2. Thực trạng phân cấp quản lý
3.2.1. Phân tích lựa chọn mô hình phân cấp quản lý
Mô hình phân cấp quản lý khai thác công trình thủy lợi ở nước ta nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói chung vẫn là phân theo các cấp quản lý: cấp tỉnh và cấp huyện. Các mô hình này được đề xuất, thực hiện căn cứ theo các luật như: luật tổ chức chính phủ, luật tài nguyên nước, luật đất đai, luật bảo vệ môi trường, pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, pháp lệnh phí và lệ phí; dựa theo các thông tư, nghị định của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn…Sau khi áp dụng mô hình trong khoảng thời gian nhất định, các địa phương, cơ sở phân cấp quản lý sẽ tổng kết, đánh giá hiệu quả, đồng thời tìm ra những tồn tại cần giải quyết và những nguyên nhân dẫn tới những tồn tại đó. Từ đó có hướng sửa đổi, bổ sung nội dung phân cấp cho phù hợp đồng thời rút kinh nghiệm để quá trình thực hiện việc phân cấp được chi tiết, cụ thể và nghiêm túc hơn để việc quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả cao hơn; phát huy tối đa năng lực vốn có của các công trình; phục vụ tốt hơn trong phát triển kinh tế xã hội của Thái Nguyên nói riêng và của cả nước nói chung.
Đặc biệt vấn đề phân cấp gắn liền với công tác thu thủy lợi phí, miễn thủy lợi phí và cấp bù thủy lợi phí cần được quy định chi tiết và có những biện pháp mạnh để việc đóng góp thủy lợi phí của người dân dùng nước từ các công trình thủy lợi thực hiện phù hợp và nghiêm túc hơn, từ đó có thêm kinh phí cho việc tu bổ sửa chữa hàng năm các công trình thủy lợi cũng như kinh phí để chi trả cho việc quản lý khai thác, bảo vệ các công trình để việc phân cấp quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả cao hơn.