Thực trạng hiện nay về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường

Một phần của tài liệu một số lý luận về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường để hạn chế cạnh tranh tại việt nam (Trang 53)

trường

Trong những năm qua, việc các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thực hiện hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường để hạn chế cạnh tranh diễn ra vô cùng phức tạp. Điều này đã làm ảnh hưởng đến thị trường cạnh tranh lành mạnh của nước ta. Điển hình là các cuộc cạnh tranh quyết liệt của các doanh nghiệp trên thị trường nước ngọt, bột giặt, bia, xăng dầu… có dấu hiệu của hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường để hạn chế cạnh tranh. Tác giả sơ lược một số vụ việc điển hình sau:

Vụ việc thứ nhất: Cuộc chiến trong ngành sản xuất nước giải khát giữa các hãng nước ngoài như Coca Cola, Pepsi và các hãng sản xuất trong nước như Mekofood (sản xuất nước ngọt có gas nhãn hiệu Festi) và công ty nước giải khát Tribeco. Khi vừa mới đặt chân vào thị trường Việt Nam, Coca Cola đã hạ giá bán bằng cách tăng dung tích chai từ 207ml lên 300ml nhưng vẫn giữ nguyên giá bán 1.500 đồng. Với chiến lược cạnh tranh tương tự, Pepsi đưa ra loại chai 500ml nhưng giá bán chỉ là 1.600 đồng. Trong khi đó Tribeco sản xuất loại chai với dung tích 207ml với giá bán 1.100 đồng, còn chai Festi 200ml với giá 2.200 đồng. Do đó, sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước khó có thể cạnh tranh với các sản phẩm được sản xuất bởi các hãng nước ngoài. Hơn thế, đầu năm 1996, công ty liên doanh Coca Cola Ngọc Hồi áp dụng chế độ khuyến mại theo hình thức mua 3 kết Coca Cola hoặc Sprite được tặng thêm 1 kết hoặc mua 5 thùng được tặng thêm 1 thùng. Nếu tính chi tiết thì Coca Cola đã hạ giá bán đến 25%. Trong khi đó, với mức thuế doanh thu cho mặt hàng nước ngọt là 8%, cộng với thuế nhập khẩu hương liệu là 30% thì khó có thể xây dựng một giá thành sản xuất thấp hơn giá bán theo kiểu khuyến mại như trên57. Công ty Mekofood không đủ sức trong cuộc cạnh tranh và đành phải bỏ

57

PGS-TS Nguyễn Như Phát, ThS Nguyễn Ngọc Sơn, Phân tích và luận giải các quy định của Luật Cạnh tranh về

hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2006, trang 91.

GVHD: ThS Nguyễn Mai Hân 50 SVTH: Lê Thị Hồng Thắm

cuộc. Riêng công ty nước giải khát Tribeco nhờ có sự thay đổi chiến lược kinh doanh nên vẫn tồn tại nhưng trong thế yếu. Công ty đã giảm khoảng 50% công suất nước ngọt để sản xuất sữa đậu nành để không làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống công nhân, cố gằng kìm giữ thị phần nước ngọt sao cho đừng xuống quá thấp, đồng thời dùng lãi từ các năm trước cộng với lãi từ sữa đậu nành chuyển qua để hạn chế lỗ. Mục tiêu hiện nay của công ty Tribeco là bảo toàn được đồng vốn trước các đòn cạnh tranh không cân sức của hai người khổng lồ là Coca Cola và Pepsi58. Đây chính là một kiểu phá giá nhằm thôn tính đối thủ cạnh tranh để giành khách hàng và thị trường.

