Hệ thống công trình thủy lợi Núi Cốc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả của việc phân cấp quản lí, khai thác, bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 56)

Hệ thống thủy lợi Núi Cốc thuộc loại hình công trình hồ chứa lớn được xây dựng năm 1972 và đưa vào khai thác phục vụ sản xuất năm 1978. Hồ có dung tích hữu ích là 168 triệu mP

3

P

. Công trình đầu mối: Một đập chính dài 500m, cao 27m. Bảy đập phụ có chiều dài từ 40 – 400m, chiều cao từ 5 – 10m. Tràn xả lũ số 1với 3 cửa, lưu lượng tràn được thiết kế từ 760 – 830 mP

3

P

/s. Tràn xả lũ số 2 với 2 cửa, lưu lượng tràn được thiết kế từ 510 – 560 mP

3

P

/s. Nhiệm vụ thiết kế của Hồ: (1) cấp nước cho khu công nghiệp Thái Nguyên; (2) Phục vụ tưới cho 12.000 ha đất canh tác ; (3) Tiếp nước cho hệ thống thủy nông sông Cầu từ 8 – 30 triệu mP

3

P

/năm; (4) Nuôi cá và phục vụ du lịch; (5) Cung cấp nước thô cho Nhà Máy nước tích lương từ 8 – 12 triệu mP

3

P

/năm; (6) Kết hợp phát điện với công suất khoảng 8 – 10 triệu kw/năm

2.2. Các mô hình phân cấp quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên bàn tỉnh Thái Nguyên

Kể từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới nền kinh tế, Tỉnh Thái Nguyên đã có những cố gắng trong việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của mình, trong đó có việc phân cấp quản lý khai thác hệ thống các công trình thủy lợi lợi trên địa bàn. Tuy nhiên, xét theo tiến trình thời gian và hiệu quả đạt được, có thể nói rằng, việc phân cấp diễn ra còn ở mức chậm, chưa đạt được kết quả và thành công như kỳ vọng.

2.2.1. Tình hình phân cấp quản lý khai thác CTTL trước năm 1993:

Trong thời kỳ này, hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn Tỉnh được phân co cấp huyện quản lý. Tổ chức quản lý ở cấp huyện được cấu trúc thành các xí nghiệp trực thuộc UBND huyện hoặc phòng thủy lợi huyện.

Riêng đối với hệ thống đại thủy nông Núi Cốc do công ty Thủy nông Núi Cốc quản lý, khai thác và bảo vệ.

2.2.2. Tình hình phân cấp quản lý khai thác CTTL từ năm 1993-1996:

Công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh được chia làm 2 cấp quản lý là cấp tỉnh và cấp huyện:

* Cấp tỉnh: giao cho công ty quản lý khai thác công trình thủy lợi quản lý.

* Cấp huyện: giao cho các trạm, cụm thủy nông của các huyện quản lý.

2.2.3. Tình hình phân cấp quản lý khai thác CTTL từ năm 1997 - 2003:

Ngày 14/3/1997 UBND tỉnh Thái Nguyên đã ra quyết định số 514/QĐ – UB và Hướng dẫn liên ngành số 721/HD – LN ngày 14/8/1997 thực hiện Quyết định số 514 ban hành bản quy định về giao trách nhiệm quyền quản lý khai thác, bảo vệ, thu thủy lợi phí các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và Quyết định số 2538/QĐ – UB ngày 29/6/2001, UBND giao trách nhiệm quản lý các tuyến kênh liên huyện, liên xã thuộc hệ thống kênh

bảo nước cho sản xuất, kéo dài tuổi thọ công trình, công trình có chủ thể quản lý là tổ, đội thủy nông cơ sở. Theo quyết định này, cấp tỉnh quản lý 25 công trình (có quy mô diện tích tưới, tiêu trên 200 ha/vụ, các tuyến kênh liên huyện, liên xã; công trình hồ chứa có chiều cao đập từ 10 m trở lên).

Ngoài các công trình thủy lợi, kênh mương do công ty chủ quản, số còn lại được phân cấp cho cấp huyện quản lý.

2.2.4. Tình hình phân cấp quản lý khai thác CTTL từ năm 2003-2006:

Tiêu chí phân cấp trong giai đoạn này như sau:

1. Cơ quan quản lý nhà nước

- Cấp tỉnh (công ty khai thác thuỷ lợi tỉnh) quản lý các công trình có diện tích tưới từ 30 ha trở nên;

- Cấp huyện, thành phố, thị xã quản lý các công trình còn lại.

Cụ thể: UBND tỉnh có Quyết định số 145/UB – QĐ ngày 17/01/2003 giao trách nhiệm quản lý khai thác bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh. Theo Quyết định này thì:

* Cấp tỉnh: Do Công ty Quản lý công trình thủy lợi Thái Nguyên quản lý 109 công trình, trong đó gồm 57 hồ, 51 đập và 1 trạm bơm tiêu.

* Cấp huyện: quản lý các công trình còn lại, tổng số 134 công trình. Bao gồm: hồ chứa, đập, trạm bơm và phai đập tạm.

