2. Thực trạng phân cấp quản lý
3.2.2. xuất mô hình phân cấp quản lý
Sau khi phân tích lựa chọn mô hình phân cấp quản lý, ta có những đề xuất sau về mô hình phân cấp quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên như sau. Mô hình quản lý có sự phối hợp giữa cơ quan hành chính các cấp: cấp tỉnh và cấp huyện và Hội dùng nước:
- Việc phân cấp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi tỉnh Thái Nguyên đề nghị được thực hiện theo các cấp: cấp tỉnh và cấp huyện.
+ Cấp tỉnh giao cho Công ty khai thác công trình thủy lợi trực tiếp quản lý.
+ Cấp huyện giao cho cộng đồng dân cư các xã tổ chức quản lý.
- Tuy hình thức phân cấp vẫn được áp dụng như trên, song cần phải thay đổi tiêu chí cho phù hợp với nguồn nhân lực, trình độ nhân lực và cơ cấu tổ chức của cấp tỉnh (công ty khai thác thuỷ lợi tỉnh) cấp huyện (phòng nông nghiệp huyện) và cán bộ chuyên trách các xã phường để từ đó phát huy được sức mạnh của cấp tỉnh và địa phương để công tác quản lý bảo vệ khai thác công trình thuỷ lợi một cách hiệu quả và bên vững và từ đó có các đề xuất nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác công trình thủy lợi như: + Xây dựng đề án đổi mới hoạt động của Công ty khai thác công trình thủy lợi: nhận thức tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác đổi mới, tổ chức sắp xếp lại hoạt động Công ty khai thác công trình thủy lợi.
+ Thành lập và củng cố hoạt động của các tổ chức hợp tác dùng nước, tăng cường sự tham gia của cộng đồng. Yếu tố này rất quan trọng vì người dân là những người trực tiếp sử dụng và hưởng lợi từ việc dùng nước nên việc tăng cường sự tham gia của cộng đồng sẽ giúp người dân nâng cao ý thức bảo vệ và nhận thức về tầm quan trọng của việc quản lý, bảo vệ các công trình thủy lợi ở địa phương.
Đề xuất giải pháp xây dựng mô hình phân cấp quản lý các công trình thuỷ lợi trong điều kiện của tỉnh Thái Nguyên hiện nay:
Tiêu chí phân cấp:
- Cấp tỉnh (công ty khai thác thuỷ lợi tỉnh) quản lý các công trình có diện tích tưới từ 30 ha trở nên;
- Cấp huyện thành phố, thị xã quản lý các công trình còn lại.
Theo đó giao trách nhiệm quản lý khai thác bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh. Theo tiêu trí này thì Công ty quản lý công trình thủy lợi Thái Nguyên được giao 109 công trình, trong đó gồm 57 hồ, 51 đập và 1 trạm bơm tiêu.
Cấp huyện: quản lý các công trình còn lại, tổng số 134 công trình. Bao gồm: hồ chứa, đập, trạm bơm và phai đập tạm.
Đề xuất giải pháp xây dựng mô hình quản lý các công trình thủy lợi liên xã
Các giải pháp chủ yếu gồm
- Hoàn thiện hệ thống chính sách của trung ương và chính sách của các tỉnh
- Các giải pháp thực hiện chuyển giao công trình thủy lợi liên xã cho các tổ chức dùng nước
- Đề xuất mô hình quản lý công trình thủy lợi liên xã phù hợp với các địa phương.
1. Hoàn thiện hệ thống chính sách
Các chính sách của trung ương và các tỉnh có tác động quan trọng, tạo môi trường thúc đẩy sự phát triển của các TCDN
* Các chính sách của trung ương
Những năm qua, chính phủ đã ban hành các chính sách thuận lợi cho quản lý nước ở nước ta, tạo hành lang pháp lý và cơ hội thuận lợi cho chương
trình PIM phát triển. Các chính sách của chính phủ, Bộ NN và PTNT đã tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi cho mô hình TCDN phát triển, khuyến khích chuyển giao quản lý tưới cho người dùng nước vào quản lý các công trình thủy lợi. Bên cạnh những thành công, chính sách đầu tư của Nhà nước còn thể hiện những bất cập. Một số chính sách đã có nhưng chưa được đồng bộ, chưa thực sự phù hợp với thực tiễn hoặc khó thực thi, các cơ chế, chính sách liên quan chưa tạo được khung pháp lý chặt chẽ cho các TCDN hoạt động hiệu quả.
Do vậy, các chính sách cần được hoàn thiện tạo nên môi trường thuận lợi cho việc chuyển giao quản lý các công trình thủy lợi cho các TCDN và tạo nên một hàng lang pháp lý cho sự hoạt động của các TCDN.
