Hành vi vi phạm

Một phần của tài liệu một số lý luận về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường để hạn chế cạnh tranh tại việt nam (Trang 28)

Áp đặt giá mua hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý

Hành vi này xảy ra khi doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường đóng vai trò là người mua hàng hóa, dịch vụ. Doanh nghiệp sẽ dùng quyền lực thị trường do vị trí thống lĩnh của mình mang lại để buộc khách hàng của mình là người bán sản phẩm, cung ứng dịch vụ phải bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành của sản phẩm. Để xác định

GVHD: ThS Nguyễn Mai Hân 25 SVTH: Lê Thị Hồng Thắm

hành vi vi phạm, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành so sánh giá thành của sản phẩm và giá mua hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường. Giá thành sản phẩm là tổng giá thành sản xuất hàng hóa, dịch vụ bao gồm chi phí vật tư trực tiếp (chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu…), chi phí nhân công trực tiếp (các khoản trả cho người lao động trực tiếp sản xuất như tiền lương, tiền công…), chi phí sản xuất chung (chi phí chung phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp như tiền lương, phụ cấp…) và chi phí lưu thông hàng hóa, dịch vụ bao gồm tiền lương, chi phí tiếp thị, chi phí vận chuyển, chi phí bảo quản…24 Khi tiến hành kinh doanh thì bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn thu được lợi nhuận. Họ sẽ tiến hành các hoạt động thương mại bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại để nhằm mục đích sinh lợi25. Như vậy, việc doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ dưới giá thành sản xuất là trái với mong muốn của các doanh nghiệp bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đó. Vì thế, nếu giá mua của giao dịch thấp hơn so với giá thành sản xuất của sản phẩm thì có thể kết luận hành vi vi phạm của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường. Thiệt hại mà khách hàng phải gánh chịu là mức chênh lệch giữa giá thành và giá thực tế mà doanh nghiệp đã mua. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp việc áp đặt giá mua hàng hóa, dịch vụ thấp hơn giá thành cũng bị xem là vi phạm. Khoản 1 Điều 27 Nghị định 116/2005/NĐ-CP cho phép doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ đã mua trước đó hay có khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa hoặc biến động bất thường làm giá bán buôn hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ trên thị trường liên quan giảm tới mức dưới giá thành sản xuất trong thời gian sáu mươi ngày liên tiếp so với trước.

Áp đặt giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý

Hành vi này xảy ra khi doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường là người bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng. Doanh nghiệp sẽ sử dụng vị trí thống lĩnh thị trường của mình để tăng giá thành sản phẩm. Theo đó, trong thời gian tối thiểu sáu mươi

24

Xem Điều 24, Điều 25 Nghị định 116/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật

cạnh tranh.

