7. Giả thuyết khoa học
2.3.3. Trò chơi “Ai nhanh hơn?”
BÀI 50: CÔN TRÙNG (Tự nhiên và Xã hội 3, trang 96)
2.3.3.1. Mục tiêu
- Củng cố nội dung bài học, giúp học sinh nắm được các đặc điểm
Trang màn hình 3 Trang màn hình 2
Trang màn hình 5 Trang màn hình 4
42
chung của côn trùng, biết phân biệt các loại côn trùng có lợi hoặc có hại. - Phát triển ở học sinh tư duy nhạy bén, nhanh trí trong việc đưa ra câu trả lời.
- Hình thành ở học sinh sự quyết đoán trong khi tham gia trò chơi.
2.3.3.2. Xác định nội dung chính và thao tác, hoạt động trong trò chơi
Nội dung trò chơi: Trò chơi bao gồm 5 ngôi sao và tương ứng với 5 ngôi sao là 5 câu hỏi với nội dung như sau:
+ Câu hỏi 1: Côn trùng có mấy chân?
(Đáp án: a. 6)
+ Câu hỏi 2: Trong các loài sau, loài nào không phải là côn trùng? (Đáp án: c. Ếch)
+ Câu hỏi 3: Côn trùng là động vật:
(Đáp án: b. Không xương sống) + Câu hỏi 4: Côn trùng có lợi hay có hại?
(Đáp án: c. Vừa có hại, vừa có lợi) + Câu hỏi 5: Chọn câu trả lời đúng dưới đây?
(Đáp án: a. Côn trùng là những động vật không xương sống, có 6 chân và phân thành các đốt, phần lớn đều có cánh)
Cách chơi và luật chơi:
- Chuẩn bị: giáo viên chuẩn bị còi, phần thưởng. - Chia lớp thành 2 đội, cho các em tự đặt tên đội. - Nêu cách chơi:
Trên màn hình có 5 ngôi sao, các đội lần lượt chọn ngôi sao mà mình thích, sau đó trả lời câu hỏi của ngôi sao đã chọn. Nếu trả lời đúng, đội đã chọn giành điểm tuyệt đối của câu hỏi là 10 điểm, nêu trả lời sai, đội khác được giành quyền trả lời bằng cách thổi còi mà giáo viên đã phát, trả lời đúng đội đó được 5 điểm, trả lời sai thì ngôi sao đó sẽ được giáo viên công bố đáp án. Hết 5 ngôi sao, đội nào nhiều điểm hơn là đội chiến thắng.
43
giáo viên, đội thua cuộc sẽ bị phạt do đội thắng cuộc đưa ra hình thức phạt.
2.3.3.3. Thực hành thiết kế trò chơi
Dựa vào nội dung đã chuẩn bị, giáo viên sử dụng phần mềm Powerpoint để tiến hành thiết kế trò chơi trên máy tính với các bước như sau:
- Tạo Slide là các ngôi sao chứa câu hỏi:
Ta vào Insert -> chọn hình ngôi sao, tạo ra 5 ngôi sao. Sau đó, ta vào từng ngôi sao rồi làm các thao tác sau: nhấn phải chuột -> chọn màu cho ngôi sao - > Edit Text rồi viết số thứ tự các ngôi sao -> chọn màu và cỡ chữ cho các số thứ tự. Khi hoàn thành các việc trên, ta sắp xếp các ngôi sao theo thứ tự hợp lí, ta được Slide đầu tiên.
- Tạo Slide câu hỏi:
+ Slide câu hỏi của ngôi sao thứ nhất:
Khi xong Slide đầu tiên, ta tạo 1 Slide mới tương ứng với câu hỏi cho ngôi sao thứ nhất, với các bước như sau: chọn Tex Box đánh “miếng ghép 1” -> chọn Tex Box mới đánh nội dung câu hỏi của miếng ghép 1:”Côn trùng có mấy chân?”. Sau khi xong, ta chọn Tex Box cho các chữ cái đứng đầu các câu trả lời(a, b, c) và nội dung của các câu trả lời (Lưu ý: chữ cái đứng đầu các câu trả lời và nội dung câu trả lời là 2 Tex Box khác nhau).