Vụ việc thứ hai: Vụ án nhà máy bia Việt Nam áp đặt cho các doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường bia chai thông qua hành vi buộc khách hàng muốn ký kết hợp đồng phải hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa khác không liên quan trực tiếp đến cam kết của bên nhận đại lý theo quy định của pháp luật về đại lý. Theo đó, trong quá trình phát triển mạng lưới phân phối sản phẩm của mình, nhà máy bia Việt Nam đã buộc các nhà phân phối phải ký một hợp đồng độc quyền trong đó có một điều khoản là “Bên A được độc quyền bán và quảng cáo tiếp thị các nhãn hiệu bia của bên A tại cơ sở kinh doanh của bên B. Bên B không được bán và làm quảng cáo, khuyến mại hoặc cho hoạt động tiếp thị cho bất kỳ nhãn hiệu bia nào khác như San Miguel, Carlsberg, Foster, BGI, Sài Gòn, Special…”59. Với những cơ sở nhỏ hoặc chưa ký các hợp đồng độc quyền thì nhân viên tiếp thị của nhà máy bia Việt Nam sẽ gây áp lực, buộc phải trả lại hoặc đem cất vào kho những nhãn hiệu khác. Thêm vào đó, nhà máy bia Việt Nam mua chuộc các nhân viên phục vụ tại các quán chưa ký hợp đồng độc quyền để khi khách hàng gọi đồ uống thì các nhân viên này chỉ đem các sản phẩm của nhà máy bia Việt Nam là Tiger hoặc Heniken, trừ khi bị khách hàng phản đối. Nổi bật nhất là việc nhà máy bia Việt Nam đã kiện quán Cây Dừa do doanh nghiệp này đã để nhân viên Laser đến đặt băng rôn khuyến mại trong khi đã kí hợp đồng độc quyền với nhà máy bia Việt Nam vào năm 2003. Kết quả cuối cùng theo phán quyết của tòa án là phần thắng thuộc về nhà máy bia Việt Nam do lúc này Luật Cạnh tranh vẫn chưa được ra đời và hành vi của nhà máy bia Việt Nam không bị xem xét có phải là hành vi vi phạm hay không.

58

Tạp chí phát triển kinh tế số 1/2004, vấn đề bán phá giá ở Việt nam và cơ hội kinh doanh bình đẳng,

http://luatdauthau.net/van-de-ban-pha-gia-o-viet-nam-va-co-hoi-kinh-doanh-binh-dang.html.

59

Hải Đăng, Dự luật cạnh tranh: chủ yếu bảo vệ người tiêu dùng, http://tuoitre.vn/Kinh-te/27761/Du-luat-canh- tranhnbspchu-yeu-bao-ve-nguoi-tieu-dung.html.

GVHD: ThS Nguyễn Mai Hân 51 SVTH: Lê Thị Hồng Thắm

Tóm lại, trong các vụ việc trên, do chưa có sự ra đời của Luật Cạnh tranh, các doanh nghiệp đã không thể bảo vệ quyền lợi của mình thông qua việc khởi kiện lên cơ quan cạnh tranh. Do đó, chúng ta chưa thấy được sự khó khăn của cơ quan chức năng, người tiến hành điều tra khi xác định hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnhthị trường cùng với sự hạn chế của pháp luật Cạnh tranh trong các quy định về hành vi trên. Vì lẽ đó, tác giả xin đi sâu vào phân tích vụ việc của sáu doanh nghiệp điện ảnh bao gồm Công ty cổ phần phim Thiên Ngân (sau đây gọi tắt là Galaxy), Điện ảnh Truyền thông Sài Gòn, Trung tâm phát hành phim và chiếubóng Đồng Nai, Điện ảnh Sài Gòn, Điện ảnh Hà Nội, Điện ảnh 212 khởi kiện Công ty trách nhiệm hữu hạn Truyền Thông Magastar (sau đây gọi tắt là Megastar) ra trước Cục quản lý cạnh tranh về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường để hạn chế cạnh tranh vào tháng 3 năm 2010. Tác giả xin tóm tắt vụ việc như sau:

Cuối năm 2005, Megastar chính thức có mặt tại Việt Nam với mô hình doanh nghiệp liên doanh, trong đó, 90% vốn góp là của công ty Envoy Media Partners Ltd.., phần còn lại là của công ty văn hóa Phương Nam. Với sự xuất hiện của Megastar, nền điện ảnh Việt Nam đã có những bước phát triển nhảy vọt, người yêu điện ảnh Việt có thể tiếp cận với hệ thống phòng chiếu hiện đại, phong cách phục vụ chuyên nghiệp và những bộ phim thuộc hàng “Bom tấn” như Harry potter, avatar, X-men, Transformer… Tuy nhiên, cũng vì thế Megastar đã hất cẳng các hãng phim như Galaxy, BHD để có được quyền lực lớn nhất trong ngành điện ảnh Việt Nam. Và để có thể tồn tại dưới quyền lực của Megastar, các doanh nghiệp điện ảnh còn lại đã liên kết đứng chung một “chiến tuyến” trong “cuộc chiến” nhờ cậy pháp lý. Theo đó, tháng 3 năm 2010, sáu doanh nghiệp gồm: Galaxy, trung tâm phát hành phim và chiếu bóng Đồng Nai, Điện ảnh Truyền thông Sài Gòn, Điện ảnh Sài Gòn, Điện ảnh Hà Nội, Điện ảnh 212 đã đồng đứng đơn khiếu nại lên Cục quản lý cạnh tranh cáo buộc Meastar lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường với các hành vi bao gồm:

