Có sự mâu thuẫn giữa hành vi ấn định giá bán lại tối thiểu trong Luật

Một phần của tài liệu một số lý luận về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường để hạn chế cạnh tranh tại việt nam (Trang 60)

tranh và Luật thương mại.

Theo Luật thương mại năm 2005, nếu không có thỏa thuận khác thì thù lao đại lý được trả cho bên đại lý bằng hoa hồng hoặc chênh lệch giá. Trường hợp bên giao đại lý ấn định giá mua, giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng thì bên đại lý được hưởng hoa hồng tính theo tỷ lệ phần trăm trên giá mua, giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ. Trường hợp bên giao đại lý không ấn định giá mua, giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng mà chỉ ấn định giá giao đại lý cho bên đại lý thì bên đại lý được hưởng chênh lệch giá. Mức chênh lệch giá được xác định là mức

GVHD: ThS Nguyễn Mai Hân 57 SVTH: Lê Thị Hồng Thắm

chênh lệch giữa giá mua, giá bán, giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng so với giá do bên giao đại lý ấn định cho bên đại lý64.

Như vậy, theo quy định của Luật thương mại 2005 bên giao đại lý và bên đại lý có thể thực hiện hành vi ấn định giá cho hàng hóa, dịch vụ. Chủ thể tham gia vào thỏa thuận ấn định giá bán lại này là hai chủ thể nằm ở hai khâu khác nhau là sản xuất và phân phối (thỏa thuận theo chiều dọc).

Luật cạnh tranh không ngăn cấm hành vi ấn định giá mà chỉ cấm đối với hành vi ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng. Theo đó ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng là việc không cho phép các nhà phân phối, các nhà bán lẻ bán lại hàng hóa thấp hơn mức giá đã quy định trước65. Theo hướng dẫn của Nghị định 116/2005/NĐ-CP, chỉ cần có hành vi ấn định giá bán lại tối thiểu thì đã cấu thành hành vi ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng mà không cần phải xem xét đến mức giá được ấn định ấy như thế nào. Đối tượng bị xâm hại của hành vi không phải là nhà phân phối mà chính là người tiêu dùng. Bản chất lạm dụng của hành vi được thể hiện ở chỗ, bằng việc ấn định một mức tối thiểu buộc nhà phân phối phải bán hàng với mức giá không được thấp hơn, doanh nghiệp có quyền lực thị trường bóc lột khách hàng mua sản phẩm.

Các quy định này rõ ràng đã mâu thuẫn với nội dung của quy định của Luật thương mại 2005 vừa nêu trên. Sự mâu thuẫn trên giữa hai văn bản luật đã gây hoang mang đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến quan hệ đại lý thương mại. Khi mà Luật thương mại thì cho phép hai bên giao và nhận đại lý thỏa thuận hình thức nhận thù lao trong đó có hình thức bán hàng với mức cố định và hưởng hoa hồng. Trong khi đó, pháp luật cạnh tranh lại quy định hành vi ấn định giá bán lại là vi phạm lạm dụng nếu bên giao đại lý là doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường.

Điểm khác biệt căn bản giữa hành vi ấn định giá bán lại của Luật thương mại 2005 và ấn định giá bán lại tối thiểu trong Luật cạnh tranh Luật cạnh tranh năm 2004, đó là các chủ thể tham gia quan hệ kinh doanh. Trong ấn định giá bán lại tối thiểu, các chủ thể thực hiện hành vi là doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường đối với người tiêu dùng. Trong khi đó các chủ thể tham gia vào thỏa thuận ấn định giá bán lại là hai chủ thể nằm ở hai khâu khác nhau là sản xuất và phân phối (thỏa thuận theo chiều dọc).