Tiếp tục, chọn Tex Box -> rồi đặt oval này vào chữ cái a (là câu trả lời đúng). Chọn Tex Box -> rồi đặt trước câu trả lời sai (b, c). Ta chọn hiệu ứng xuất hiện cho hình oval và dấu x.
Cuối cùng, ta tạo Trigger cho các hiệu ứng bằng cách vào từng hiệu ứng có ở bên phải màn hình, rồi làm như sau: chọn Timing ->Trigger ->Start effect on click of -> chọn mục tương ứng có trong bảng (ví dụ: oval chọn a, x chọn b hoặc c).
Khi ta đưa chuột đến a (đáp án đúng) xuất hiện hình bàn tay, nhấn chuột ta thấy oval xuất hiện, di chuột xuống b, c nhấn ta thấy X xuất hiện. Khi đó, ta đa làm thành công các bước.
44
chuột vào ngôi sao 1 -> Hyperlink -> Miếng ghép 1 -> OK. Ta nhấn vào ngôi sao 1 mà hiện ra câu hỏi 1 là thành công. Sau đó ta tạo Hyperlink như trên ngược lại giữa câu hỏi 1 với Slide 1, để khi học sinh trả lời xong câu 1 ta quay lại Slide đầu tiên để tiếp tục các câu hỏi tiếp theo.
+ Với các ngôi sao 2, 3, 4, 5 ta làm tương tự như trên với các Slide câu hỏi 2, 3, 4, 5. 2.3.3.4. Một số hình ảnh của trò chơi Trang màn hình 1 Trang màn hình 3 Trang màn hình 2
45
2.3.3.5. Chạy thử trò chơi, chỉnh sửa và đóng gói
Giáo viên nhấn phím F5 để trình chiếu, kiểm tra lại nội dung, hiệu ứng và tương tác giữa các Slide hay trong cùng Slide xem có phù hợp hay không để kịp thời sửa lại.
Trang màn hình 6
Trang màn hình 5 Trang màn hình 4
46
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và quá trình tiến hành thực nghiệm, tôi rút ra một số kết luận sau:
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học hiện nay đã trở thành mối quan tâm của nhiều đối tượng trong ngành giáo dục, từ các nhà nghiên cứu cho đến các giáo viên bộ môn. Trong phạm vi đề tài, ngoài việc hệ thống lại cơ sở lý luận có liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin, tôi đã đi sâu nghiên cứu về việc ứng dụng phần mềm PowerPoint để thiết kế trò chơi trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở trường tiểu học.
Trong đề tài, tôi tiến hành nghiên cứu đặc điểm nhận thức của học sinh lứa tuổi tiểu học và một số vấn đề cơ bản của trò chơi học tập. Bên cạnh đó tôi cũng tiến hành tìm hiểu đặc điểm môn Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học, tìm hiểu nội dung sách giáo khoa môn học này của lớp 3, tìm hiểu thực trạng ứng dụng phần mềm Powerpoint để thiết kế trò chơi trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 của trường tiểu học Tiên Dương, Đông Anh, Hà Nội.
Tôi cũng đã giới thiệu qua phần mềm PowerPoint và ứng dụng để thiết kế trò chơi phục vụ giảng dạy môn Tự nhiên và Xã hội.Với tính năng Multimedia (đa phương tiện) trong PowerPoint thuận lợi cho thiết kế các trò chơi với những hình ảnh, màu sắc, âm thanh sinh động giúp cho quá trình nhận thức của học sinh chủ động hơn, tiếp thu bài nhanh và ghi nhớ lâu hơn. Tuy nhiên, để ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế trò chơi yêu cầu người giáo viên phải có trình độ tin học nhất định và yêu cầu về cơ sở vật chất kĩ thuật, các trang thiết bị hiện đại.