Hành vi ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng khi áp dụng chính sách phí thuê phim tối thiểu trên mỗi người xem phim. Theo đó, từ tháng 6 năm 2009, Megastar áp dụng thu 25.000 đồng trên vé mà sáu doanh nghiệp điện ảnh bán ra, khiến cho các doanh nghiệp phải nâng giá vé và khách hàng phải chịu thiệt hại hại khi giá vé tăng. Cụ thể, theo cách thu này, nếu doanh nghiệp bán vé với giá thấp hơn 25.000 đồng thì vẫn phải trả cho Megastar 25.000 đồng. Nếu giá vé lớn hơn 25.000 đồng thì có 2

GVHD: ThS Nguyễn Mai Hân 52 SVTH: Lê Thị Hồng Thắm

trường hợp: nếu giá vé nhỏ hơn 60.000 đồng thì sẽ trả cho Megastar 25.000 đồng, ngược lại nếu lớn hơn 60.000 đồng thì phải trả cho Megastar theo tỷ lệ 50%60.

Hành vi buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng khi buộc các doanh nghiệp phải thuê phim khác kèm theo phim muốn thuê. Cụ thể, Galaxy muốn có phim Transformer để trình chiếu phải kèm phim Ice Age (là một phim hoạt hình).

Hành vi áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ khi Megastar đã áp đặt cho các doanh nghiệp về phòng chiếu, giờ chiếu, suất chiếu. Cụ thể Megastar buộc các doanh nghiêp phải chiếu phim do Megastar phân phối tại các phòng chiếu lớn có nhiều ghế do Megastar chỉ định vào những “giờ vàng” mà Megastar yêu cầu với số lượt chiếu nhất định.

Trên thực tế, Megastar hoạt động trên hai thị trường gồm: Thị trường phân phối phim và thị trường chiếu phim. Trong khi đó các doanh nghiệp khiếu nại là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chiếu phim. Như vậy, Megastar đóng hai vai trò: (1) Nhà phân phối, (2) Công ty chiếu phim. Với vai trò nhà phân phối, Megastar là người bán, các doanh nghiệp khác là khách hàng của Megastar. Với vai trò đơn vị chiếu phim, Megastar là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp điện ảnh khác. Bản chất của hành vi đó là Megastar sẽ phân phối cho các doanh nghiệp điện ảnh khác với giá cao, qua đó làm cho chí phí của đối thủ cạnh tranh tăng lên. Có như vậy, Megastar sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn so với các doanh nghiệp đối thủ trên thị trường chiếu phim. Phải chăng Megastar đã vi phạm vào Điều 29 Nghị định 116/2005/NĐ-CP về hành vi áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong điều kiện giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh.

Đối với vụ việc này vấn đề đầu tiên cần xác định là thị trường liên quan. Thị trường liên quan bao gồm thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan. Trong trường hợp này thị trường sản phẩm liên quan là thị trường phân phối các phim nước ngoài để chiếu rạp. Thị trường địa lý liên quan là phạm vi toàn quốc. Tiếp đó chúng ta cần xác định Megastar có vị trí thống lĩnh thị trường hay không. Theo quy định của Luật cạnh tranh Việt Nam thì doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan, hoặc doanh nghiệp tuy không có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan nhưng có khả năng gây hạn chế cạnh tranh

60

Quỳnh Như, Vụ Megastar ép khách hàng: có “kiện” mới thấy luật có kẻ hở, http://tuoitre.vn/Kinh-te/378793/Vu- Megastar-ep-khach-hang-Co-%E2%80%9Ckien%E2%80%9D-moi-thay-luat-con-ke-ho.html.

