Tồn tại vướng mắc khi thực hiện phân cấp quản lý khai thác CTTL

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả của việc phân cấp quản lí, khai thác, bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 36)

- Một số tỉnh chỉ có công ty khai thác công trình thủy lợi tỉnh, mà không thành lập các xí nghiệp khai thác thủy lợi huyện (tỉnh Bạc Liêu, Hậu Giang), thực tế cho thấy công ty cũng chỉ quản lý được các công trình đầu mối, công trình xây đúc còn toàn bộ hệ thống kênh mương nhất là các tuyến kênh liên xã không quản lý được nên hệ thống này không có chủ quản lý đích thực. Việc phân công trách nhiệm vận hành, duy tu bảo dưỡng hệ thống công trình thủy lợi giữa các công ty khai thác công trình thủy lợi và các TCHDN không rõ ràng, là nguyên nhân chủ yếu gây nên hiệu quả quản lý thấp ở nhiều hệ thống thủy lợi.

- Một số tỉnh hiện nay chưa có công ty khai thác công trình thủy lợi cấp tỉnh, nhất là các tỉnh miền núi phía Bắc và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nhiều tỉnh miền núi đến nay chỉ thành lập các trạm thủy lợi cấp huyện, như tỉnh Lai Châu, Lào Cai... ở tỉnh Đồng Tháp, do chưa có công ty khai thác công trình thủy lợi nên việc quản lý khai thác công trình thủy lợi là do UBND tỉnh, huyện và các tổ chức hợp tác thực hiện. Tỉnh Long An chưa có công ty khai thác công trình thủy lợi cấp tỉnh mà chỉ có các trạm thủy lợi huyện, do vậy nên gặp khó khăn trong việc quản lý khai thác các công trình, tuyến kênh tưới, tiêu liên huyện. Ở một số tỉnh các cơ quan quản lý nhà nước về thủy lợi như Chi cục quản lý thủy nông tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và Chi cục thủy lợi tỉnh Cần Thơ thực hiện nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thủy lợi .

- Do thiếu cơ chế hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ tài chính nên mặc dù thấy được hiệu quả song nhiều địa phương vẫn còn dè dặt trong phân giao quản lý các công trình thủy lợi nhỏ, kỹ thuật đơn giản cho các TCHTDN và cá nhân quản lý.

- Một số tỉnh không thực hiện phân cấp quản lý trực tiếp cho các TCHTDN mà phân cấp cho các huyện. Nhưng một số huyện không thành lập

được các trạm khai thác thủy lợi hoặc các TCHTDN, nên huyện tạm thời cử cản bộ của phòng kinh tế huyện quản lý. Các phỏng kinh tế huyện là cơ quan có chức năng quản lý nhà nước vừa kết hợp quản lý khai thác công trình thủy lợi. Hơn nữa, các cán bộ huyện không đủ nhân lực để quản lý, vận hành các công trình thủy lợi, dẫn đến tình trạng thực chất là các công trình thủy lợi chưa có chủ quản lý đích thực, không đảm bảo tính hiệu quả và bền vững của công trình thủy lợi. Ví dụ như ở tỉnh Đắc Lắc phân cấp quản lý một số công trình thủy lợi cho UBND huyện, sau đó UBND huyện giao cho phòng nông nghiệp địa chính hoặc UBND xã quản lý một số công trình thủy lợi nhỏ cho UBND xã quản lý một số công trình dẫn đến không có chủ quản lý đích thực bởi vì không có người quản lý trực tiếp. Một số người được giao nhiệm vụ quản lý công trình này được hưởng chế độ như là công chức do ngân sách huyện hoặc xã trả hoàn toàn không phải tổ chức thu thủy lợi phí để có kinh phí quản lý và sửa chữa thường xuyên.

- Ở nhiều địa phương, hiện nay các công trình thủy lợi nhỏ và các kênh nội đồng (kênh loại III) trong một xã vẫn do các công ty khai thác công trình thủy lợi quản lý, ví dụ như ở tỉnh Quảng Nam, Hải Dương , Nghệ An. Trong khi đó, đối với các công trình thủy lợi nhỏ ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc (Sơn La, Hòa Bình...) về danh nghĩa các công ty khai thác công trình thủy lợi chịu trách nhiệm quản lý công trình đầu mối và tuyến kênh chính còn các tổ chức thủy nông cơ sở (thôn, bản) quản lý hệ thống kênh nội đồng, nhưng thực tế các công trình đầu mối và kênh chính cũng do các thôn bản quản lý, vận hành.