64

Khoản 2, khoản 3 Điều 170 Luật thương mại năm 2005. 65

Khoản 3 Điều 27 Nghị định 116/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2005 quy định chi tiết thi hành một số điều

GVHD: ThS Nguyễn Mai Hân 58 SVTH: Lê Thị Hồng Thắm

Từ những phân tích vừa nêu trên, theo tác giả để thống nhất giữa các quy định của pháp luật chúng ta cần bổ sung vào quy định về ấn định giá bán lại tối thiểu trong

luật cạnh tranh nội dung “... trừ trường hợp quy định về hành vi ấn định giá bán lại

giữa bên giao đại lý và bên đại lý trong luật thương mại...”.

3.2.2.2 Hành vi ấn định giá bán lại không hoàn toàn là hành vi phản cạnh tranh

Trong nhiều trường hợp, hành vi ấn định giá bán lại còn mang tích cực. Việc ấn định giá bán lại sẽ tránh được hiện tượng trục lợi từ thành quả đầu tư của các đại lý thương mại khác trong cùng một hệ thống.

Nếu bên giao đại lý ấn định mức giá bán lại cho bên đại lý, thì tất cả các đại lý đều bán với mức giá như nhau, điều này buộc các đại lý phải thực hiện các chiến lược thu hút khách hàng bằng cung cách phục vụ khách hàng, hoặc các dịch vụ kèm theo khi khách hàng mua hàng hóa tại đại lý của mình. Điều này đã tạo nên sự cạnh tranh cần thiết giữa các đại lý, đồng thời người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi ích từ sự cạnh tranh này là được mua hàng hóa với một chế độ bán hàng tốt từ các đại lý.

3.2.2.3 Hành vi ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại đến khách hàng chỉ quy

định đối với hàng hóa mà không quy định đối với dịch vụ

Theo pháp luật hiện hành, hành vi ấn định giá bán tối thiểu chỉ được áp dụng đối với hàng hóa mà không hề đề cập đến dịch vụ. Cụ thể, theo khoản 3, Điều 27 Nghị định 116/2005 quy định “ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hành là việc khống chế không cho phép các nhà phân phối, các nhà bán lẽ bán lại hàng hóa thấp hơn mức giá đã được ấn định trước”. Quy định này, vô tình đã giới hạn đối tượng bị áp dụng quy định về ấn định giá tối thiểu chỉ có “hàng hóa”, điều này đã làm cho các cơ quan Nhà nước thấy lúng túng khi áp dụng quy định này trong trường hợp áp đặc giá tối thiểu cho dịch vụ, tạo ra một kẻ hở của luật pháp. Trường hợp của Megastar ấn định giá bán lại tối thiểu cho sáu doanh nghiệp điện ảnh gây thiệt hại cho khách hàng như đã đề cập ở trên là một trường hợp điển hình.

Do đó, theo ý kiến của tác giả thì nhà làm luật Việt Nam nên bổ sung quy định hành vi ấn định giá bán lại tối thiểu xảy ra đối với cả hàng hóa và dịch vụ để tránh xảy ra

trường hợp tương tự như Megastar.

Từ những phân tích trên, theo tác giả đối với hành vi ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng nhà làm luật nên quy định lại các yếu tố cấu thành cho phù hợp

GVHD: ThS Nguyễn Mai Hân 59 SVTH: Lê Thị Hồng Thắm

với Luật thương mại năm 2005 về vấn đề quan hệ đại lý như đã nêu trên. Thêm vào đó khi xác định hành vi vi phạm nên chú ý đến mục đích của hành vi này liệu có đem lại lợi ích cho cạnh tranh hay không. Một điểm đáng lưu ý nữa, theo tác giả nhà làm luật nên thêm vào đối tượng của hành vi ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng bao gồm luôn dịch vụ, chứ không nên chỉ đơn nhất là hàng hóa.