- Nghị định số 143/2003/NĐ – CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ “Quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi” đã ban hành nhưng cần có những quy định cụ thể đối với việc tham gia quản lý, khai thác công trình thủy lợi của nông dân, chuyển giao công trình cho các TCDN quản lý.
- Chính sách về đầu tư xây dựng công trình phải tiến hành đồng thời với việc thành lập tổ chức quản lý trong đó có PIM, các dự án đầu tư kể cả các dự án đầu tư từ nguồn vốn vay của nước ngoài chỉ được giải ngân khi đã hình thành tổ chức quản lý phù hợp có vai trò của PIM. Chính sách này tạo sự ràng buộc chặt chẽ giữa Nhà nước và nhân dân, giữa chủ đầu tư với chủ quản lý đầu tư và người hưởng lợi, coi đó là một nội dung quan trọng để quyết định chủ trương đầu tư và ưu tiên đầu tư.
- Chính sách miễn giảm thủy lợi phí đã được chính phủ ban hành, nhưng Bộ NN và PTNN và Bộ Tài chính cần có những hướng dẫn cụ thể để thực hiện miễn giảm thủy lợi phí đối với các địa phương, tạo điều kiện cho các TCDN có thể tự chủ được về tài chính.
Khung chiến lược phát triển PIM và Thông tư hướng dẫn thành lập TCDN của Bộ NN và PTNT đã được ban hành, nhưng các quy định cụ thể và các hướng dẫn thực hiện các chính sách này vẫn chưa được ban hành ở cấp tỉnh. Do vậy mà chủ trương phát triển PIM cần được pháp quy hóa bằng các quy định ở các địa phương. Các tỉnh cần căn cứ vào các chính sách của Trung ương để ban hành các chính sách phù hợp với điều kiện của địa phương mình, cũng như các chính sách về thực hiện chương trình PIM. Đồng thời với các chính sách về phát triển PIM, các tỉnh cũng cần ban hành các chính sách đồng bộ hình thành một hệ thống chính sách – khung pháp lý để chuyển giao các công trình thủy lợi cho các TCDN.
Các TCDN muốn hoạt động hiệu quả rất cần những quy định pháp lý nhưng nếu có nhiều quy định pháp lý sẽ gây khó khăn cho người nông dân vì họ không dễ dàng hiểu được những quy định phức tạp của tổ chức. Chính vì vậy mà khi thành lập các tổ chức quản lý cần đơn giản hóa những yêu cầu bắt buộc đặc biệt là yêu cầu về pháp lý và cơ chế tổ chức để dễ thích nghi với điều kiện của từng địa phương.
* Những yếu tổ đảm bảo chuyển giao quản lý công trình thủy lợi cho các TCDN thành công như sau
- Sự quan tâm của Chính phủ ở mức độ cao nhất là điều kiện cơ bản để có thể triển khai chương trình chuyển giao nhanh chóng và bền vững.
- Sự quan tâm, chỉ đạo trực tiếp của các cấp chính quyền từ tỉnh đến địa phương và sự tham gia của tất cả các ban ngành có liên quan.
- Các chính sách liên quan phải rõ ràng và được ban hành kịp thời - Cơ sở pháp lý cho đơn vị nhận chuyển giao phải được xây dựng - Lợi ích kinh tế của nông dân phải được đảm bảo
- Quyền sử dụng nước phải được làm rõ ở cả cấp hệ thống và cấp nội đồng
hành
2. Các giải pháp thực hiện chuyển giao CTTL liên xã cho các TCDN
Chuyển giao quản lý thủy nông không tự nhiên đem lại những kết quả mong muốn mà trong bối cảnh khác nhau, cơ hội khác nhau, tổ chức thực hiện theo nhiều cách khác nhau và tại các địa phương khác nhau thì kết quả có thể sẽ khác nhau rất lớn. Ngoài ra cũng có những trường hợp chuyển giao quản lý thủy nông có thể là không thích hợp.
Những yếu tố đảm bảo chuyển giao quản lý công trình thủy lợi cho các TCDN thành công như sau:
- Sự quan tâm của chính phủ ở mức độ cao nhất là điều kiện cơ bản để có thể triển khai chương trình chuyển giao nhanh chóng và bền vững.
- Sự quan tâm, chỉ đạo trực tiếp của các cấp chính quyền từ tỉnh đến địa phương và sự tham gia của tất cả các ban ngành có liên quan.