- Các tiêu chí phân cấp quản lý khai thác công trình thủy lợi thực hiện khác nhau ở các địa phương. Tiêu chí phân cấp hệ thống công trình thủy lợi có quy mô nhỏ, vừa và lớn chưa được thống nhất trong các văn bản pháp quy cũng như trong các báo cáo khoa học. Tiêu chí về quy mô công trình thủy lợi

tiêu chí kênh chính, kênh nhánh cấp 1, 2, 3, kênh nội đồng, trong khi đó có tỉnh phân loại kênh theo tiêu chí kênh loại 1, 2, 3.

- Nhiều tỉnh khuyến khích phân cấp quản lý khai thác công trình thủy lợi cho các TCHTDN, nhưng chưa đề ra tiêu chí phân cấp quản lý công trình thủy lợi đầu mối là các trạm bơm điện hoặc đập dâng nước.

Những tồn tại và nguyên nhân

- Hệ thống công trình năng lực phục vụ thấp so với năng lực thiết kế - Hệ thống công trình xuống cấp nghiêm trọng

Về công trình đầu mối: hệ thống công trình không đồng bộ, nhiều công trình thủy nông đã hết tuổi thọ chưa được thay thế, điển hình là nhiều cống tưới tiêu dưới đê xây dựng từ đầu thế kỷ chưa được đại tu nâng cấp, đây là những điểm xung yếu xảy ra trong mùa mưa lũ. Nhiều trạm bơm đã xây dựng trên 30 năm, giờ đáng được thay thế nhưng vẫn phải vận hành.

Các kênh trục, kênh nổi: đắp không đủ mặt cắt và cao trình, chỗ sạt lở bồi lắng không được tu bổ, nạo vét. Kênh đi qua vùng sình lầy, lún sụt không được xử lý triệt để. Kênh qua vùng cát thấm nhiều không được gia cố, các cống trên kênh không kín nước, thậm chí không có cửa van. Hệ thống kênh chìm còn hàng chục triệu kmP

3

P

đất chưa được nạo vét. Vì vậy việc điều tiết, phân phối và dẫn nước rất khó khăn và lãng phí.

Mạng lưới công trình mặt ruộng: trước đây chúng ta có nhiều thập kỷ tập trung xây dựng mạng lưới công trình, cải tạo đồng ruộng. Ở các hợp tác xã nông nghiệp đều có đội chuyên xây dựng thủy lợi và đội thủy nông quản lý bảo vệ công trình mặt ruộng, thực hiện tưới tiêu khoa học. Nhưng đến nay việc tưới tiêu trên đồng ruộng lui về mức chống úng, chống hạn. Đồng bằng sông Hồng, nơi tập trung nhiều hệ thống thủy nông được hoàn chỉnh đến nay diện tích tưới chủ động giảm xuống chỉ còn 40%, diện tích tưới tạo nguồn lên

gần 100%. Do lưu lượng, mực nước, thời gian tưới cho diện tích cuối kênh không đảm bảo đã phát sinh nhiều trạm bơm cục bộ, cống vượt cấp gây rối loạn các hệ thống công trình và làm cho giá thành tưới tiêu có nơi tăng lên gấp đôi, quản lý rất khó khăn, vất vả.

Công tác quản lý khai thác bảo vệ công trình thủy lợi chưa tương xứng với cơ sở vật chất to lớn về thủy lợi đã có. Đây vừa là tồn tại vừa là nguyên nhân gây hậu quả xuống cấp công trình và các công trình khai thác hiệu quả. Một thời gian dài chúng ta chỉ tập trung đầu tư kinh phí, nhân vật lực, kỹ thuật cho xây dựng công trình mới, coi nhẹ quản lý nâng cao hiệu quả công trình đã có, cơ chế chính sách trong quản lý đặc biệt là cơ chế đầu tư và chính sách kinh tế không đáp ứng yêu cầu

Tình trạng chung là thiếu kinh phí duy tu bảo dưỡng nên công trình xuống cấp nhanh. Vật tư dự phòng, trang thiết bị quản lý thiếu. Việc nâng cao năng lực cán bộ, công nhân quản lý chưa tương xứng với yêu cầu. Tình trạng trên gây tâm lý lo ngại, trong vấn đề an toàn cho nhân dân vùng hạ du khi mùa mưa lũ đến.