3.2.3 Về cấu thành của hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh

Bản chất của hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh là hành vi bán hàng giá thấp. Việc bán hàng giá thấp luôn mang lại những lợi ích cho người dùng. Nhưng tính nguy hại của hành vi này được thể hiện sau khi đối thủ cạnh tranh bị loại bỏ khỏi thị trường liệu doanh nghiệp đó có tăng giá lên cao hay không để bù lại tổn thất trong thời gian doanh nghiệp bán hàng hóa với giá thấp. Bên cạnh đó, với hành vi bán hàng hóa với giá thấp này, buộc các đối thủ cạnh tranh khác cũng phải hạ giá để có thể tồn tại trên thị trường. Sự cạnh tranh về giá này đã tạo nên lợi ích vô cùng lớn cho người tiêu dùng là được mua hàng hóa với mức giá thấp, nhưng chất lượng không giảm. Nếu chiến lược bán hàng giá thấp của doanh nghiệp không có khả năng tăng giá bán hàng hóa trong tương lai thì người tiêu dùng hoàn toàn không có hại mà ngược lại còn được hưởng lợi ích từ hành vi này.

Từ những lý lẽ trên, thiết nghĩ xác định khả năng tăng giá trong tương lai là một trong những tiêu chí bắt buộc cấu thành nên hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh. Việc xác định khả năng tăng giá trong tương lại của doanh nghiệp thực hiện hành vi này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như cấu trúc thị trường, rào cản thị trường, năng lực tài chính của doanh nghiệp tiến hành hành vi vi phạm...

3.2.4 Vcấu thành của hành vi áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong điều

kiện giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh

Pháp luật cạnh tranh Việt Nam chỉ cấm hành vi áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong điều kiện giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh khi doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường tạo nên sự thuận lợi cho doanh nghiệp khác bằng hành vi áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong điều kiện giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh mà không điều chỉnh đối với hành vi áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong điều kiện giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng

GVHD: ThS Nguyễn Mai Hân 60 SVTH: Lê Thị Hồng Thắm

trong cạnh tranh của doanh nghiệp hoạt động cùng lúc trên nhiều thị trường. Lợi nhuận luôn là yếu tố hàng đầu được cái doanh nghiệp đề ra, nhưng nếu thực hiện hành vi này thì doanh nghiệp đã tự hạn chế doanh thu mà nó có được, đôi lúc còn gây thiệt hại cho chính doanh nghiệp thực hiện hành vi. Cho nên hiếm có một doanh nghiệp đơn lẻ nào hoạt động trên một thị trường mà thực hiện hành vi này. Thông thường để thực hiện hành vi này thì doanh nghiệp phải hoạt động trên nhiều thị trường, một mặt doanh nghiệp tự giới hạn nguồn thu của mình tại thị trường này, nhưng mặt khác doanh nghiệp sẽ kiếm được lợi nhuận cao hơn từ thị trường khác mà doanh nghiệp đang hoạt động vì chi phí đầu vào thấp hơn những đối thủ cạnh tranh khác. Do đó, cần thiết phải xác định lại cấu thành của hành vi áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong điều kiện giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh theo hướng chủ thể của hành vi áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong điều kiện giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh có thể là doanh nghiệp hoạt động trên một thị trường tạo thuận lợi cho doanh nghiệp khác ở thị trường thứ cấp hoặc doanh nghiệp hoạt động trên nhiều thị trường theo như phân tích ở trên.

Mặc khác, tính nguy hại của hành vi này còn nằm ở việc bóp méo tương quan cạnh tranh khi làm cho chi phí đầu vào của các đối thủ cạnh tranh khác nhau để một hoặc một số doanh nghiệp hưởng lợi từ sự phân biệt ấy.

Thêm vào đó, đối với hành vi áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong các giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh, các nhà làm luật Việt Nam nên tính đến giá trị của hợp đồng và thời điểm xác lập giao dịch. Nếu trường hợp giá trị của hợp đồng lớn thì dĩ nhiên doanh nghiệp sẽ được ưu đãi hơn các doanh nghiệp khác về điều kiện giao dịch. Còn về trường hợp thời điểm xác lập giao dịch, thì tùy từng thời điểm giao dịch mà có các điều kiện khác nhau vì mức độ biến động của thị trường diễn ra vô cùng phức tạp, không ổn định.

