Về mục tiêu của Luật cạnh tranh

Một phần của tài liệu một số lý luận về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường để hạn chế cạnh tranh tại việt nam (Trang 59)

Vẫn tồn tại các quan điểm khác nhau khi đề cập đến mục tiêu của Luật cạnh tranh Việt Nam. Theo đó, các mục tiêu của căn bản của Luật cạnh tranh chưa được xác định một cách rõ ràng và thấu đáo62. Về cơ bản có hai cách hiểu khác nhau về mục tiêu của Luật cạnh tranh đó là:

 Cách hiểu thứ nhất: Theo quan niệm của trường phái cạnh tranh Harvard, cấu trúc thị trường được coi là xuất phát điểm. Theo đó, chỉ cần cấu trúc thị trường tốt, hệ quả là doanh nghiệp không thể có hành vi lạm dụng. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, người bán chỉ là người chấp nhận giá mà không phải là người quyết định giá. Tự thân quy luật cung cầu sẽ đào thải doanh nghiệp ra khỏi thị trường khi doanh nghiệp thực hiện hành vi không phù hợp với quy luật. Kết quả là người tiêu dùng là người được hưởng lợi từ chính quá trình đó63. Như vậy, theo mô hình này, để bảo vệ cạnh tranh thì mục tiêu mà Luật cạnh tranh theo đuổi đó là bảo vệ cấu trúc của thị trường. Do đó, mọi hành vi xâm hại đến cấu trúc của thị trường sẽ phải bị xử lý.

62

Lê Danh Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc, Nguyễn Ngọc Sơn, Giáo trình Luật cạnh tranh, Nxb Đại học kinh tế - Luật, Đại

học quốc gia Thành phố Hồ chí Minh, 2010, trang 35.

63

GVHD: ThS Nguyễn Mai Hân 56 SVTH: Lê Thị Hồng Thắm

 Cách hiểu thứ hai: Thay vì lựa chọn bảo vệ cấu trúc của thị trường, mục tiêu của Luật cạnh tranh sẽ là hiệu quả cạnh tranh. Theo đó, trong quá trình xử lý, cơ quan thực thi sẽ xem xét các khía cạnh của hành vi, xem xét sự tác động của hành vi đó đối với môi trường cạnh tranh như thế nào. Có nghĩa là, có thể có những hành vi mặc dù xâm phạm đến quyền lợi của doanh nghiệp khác nhưng nhìn tổng thể thì hiệu quả đạt được sẽ lớn hơn thiệt hại mà hành vi mang lại. Được giao cho quyền sáng tạo trong quá trình thực thi, cơ quan thực thi pháp luật cạnh tranh Việt Nam sẽ không bị gò bó trong những điều khoản với cấu thành cứng nhắc. Theo đó, những đặc thù của từng loại hoàn cảnh cụ thể trong các vụ việc sẽ được quan tâm một cách thích đáng. Nói cách khác, các mặt lợi và hại của hành vi sẽ được cân nhắc một cách đầy đủ. Qua đó, cơ quan thực thi sẽ rút ra được kết luận là hành vi có lợi hay có hại cho thị trường.

Như vậy, mục tiêu của Luật cạnh tranh Việt Nam cần phải được xác định lại theo hướng rõ ràng và cụ thể hơn. Giải pháp là chúng ta phải lựa chọn bảo vệ cấu trúc thị trường hay hiệu quả của cạnh tranh. Từ đó, chúng ta sẽ xây dựng lại các quy định tiếp theo của Luật cạnh tranh theo hướng cụ thể hóa mục tiêu mà chúng ta đã lựa chọn từ đầu.

Một phần của tài liệu một số lý luận về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường để hạn chế cạnh tranh tại việt nam (Trang 59)