Qua quan sát và điều tra ở trường tiểu học tôi thấy rằng khi học sinh tham gia trò chơi thì các em đã huy động được các kiến thức đã học để giải quyết các nhiệm vụ của trò chơi. Sau khi các em tham gia trò chơi thì kết quả học
47
tập của các em đã có nhiều thay đổi và tiến bộ. Điều này chứng tỏ khi dạy học giáo viên sử dụng trò chơi có tác dụng rất lớn. Các em biết đưa vào những điều đã biết, đã học để hoàn thành nhiệm vụ của mỗi trò chơi và đây cũng là con đường để các em lĩnh hội tri thức, ghi nhớ kiến thức một cách vững chắc và nhẹ nhàng. Từ đó đạt hiệu quả học tập cao hơn. Trò chơi đã đáp ứng sự sáng tạo, ham hiểu biết, ham tìm tòi khám phá của học sinh, giúp cho giáo viên tiểu học có nhận thức, thái độ tích cực hơn trong việc áp dụng thường xuyên việc ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế trò chơi vào dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 nói riêng và tiểu học nói chung.
2. Kiến nghị
Để việc dạy học Tự nhiên và Xã hội đạt kết quả cao thì trước hết người giáo viên cần đánh giá đúng tầm quan trọng, vị trí của môn Tự nhiên và Xã hội ở bậc tiểu học. Bởi vì có rất nhiều giáo viên còn quan niệm môn Tự nhiên và Xã hội là một môn phụ, chưa quan tâm đến môn học này mà chỉ đầu tư vào các môn học khác như Toán và Tiếng Việt.
Nhà trường cần đầu tư nhiều hơn nữa các trang thiết bị dạy học thiết thực phục vụ cho bộ môn, đặc biệt là đầu tư các trang thiết bị hiện đại như máy chiếu, máy vi tính... để phục vụ tốt hơn cho công tác giảng dạy.
Phải bồi dưỡng và nâng cao trình độ tin học cho đội ngũ giáo viên đặc biệt là giáo viên phải nắm vững cách thiết kế các trò chơi và biết sử dụng nó trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
Với điều kiện hiện tại ở các trường tiểu học Việt Nam, việc ứng dụng công nghệ thông tin vẫn còn gặp không ít khó khăn về cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ giảng dạy, trình độ của giáo viên... Song bước đầu thực hiện, tác giả có cơ sở khẳng định, việc ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế trò chơi trong dạy học Tự nhiên và Xã hội là hoàn toàn đem lại hiệu quả cao.
48
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Chỉ thị số 29 về tăng cường giảng dạy, đào
tạo và ứng dụng CNTT trong ngành Giáo dục giai đoạn 2001-2005,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), SGV Tự nhiên và Xã hội 3, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Chỉ thị số 56 về chiến lược giáo dục năm
2008-2009, NXB Giáo dục, Hà Nội.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, dự án phát triển giáo viên Tiểu học (2006), Tự
nhiên – Xã hội và phương pháp dạy học Tự nhiên – Xã hội, NXB Giáo
dục, Hà Nội.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Tự nhiên - Xã hội và phương pháp dạy
học Tự nhiên và Xã hội (tập 2),NXB Giáo dục, Hà Nội.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Phương tiện kĩ thuật dạy học và ứng dụng
công nghệ thông tin trong dạy học ở Tiểu học (tập 2), NXB Giáo dục,
Hà Nội.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo, dự án phát triển giáo viên Tiểu học (2006), Đổi
mới phương pháp dạy học ở Tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), SGK Tự nhiên và Xã hội 3, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
9. Bùi Phương Nga (1996), Phương pháp dạy học Tự nhiên và Xã hội, NXB Giáo dục.
10. Bùi Phương Nga (2004), “Trò chơi học tập môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1,
2, 3”, NXB Giáo dục, Hà Nội.