Về mô hình tổ chức quản lý các doanh nghiệp cũng chưa thật thống nhất, tổ chức ở các địa phương còn khác nhau, có nơi hệ thống bị chia cắt nhưng có nơi lại muốn tập trung quá mức gây cản trở cho quản lý. Việc tổ chức quản lý còn tùy thuộc vào ý chí của người lãnh đạo, nên tình hình không ổn định để kéo dài, phương thức hoạt động nửa doanh nghiệp, nửa sự nghiệp có nơi còn mang nặng hành chính bao cấp, thực hiện hạch toán còn lúng túng.

Chuyển giao cho nông dân những công trình có thể quản lý được là đúng đắn, nhưng một số nơi giao không có tổ chức quản lý, cơ chế chính sách hướng dẫn thiếu đồng bộ, hiện nhiều công trình còn vô chủ.

nghiệp, cây ăn quả, việc cấp nước sinh hoạt cho nhân dân các ngành kinh tế chưa được quan tâm đúng mức. Hiện nay nhiều nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng chưa được bảo vệ, khôi phục nhất là các hệ thống ở vùng ven đô, khu công nghiệp, vùng dân cư tập trung.

Như đã phân tích ở trên, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng quản lý các hệ thống công trình thuỷ lợi trong khu vực kém hiệu quả. Thứ nhất là do cơ chế tổ chức quản lý các hệ thống cống trình thuỷ lợi hiện nay không còn phù hợp với yêu cầu thực tế. Kể từ khi thực hiện chính sách đổi mới kinh tế, nền kinh tế nước ta đã chuyển từ tập chung bao cấp sang kinh tế thị trường. Chính sách đổi mới này đòi hỏi sự cải cách ở tất cả các khu vực, các ngành kinh tế. Tuy nhiên những đổi mới về quản lý khai thác công trình thủy lợi quy mô hệ thống chưa đáng kể và chưa theo kịp với sự đổi mới chung của nền kinh tế. Sự tụt hậu này làm cho cơ chế tổ chức quản lý các hệ thống công trình thuỷ lợi không đem lại hiệu quả và ngày càng trì trệ. Tổ chức bộ máy thuỷ nông chưa mang tính hệ thống, sự phân cấp chưa hợp lý thậm chí một số nơi bị chia cắt phân tán. Đây là nguyên nhân sâu xa và trực tiếp gây nên sự trì trệ, yếu kém trong tổ chức quản lý điều hành ở các hệ thống công trình thủy lợi.

Thứ hai là việc quản lý khai thác công trình thuỷ lợi từ trước đến nay chỉ tập trung đầu tư xây dựng, công tác quản lý khai thác còn bị xem nhẹ, chưa được quan tâm thỏa đáng. Việc nghiên cứu đổi mới cơ chế chính sách quản lý công trình thuỷ lợi cho phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội chưa được coi trọng. Cơ chế chính sách trong quản lý công trình được ban hành từ thời bao cấp đã không còn phù hợp với thực tế nhưng chưa được sửa đổi thay thế, hoặc có thay thế cũng chưa phù hợp. Do đó còn nhiều bất cập, thậm chí còn mâu thuẫn lẫn nhau làm cho công tác tổ chức điều hành hết sức khó khăn. Nhiều chính sách ban hành hoặc không phù hợp với thực tế hoặc việc triển khai thực hiện bị trì hoãn như Pháp lệnh về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi. Việc

thực hiện cơ chế chính sách trong xây dựng, quản lý khai thác công trình thủy lợi còn thiếu nhất quán, chưa đồng bộ.

Kể từ khi thực hiện chính sách đổi mới kinh tế xã hội những sự thay đổi trong sản xuất nông nghiệp như phân chia lại ruộng đất, chuyển đổi hợp tác xã nông nghiệp làm cho công tác quản lý thuỷ nông mặt ruộng thay đổi đáng kể. Nhiều nơi công tác quản lý thuỷ nông nội đồng không được quan tâm đúng mức và hoạt động của công tác này thiếu thống nhất giữa các địa phương với nhau. Bên cạnh đó do chưa huy động được sự tham gia của cộng đồng nên việc quản lý thuỷ nông cơ sở bị buông lỏng nhất là từ khi thực hiện chuyển đổi các hợp tác xã nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả của việc phân cấp quản lí, khai thác, bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 36)