- Các chính sách liên quan phải rõ ràng và được ban hành kịp thời - Cơ sở pháp lý cho đơn vị nhận chuyển giao phải được xây dựng. - Lợi ích kinh tế của nông dân phải được đảm bảo
- Quyền sử dụng nước phải được làm rõ ở cả cấp hệ thống và cấp nội đồng
- Công trình phải được đảm bảo về kỹ thuật và thuận tiện trong vận hành.
Từ kinh nghiệm chuyển giao quản lý tưới cho Hội dùng nước, tiến hành chuyển giao quản lý cho các tổ chức liên xã được kiến nghị sau:
* Thành lập Hội đồng bàn giao là chủ tịch UBND huyện/thị xã
* Các thành viên trong Hội đồng bàn giao: Giám đốc công ty/xí nghiệp KTCTTL, đại diện phòng NN và PTNN, đại diện phòng tài chính, chủ tịch UBND xã, chủ nhiệm các HTXNN sử dụng nước của công trình
thống kênh mương, công trình trên kênh, hồ sơ quyết toán giá trị công trình, báo cáo thực trạng công trình, thủy lợi phí chưa thu và các tài liệu có liên quan.
* Tiến hành bàn giao: Bàn giao hồ sơ, bàn giao thực trạng, bàn giao nhiệm vụ quản lý công trình. Có biên bản bàn giao theo mẫu của Sở NN và PTNT.
* Thành lập tổ chức dùng nước liên xã
- Chủ tịch UBND huyện ra quyết định thành lập và quy chế hoạt động của TCDN liên xã. Ban quản lý đối với loại hình Hội dùng nước hoặc HTXDN gồm đại diện các xã trong khu tưới, trong khi đó loại hình Ban quản lý CTTL gồm các bộ thủy lợi chuyên trách và một số chủ tịch và chủ nhiệm các xã hưởng lợi.
- Công trình tưới cho liên xã đồng thời cũng là liên huyện thì giao cho Ban quản lý CTTL liên huyện. Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định thành lập và quy chế hoạt động của tổ chức quản lý
3. Đề xuất mô hình quản lý công trình thủy lợi liên xã
Thông tư hướng dẫn việc thành lập các tổ chức hợp tác dùng nước của Bộ NN và PTNT (2004) chỉ rõ hệ thống công trình thủy lợi liên xã thì thành lập một tổ chức để quản lý, điều hành thống nhất công trình thuộc phạm vi phụ trách theo các loại hình TCDN thích hợp.
Ở địa phương, các công trình thủy lợi thường là các CTTL nhỏ phục vụ tưới một số xã trong 1 huyện. Mô hình quản lý các CTTL liên xã nên áp dụng là ban quản lý CTTL. Ban quản lý CTTL được thành lập hỗn hợp gồm các kỹ sư của các Công ty KTCTTL và chủ tịch UBND và chủ nhiệm các HTXNN trong khu tưới. Theo mô hình này, Ban quản lý trách nhiệm quản lý công trình đầu mối, kênh chính và kênh cấp 2 liên xã, còn các HTXNN quản lý hệ thống kênh nội đồng ở từng xã. Sự hiện diện của đại diện các xã trong Ban quản lý sẽ giúp cho lập kế hoạch phân phối nước, duy tu bảo dưỡng công
trình được công bằng và giải quyết thân thiện các tranh chấp về nước giữa các xã. Tùy theo từng địa phương, mô hình Hội dùng nước có thể tên là Hợp tác xã dùng nước (HTXDN).
HTXDN hay HDN được thành lập theo ranh giới khu tưới để quản lý kênh cấp 2 liên xã. HDN hay HTXDN được thành lập để vận hành phân phối nước và duy tu, bảo dưỡng, giải quyết tranh chấp ở tuyến kênh cấp 2 liên xã, còn các HTXNN chịu trách nhiệm quản lý kênh nội đồng ở từng xã. Ban quản lý HDN hay HTXDN do đại diện người dân ở các xã trong khu tưới bầu lên và điều lệ và quy chế hoạt động của HDN hay HTXDN cần được thảo luận và thông qua tại đại hội đại diện người dùng nước ở các xã. Để trở thành tổ chức có đầy đủ tư cách pháp nhân và tự chủ về tài chính thì các HDN hay HTXDN cần được chính quyền UBND huyện ra quyết định thành lập, có con dấu và tài khoản riêng để hoạt động. Ngoài ra, các tổ chức quản lý này cũng cần có trụ sở riêng để làm việc.
Đối với các địa phương chưa có HTXNN, mà hệ thống kênh nội đồng do các thôn quản lý thì HDN hay HTXDN nên được thành lập để quản lý tuyến kênh cấp 2 đồng thời quản lý cả hệ thống kênh nội đồng ở từng xã.