11. Đào Quang Trung, Phát huy tính tích cực học tập của học sinh – Con
đường triển vọng trong dạy học, Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại
49
12. Đào Thái Lai (2007), Phương tiện kĩ thuật dạy học và ứng dụng công
nghệ thông tin trong dạy học ở tiểu học, NXB Hà Nội.
13. Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Hữu Hợp (2008), Giáo dục tiểu học tập II, NXB Đại học sư phạm.
14. Đỗ Đình Hoan (1996), Hỏi đáp về đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học, NXB Giáo dục.
15. Lê Văn Hồng (1995), Tâm lý lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, NXB Hà Nội, Hà Nội.
16. Lê Thị Hằng (2011), Ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế bài
giảng điện tử môn Khoa học lớp 4, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội 2.
17. Nguyễn Thượng Giao (2004), Phương pháp dạy học Tự nhiên và Xã hội,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
18. Nguyễn Mạnh Cường (2007), Phương tiện kĩ thuật dạy học và ứng dụng
công nghệ thông tin trong dạy học ở tiểu học, NXB Hà Nội.
19. PGS.TS. Nguyễn Đức Vũ (2005), Phương pháp dạy học Tự nhiên và Xã hội, NXB Giáo dục, Hà Nội.
20. Phan Thị Ngát (2008), Tìm hiểu việc sử dụng phương pháp trò chơi học
tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 3 – bậc tiểu học, Khóa
luận tốt nghiệp, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
21. http://www.thuvienso.ifo/, Phương pháp dạy học Tự nhiên và Xã hội ở
Tiểu học.
22. http://www.tailieu.vn/, Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
23. Các tài liệu tham khảo trên mạng Internet (www.123.doc.vn,
PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA
Nhằm thu thập thông tin về vấn đề thiết kế, mức độ sử dụng và hiệu quả sử dụng trò chơi học tập trong môn Tự nhiên và Xã hội được thiết kế trên phần mềm PowerPoint, tôi tiến hành điều tra nội dung này nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3. Mong thầy (cô) tạo điều kiện giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành được bài nghiên cứu của mình. Thầy (cô) hãy đánh dấu x vào ô trống trước sự lựa chọn của thầy (cô) trong các câu hỏi dưới đây:
Câu 1: Thầy (cô) đánh giá như thế nào về tầm quan trọng của môn Tự nhiên và Xã hội đối với học sinh lớp 3?
Rất quan trọng Quan trọng
Ít quan trọng Không quan trọng
Câu 2: Thầy (cô) đã quan tâm đến việc đầu tư cho việc dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở mức độ nào?
Quan tâm Rất quan tâm Bình thường Không quan tâm
Câu 3: Khi dạy môn Tự nhiên và Xã hội, thầy (cô) thường gặp những khó khăn nào?
Đồ dùng dạy học không đảm bảo Nội dung bài học Kiến thức bản thân hạn chế Thời gian giảng dạy Câu 4: Thầy (cô) có thường xuyên sử dụng giáo án điện tử khi dạy môn Tự nhiên và Xã hội hay không ?
Không Ít khi Trung bình Nhiều
Câu 5: Thầy (cô) có thường xuyên sử dụng phần mềm Microsoft PowerPoint để soạn giáo án điện tử không?
Không Ít khi Thường xuyên
Câu 6: Thầy (cô) có thường xuyên thiết kế trò chơi học tập trong giáo án điện tử không?
Không Ít khi Tùy từng bài Thường xuyên Câu 7: Thầy (cô) có sử dụng thành thạo phần mềm PowerPoint không? Không thành thạo Bình thường Thành thạo
Câu 8: Khi thiết kế trò chơi học tập trên phần mềm Microsoft PowerPoint, thầy (cô) thường gặp những khó khăn gì?
Nội dung trò chơi
Tương tác trong cùng Slide (Timing/Trigger) Tương tác giữa các Slide (Hyperlink)
Cách tạo đồng hồ thời gian đếm ngược
Câu 9: Thầy (cô) thường thiết kế trò chơi nào trên PowerPoint? Đó là trò chơi……….