GVHD: ThS Nguyễn Mai Hân 53 SVTH: Lê Thị Hồng Thắm

một cách đáng kể. Do đó, chỉ cần xác định Megastar có thị phần từ trên 30% trên thị trường liên quan thì doanh nghiệp này đương nhiên có vị trí thống lĩnh thị mà không cần phải xét đến yếu tố khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của doanh nghiệp này. Theo khoản 5 Điều 3 Luật cạnh tranh quy định thị phần của doanh nghiệp đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định là tỷ lệ phần trăm giữa doanh thu bán ra của doanh nghiệp này với tổng doanh thu của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó trên thị trường liên quan hoặc tỷ lệ phần trăm giữa doanh số mua vào của doanh nghiệp này với tổng doanh số mua vào của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm. Theo như lập luận của các bên khiếu nại Megastar thì Megastar là doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường xuất phát từ chỗ 90% các phim nhựa chiếu rạp là phim nước ngoài, được doanh nghiệp này nhập khẩu từ các hãng sản xuất phim nước ngoài. Tuy nhiên, để khẳng định Megastar là doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thì cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh phải xác định doanh số mua vào của Megastar chiếm từ 30% trở lên tổng doanh số mà tất cả các nhà nhập khẩu phim của Việt Nam bỏ ra để nhập khẩu phim. Còn nếu chỉ căn cứ vào số lượng phim nhập khẩu của Megastar thì chưa đủ cơ sở để kết luận Megastar chiếm vị trí thống lĩnh thị trường hay chưa. Do vậy, những phân tích tiếp theo đây chỉ có ý nghĩa khi xác định được Megastar là doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường tại Việt Nam trong lĩnh vực phân phối phim chiếu lại tại Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với hành vi ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng vì theo quy định của khoản 3 Điều 27 Nghị định 116/2005/NĐ-CP thì hành vi này chỉ xảy ra đối với hàng hóa. Trong khi đó, phim ảnh được xem là một loại hình dịch vụ chứ không phải hàng hóa. Đây chính là lý do các doanh nghiệp rút lại khởi kiện đối với hành vi này của Megastar. Điều này đã thực sự gây bức xúc trong dư luận khi khách hàng bị thiệt hại rất nhiều với hành vi trên của Megastar nhưng lại không có cơ sở để xử lý hành vi này.

Đối với hành vi áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong điều kiện giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh, doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường đã tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn cho các doanh nghiệp khác ở thị trường thứ cấp. Như trường hợp của Megastar, hãng chiếu phim này có ưu thế hơn các hãng khác từ việc chi phí đầu vào thấp hơn. Chính điều này đã làm cho tương quan cạnh tranh trên thị trường không phản ánh đúng năng lực thực sự của các đối thủ cạnh tranh. Nói cách khác, cạnh tranh đã bị làm cho “sai lệch” bởi doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường. Nhưng theo hướng dẫn của Điều 29 Nghị định 116/2005/NĐ-CP thì rất khó xử lý trường

GVHD: ThS Nguyễn Mai Hân 54 SVTH: Lê Thị Hồng Thắm

hợp này của Megastar. Bởi theo cách diễn đạt của điều luật này thì hành vi áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong điều kiện giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường là nhằm làm cho một hoặc một số khách hàng của mình có lợi hơn so với các khách hàng khác. Nhưng trong trường hợp này do Megastar hoạt động trên hai thị trường như đã phần tích ở trên, Megastar vừa đứng ở vai trò cung cấp vừa đứng ở vai trò phân phối nên điều luật này không thể áp dụng.

Đối với hành vi buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng được thể hiện dưới hai hình thức là gắn việc mua, bán hàng hóa, dịch vụ là đối tượng của hợp đồng với việc phải mua hàng hóa, dịch vụ khác từ nhà cung cấp hoặc người chỉ định trước hoặc thực hiện thêm một hoặc một số nghĩa vụ nằm ngoài phạm vi cần thiết để thực hiện hợp đồng61. Trong trường hợp này, Megastar đã đưa ra điều kiện buộc các doanh nghiệp điện ảnh phải thuê kèm những bộ phim khác nếu muốn được thuê phim chính. Hành vi này có thể được xem dưới góc độ hành vi gắn việc thuê phim chính với việc phải thuê kèm phim khác. Như vậy, các doanh

Một phần của tài liệu một số lý luận về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường để hạn chế cạnh tranh tại việt nam (Trang 53)