đủ nguồn nước tưới chủ động phục vụ cho các vụ sản xuất hàng năm theo kế hoạch không để xảy ra hạn trong diện tích công trình phục vụ. Cung cấp đầy đủ và kịp thời nguồn nước sinh hoạt và cho các nhu cầu dùng nước khác.

- Cùng với việc ý thức của người dân dùng nước được nâng cao, công tác thu thủy lợi phí ở nhiều địa phương đã đạt chỉ tiêu giao, có thêm chi phí để chi trả cho công tác quản lý, bảo vệ công trình và chi phí tu sửa hàng năm, từ đó đã chủ động trong công tác quản lý và sửa chữa công trình thủy lợi.

Cụ thể, với sự chủ động trong phân cấp quản lý khai thác hệ thống nên trong thời gian gần đây nhiều hạng mục công trình đã được sửa chữa tu sửa kịp thời, cụ thể:

+ Đầu mối: Nâng cấp toàn bộ mặt đập bằng bê tông nhựa dài 503 m, lát mái hạ lưu đập chính, hiện tại đang nâng cấp các đập phụ.

Hình 3.2: Mái hạ lưu đập chính Hồ Núi Cốc đang được lát bảo vệ

+ Công tác nạo vét, sửa chữa kênh mương nội đồng được thực hiện, toàn bộ tuyến kênh chính, kênh cấp II đã được nạo vét 5.206 mP

3

P

, kiên cố hóa tổng số 69,969km.

Trong đó:

- Kênh chính 18km.

- Kênh Sông cầu 8,912 km. - Kênh tây 15,376 km. - Kênh giữa 19,029km. - Kênh đông 8,673 km.

- Kéo dài được tuổi thọ công trình, phát huy hiệu quả công trình, tưới hết diện tích, giảm được chi phí sửa chữa.

- Nâng cao năng suất, sản lượng, tăng diện tích cây trồng, góp và tăng thu nhập, tăng việc làm cho nông dân.

Do áp dụng mô hình phân cấp quản lý khai thác công trình, hiệu quả của công trình thủy lợi phục vụ cho các ngành kinh tế trong tỉnh là rõ ràng. Các công trình thủy lợi phục vụ đã đảm bảo cấp đầy đủ nước tưới, chống được hạn, tiêu được úng và cùng với các biện pháp kỹ thuật khác trong nông nghiệp mang lại năng suất cao và sản lượng lương thực liên tục. Bên cạnh đó việc phân cấp còn góp phần làm tăng thêm diện tích tưới, tăng vụ, góp phần tăng việc làm cho người dân trong vùng.

Hình 3.3: Kênh chính Hồ Núi Cốc được lát mái kiên cố hóa * Chỉ tiêu tăng diện tích đất gieo trồng (F):

∆F = FR2R - FR1R (3.1) Trong đó:

- FR1 R, FR2R: Diện tích đất gieo trồng hàng năm trước và sau khi phân cấp (ha)

Theo số liệu chỉ tính riêng công tình hồ Núi Cốc năm 2011 của Công ty, FR1R= 12000 x 2 (vụ) = 24000 ha; FR2R= 13100 x 2 (vụ) = 26.200 ha

Vậy ∆F = 26.200 – 24.000 = 2200 ha

* Chỉ tiêu tăng thêm việc làm cho người dân trong vùng:

M= ∆F×mRLR (3.2) Trong đó:

- M: số lượng việc làm tăng thêm (công)

- ∆F: diện tích gieo trồng tăng thêm nhờ có giải pháp - mRLR: số công lao động trên một đơn vị diện tích (1ha). Theo điều tra thì mRLR= 500 công/1ha/vụ

Vậy M = 2200 * 500 = 1100000 công

Mỗi năm làm 2 vụ, mỗi vụ làm trong khoảng 4 tháng (4 tháng x 26 ngày = 104 công) thì việc áp dụng mô hình phân cấp đã tạo ra công ăn việc làm cho

5.290 lao động.

* Chỉ tiêu tăng thu nhập cho người hưởng lợi từ hệ thống công trình:

∆I= ∆A/P (3.3)

Trong đó: ∆I: mức thu nhập gia tăng của người hưởng lợi.

∆A: Giá trị sản lượng gia tăng hàng năm trong vùng khi tiến hành phân cấp (Theo báo cáo Nghiên cứu đánh giá 2011của Công ty thì giá trị sản

lượng gia tăng hàng năm trong vùng khi tiến hành phân cấp đạt 5,5.10P 9 P đ/năm) ∆A = 55*10P 9 P đồng/năm

P: số người hưởng lợi từ dự án, P = 500.000 Vậy : ∆I= 55*10P

9

P

/500.000 = 110.000 đồng/người/năm

* Chỉ tiêu góp phần xóa đói giảm nghèo:

Trong đó: ∆N: tỷ lệ số hộ nghèo giảm đi nhờ có phân cấp NR1R:tỷ lệ số hộ nghèo trong vùng khi chưa phân cấp

NR0R: tỷ lệ số hộ nghèo trong vùng hưởng lợi khi có phân cấp

Theo điều tra thu thập và xã hội học trong vùng: NR1R = 26,5% , NR0 R= 21,2% Vậy ∆N = 26,5% - 21,2%

∆N = 5,4%

Qua các số liệu trên có thể thấy rằng, việc tiến hành áp dụng mô hình phân cấp quản lý khai thác công trình mới chỉ trong một thời gian ngắn, nhưng đã đem lại hiệu quả khá rõ ràng cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong vùng.

- Thay đổi tập quán sinh hoạt của nhân dân. Nhận thức của nhân dân, cộng đồng người dùng nước được nâng lên trong việc quản lý, bảo vệ công trình, sử dụng nước tưới làm dầm triền miên của hộ nông dân nhất là những xã trung du và miền núi. Không còn tình trạng tranh chấp nước giữa hộ nông dân với nhau, không còn hiện tượng đào cuốc bờ kênh, tự ý mở cống lấy nước bừa bãi như trước. Công tác chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền ở cơ sở và thủy lợi trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương được cụ thể hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả của việc phân cấp quản lí, khai thác, bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)