Trên thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự đa dạng và khả năng sinh cellulase của một số chủng xạ khuẩn ở xuân hòa, phúc yên, vĩnh phúc (Trang 31 - 32)

7. Đóng góp mới của đề tài

1.4.1. Trên thế giới

Khả năng sinh tổng hợp cellulase của xạ khuẩn đã được nghiên cứu từ rất lâu. Ngay từ năm 1930, Jensen đã phân lập được nhiều loài Micromonospora có khả năng thủy phân cellulose. Krainsky (1941) nghiên cứu khả năng phân giải

cellulose của một số loài Streptomyces. Enger và Sleeper (1965) chứng minh cellulase do Streptomyces antibiolicus là thuộc loại Cx, bằng phương pháp điện di các tác giả đã cho rằng enzyme này có ba thành phần khác nhau.

Sietsma JH và CS (1968) đã nghiên cứu về enzyme của chủng Streptomyces

sp.0143 và nhận thấy enzyme này tác động lên CMC, thích hợp nhất ở pH 5,9 và nhiệt độ là 370C. Golovina và CS (1968) đã tuyển chọn được chủng

Streptomyces diastaticus từ đất rừng, phát triển tốt nhất ở 400C, tổng hợp

cellulase và hemicellulase. Fergus (1969) nhận thấy T.curvata tổng hợp khá

nhiều enzyme Cx khi nuôi trên môi trường có CMC. Khả năng tích lũy Cx còn

thấy ở một số loài khác như Streptomyces rectes, Streptomyces thermovulgaris. Stuzeberger và CS (1971) nuôi cấyT.curvata trên môi trường

chứa cellulose vi tinh thể và cao nấm men có bổ sung 0.1% bông nghiền nhỏ thì khả năng tích lũy C1 và Cx tăng lên rõ rệt.

Nhìn chung đã có khá nhiều nghiên cứu về Streptomyces, đánh giá,

phân loại, nghiên cứu điều kiện tối ưu để sản sinh cellulase cao nhất (Mc. Carthy và CS 1984; Goodfellow, 1971; Jones, 1975 và Wilian, 1983).

Amira M. Và CS (1988) nghiên cứu sự tổng hợp cellulase từ

Streptomycessp.AT7, nhận thấy chủng này tổng hợp cả C1 và Cx trong môi trường lỏng chứa 2% CMC với hoạt tính cao nhất ở 360C, tương ứng hoạt tính C1 là 6mg/ml/giờ sau 2 ngày và Cx là 13.6 mg/ml/giờ sau 9 ngày.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự đa dạng và khả năng sinh cellulase của một số chủng xạ khuẩn ở xuân hòa, phúc yên, vĩnh phúc (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)