2. Tổ chức quản lý thủy nông cơ sở

a. Hình thức tổ chức:

Hình thức xây dựng tổ chức quản lý thủy nông cơ sở để trực tiếp quản lý, bảo vệ, khai thác công trình. Cấp ủy, chính quyền các cấp ở cơ sở chỉ đạo và tổ chức cho nhân dân, hộ nông dân hưởng lợi nước từ công trình trên địa bàn quản lý, học tập các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, pháp lệnh quản lý bảo vệ công trình thủy lợi, từ đó họ thấy được quyền lợi và trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ khai thác công trình và họ được tham gia. Bàn bạc, đồng ý đóng góp, thống nhất cử số người tham gia tổ chức quản

lý thủy nông và người phụ trách trong tổ để đại diện cho họ quản lý bảo vệ công trình dẫn nước phục vụ phát triển kinh tế ở cơ sở, và chịu sự quản lý Nhà Nước về hành chính ở địa phương đó.

b. Nhiệm vụ:

Nhiệm vụ quản lý tổ chức thủy nông cơ sở: chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của UBND xã, phường, thị trấn về quản lý Nhà nước về hành chính và điều hành sản xuất của UBND, hợp tác xã thuộc phạm vi quản lý của địa phương và hợp tác xã. Số thủy lợi phí thu được nộp 100% vào kho bạc Nhà nước theo tài khoản riêng và theo dõi theo luật ngân sách.

c. Cơ chế tài chính:

Cơ chế chi trả cho công tác quản lý ở cơ sở: Theo hướng dẫn liên ngành, sau khi nộp tiền thu thủy lợi phí vào kho bạc, tổ đội thủy nông được hưởng được chi 30% cho quản lý.

d. Ưu nhược điểm của mô hình:

Mô hình quản lý này có ưu điểm :

- Kéo dài được tuổi thọ công trình, phát huy hiệu quả công trình, tưới hết diện tích, giảm được chi phí sửa chữa.

- Góp phần nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng và tăng thu nhập cho nông dân.

- Thay đổi tập quán sinh hoạt, sử dụng nước tưới làm dầm triền miên của hộ nông dân nhất là ở những xã trung du và miền núi. Không còn tình trạng tranh chấp nước giữa các hộ nông dân với nhau.

- Nhận thức của nhân dân, cộng đồng người dùng nước được nâng lên trong việc quản lý, bảo vệ công trình, không còn hiện tượng đào cuốc bờ kênh, tự ý mở cống lấy nước bừa bãi như trước.

- Công tác chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền ở cơ sở và thủy lợi trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương được cụ thể hơn.

- Trách nhiệm của tổ chức quản lý thủy nông cơ sở và các thành viên được hộ nông dân tín nhiệm cử ra đại diện hộ nông dân quản lý bảo vệ công trình phục vụ tốt hơn.

Song bên cạnh những ưu điểm đó, quá trình thực hiện mô hình này còn một số tồn tại: công tác phát triển tổ chức quản lý thủy nông cơ sở ở một số địa phương còn thiếu tích cực, chưa thấy đó là biện pháp tích cực góp phần trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương là khâu tạo ra năng suất sản lượng cây trồng vật nuôi nâng cao đời sống cho nông dân.

- Phổ biến các chính sách của Đảng và Nhà nước về thủy lợi, pháp lệnh quản lý, bảo vệ công trình thủy lợi tới nông dân chưa sâu rộng, chưa giành thời gian thỏa đáng cho hộ nông dân được tham gia bàn bạc, góp ý xây dựng.

- Xây dựng tổ chức quản lý thủy nông cơ sở còn theo hình thức cử, chỉ định, chưa qua dân bàn dẫn đến hoạt động của tổ, đội thủy nông hoạt động kém hiệu quả. Ở xã, phường cán bộ phụ trách thủy lợi xã lại chưa qua chuyên môn đào tạo nên hạn chế trong chỉ đạo các tổ, đội thủy nông cơ sở hoạt động.

- Thủy lợi phí nông dân còn nợ nhiều, có nơi không thu được. Đồng thời một số nơi chính quyền xã phường một số nơi chưa kiên quyết xử lý những cá nhân tập thể sử dụng nước từ công trình thủy lợi mà không nộp thủy lợi phí hoặc sử dụng thủy lợi phí sai mục đích. Do vậy thủy lợi phí thu được thấp, hiệu quả hoạt động của tổ, đội thủy nông giảm.

2.2.5. Tình hình phân cấp quản lý khai thác CTTL từ năm 2006 đến nay 1. Tiêu chí phân cấp 1. Tiêu chí phân cấp

Tiêu chí phân cấp theo hướng dẫn của Thông tư 65/2009/TT-BNN&PTNT ngày 12/10/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định như sau:

a. Đối với cấp tỉnh quản lý

+ Đối với loại công trình hồ chứa nước:

- Kênh tưới: Kênh chính, kênh cấp 1, kênh cấp 2 đến đầu kênh cấp 3 ( Có diện tích tưới ≥ 50 ha).

+ Đối với công trình đập dâng:

- Đập có chiều cao ≥ 10 m hoặc diện tích tưới ≥50 ha;

- Kênh chính, kênh nhánh đến cống đầu kênh tưới có diện tích ≥ 50 ha.

+ Đối với công trình trạm bơm tưới, tiêu:

- Đối với trạm bơm tưới: có diện tích tưới ≥ 100 ha;

- Kênh tưới: đến cống đầu kênh có diện tích tưới ≥ 50 ha. - Đối với trạm bơm tiêu: có diện tích tiêu úng ≥100 ha.

b. Đối với cấp huyện, thành, thị quản lý

Quản lý tất cả các công trình hồ chứa, đập dâng, trạm bơm, phai đập tạm có diện tích tưới < 50 ha, các hồ chứa có đập đất chiều cao <15 m; đập dâng nước có chiều cao <10m.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả của việc phân cấp quản lí, khai thác, bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)