3.2.5 Về biện pháp xử lý vi phạm

Pháp luật cạnh tranh quy định hệ thống các hình thức xử lý vi phạm đối với hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bao gồm ba hình thức đó là hình phạt chính (phạt tiền), hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả. Theo tác giả thì việc phân biệt hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả là không cần thiết, nên rút gọn lại còn hai hình thức xử lý vi phạm là hình phạt chính (phạt tiền) và biện pháp khắc phục hậu quả. Trong đó hình phạt chính được áp dụng đối với mọi trường hợp

GVHD: ThS Nguyễn Mai Hân 61 SVTH: Lê Thị Hồng Thắm

khi cơ quan cạnh tranh đưa ra quyết định xử lý vi phạm, còn biện pháp khắc phục hậu quả sẽ được cơ quan cạnh tranh quyết định trong trường hợp cần thiết. Cần ban hành các văn bản quy định cụ thể hơn về việc xử lý vi phạm. Đặc biệt đối với hình phạt chính (phạt tiền) cần quy định mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm nên được xác định trên doanh thu của doanh nghiệp trên thị trường liên quan của năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm. Vì có nhiều trường hợp, doanh nghiệp kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, nhưng khi thực hiện hành vi vi phạm doanh nghiệp lại bị xử phạt trên tổng doanh thu trước năm thực hiện hành vi của mình, điều này chưa thực sự khách quan, theo tác giả chỉ nên xử lý trên doanh thu trên thị trường liên quan của lĩnh vực mà doanh nghiệp có hành vi lạm dụng.

Đối với biện pháp khắc phục hậu quả cần bổ sung một số biện pháp mới như buộc doanh nghiệp công bố quyết định xử lý vi phạm đối với hành vi vi phạm của họ; đăng thông cáo với nội dung do cơ quan cạnh tranh quy định trên một số tờ báo hay ấn phẩm khác theo chỉ định của cơ quan cạnh tranh; đưa nội dung quyết định xử lý vi phạm vào trong nội dung báo cáo hoạt động thường niên của doanh nghiệp; buộc lãnh đạo và nhân viên của các doanh nghiệp vi phạm phải tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn về pháp luật cạnh tranh. Với những biện pháp khắc phục hậu phải trên tác giả tin chắc rằng ý thức tuân thủ pháp luật về cạnh tranh của các doanh nghiệp sẽ được nâng cao.

3.2.6 Về những vấn đề khác

- Nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức trong Cục Quản

lý cạnh tranh, đặc biệt là trình độ của các điều tra viên, các cán bộ có liên quan

trong việc điều tra xử lý vụ việc lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường

Việc điều tra, xử lý các vụ việc lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường là hết sức khó khăn và phức tạp. Tố tụng cạnh tranh thường thông qua hai giai đoạn trong đó Cục quản lý cạnh tranh thụ lý, tổ chức điều tra sơ bộ, điều tra chính thức, lập báo cáo điều tra vụ việc và sau đó gửi kết quả điều tra lên Hội đồng cạnh tranh. Hội đồng cạnh tranh sẽ tổ chức phiên điều trần và đưa ra quyết định xử lý... Như vậy, có thể thấy rằng người đưa ra quyết định cuối cùng là Hội đồng cạnh tranh nhưng phán quyết của Hội đồng cạnh tranh lại dựa vào kết quả điều tra của Cục quản lý cạnh tranh. Việc giải quyết một vụ việc lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường có đúng hay không, hợp pháp hay không sẽ phụ thuộc chủ yếu vào giai đoạn điều tra của Cục Quản lý cạnh tranh, mà người trực tiếp thực hiện là các điều tra viên vụ việc.

GVHD: ThS Nguyễn Mai Hân 62 SVTH: Lê Thị Hồng Thắm

Xuất phát từ vai trò quan trọng của các điều tra viên, những cán bộ trực tiếp trong việc điều tra xử lý vụ việc lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, để các vụ việc xử lý lạm

Một phần của tài liệu một số lý luận về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường để hạn chế cạnh tranh tại việt nam (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)