25

GVHD: ThS Nguyễn Mai Hân 26 SVTH: Lê Thị Hồng Thắm

ngày liên tiếp, giá bán lẻ trung bình của hàng hóa, dịch vụ trên thị trường liên quan tăng một lần hoặc nhiều lần vượt quá 5% so với giá bán trước thời gian tối thiểu đó. Thiệt hại mà khách hàng phải gánh chịu là mức giá tăng lên của hàng hóa, dịch vụ. Cụ thể, “phần tăng thêm sẽ làm tăng thu nhập của doanh nghiệp cũng chính là lợi ích mà họ bóc lột từ khách hàng”26.Giống như quy định đối với hành vi áp đặt giá mua hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý gây thiệt hại cho khách hàng, Nghị định 116/2005/NĐ-CP cũng đưa ra những tình huống mà khi xảy ra thì doanh nghiệp dù có bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên giá thành sản xuất cũng không bị xem là vi phạm, cụ thể hiện tượng tăng giá xảy ra khi mức cầu của hàng hóa, dịch vụ trên thị trường tăng đột biến vượt quá năng lực sản xuất hoặc công suất thiết kế của doanh nghiệp hoặc có biến động bất thường của thị trường làm tăng giá thành sản xuất của hàng hóa, dịch vụ tăng vượt quá 5% trong thời gian sáu mươi ngày liên tiếp trước khi có sự tăng giá. Theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Nghị định 116/2005/NĐ-CP thì các nhà làm luật Việt Nam đang mong muốn ngăn cấm hiện tượng tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý chứ không ngăn cấm việc đặt ra mức giá bất hợp lý gây thiệt hại cho khách hàng theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật Cạnh tranh 2004, bởi lẽ, cơ quan có thẩm quyền sẽ không thể xử lý doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường nếu doanh nghiệp tăng giá không vượt quá 5% hoặc mặc dù doanh nghiệp áp đặt giá quá cao so với giá thực tế của sản phẩm nhưng không có sự tăng giá sản phẩm thì cơ quan có thẩm quyền không thể xử lý được. Theo kinh nghiệm của các nước, hành vi áp đặt giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý được mô tả là hành vi ấn định mức giá cao một cách vô lý. Theo đó, cơ quan cạnh tranh sẽ xác định một mức giá bất hợp lý dựa vào chi phí sản xuất và tình hình thị trường, và sau đó đem so sánh với giá bán sản phẩm thực tế. Nếu giá bán thực tế quá cao so với mức giá hợp lý đó thì có thể kết luận có sự vi phạm. Sau đó, cơ quan cạnh tranh sẽ chứng minh mức giá mà doanh nghiệp áp đặt là bất hợp lý. Cuối cùng, cơ quan cạnh tranh sẽ xem xét những lý do dẫn đến việc bán giá quá cao như do chi phí tăng hoặc do nhu cầu tăng… Cách tiếp cận này mới thực sự diễn tả đúng về hành vi áp đặt giá bán bất hợp lý gây thiệt hại cho khách hàng27.Tuy nhiên, “các

26

PGS-TS Nguyễn Như Phát, ThS Nguyễn Ngọc Sơn, Phân tích và luận giải các quy định của Luật Cạnh tranh về

hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2006,

trang 105.

27

PGS-TS Nguyễn Như Phát, ThS Nguyễn Ngọc Sơn, Phân tích và luận giải các quy định của Luật Cạnh tranh về

hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2006,

GVHD: ThS Nguyễn Mai Hân 27 SVTH: Lê Thị Hồng Thắm

nhà hoạch định chính sách cạnh tranh khuyến cáo việc ngăn cấm hành vi định giá cao cần phải lưu ý khả năng cơ quan cạnh tranh có thể điều tiết quá sâu vào quan hệ thị trường, bởi giá cả thể hiện khả năng tìm kiếm lợi nhuận trên thị trường và lợi nhuận lại có vai trò tác động cho việc gia nhập hay rút khỏi thị trường. Khi đó, Nhà nước lạm dụng quy định này để điều tiết giá cả có thể làm cho vai trò trên của lợi nhuận bị vô hiệu”28.

Ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng

Hành vi ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng phản ánh mối quan hệ giữa doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường với các doanh nghiệp phân phối, doanh nghiệp bán lẻ. Khi phân tích hành vi ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng, chúng ta cần phải phân biệt hành vi này với hành vi thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật cạnh tranh 2004 bởi vì hai hành vi trên theo kinh tế học thì đều xem là một dạng thỏa thuận về giá. Theo đó, hành vi thỏa thuận giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp theo quy định tại Điều 14 Nghị định 116/2005/NĐ-CP là việc thống nhất cùng hành động của các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh của nhau để từ đó xác định một mức giá chung hay một công thức tính giá chung mà các thành viên tham gia sẽ áp dụng29. Như vậy, đối với hành vi thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, thì các doanh nghiệp phải là đối thủ cạnh tranh của nhau, và việc áp dụng giá đã thỏa thuận là kết quả của sự tự nguyện của chính các doanh nghiệp đó. Trong khi đó, như đã phân tích ở trên, hành vi ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng là kết quả của sự áp đặt giữa các doanh nghiệp có vị trí không ngang bằng. Luật cạnh tranh 2004 sử dụng cụm từ “định giá bán lại tối thiểu” để thể hiện sự áp đặt của hành vi lạm dụng. Theo quan điểm của các nhà lập pháp Canađa, những nổ lực của doanh nghiệp trong việc thuyết phục các nhà phân phối tăng hoặc giảm giá không phải là sự vi phạm. Bởi lẽ, trong thực tế, các doanh nghiệp thường xuyên cung cấp cho hệ thống phân phối sản phẩm của mình thông tin về diễn biến thị trường cũng như những dự báo của thị trường trong tương lai, để từ đó đưa ra những gợi ý về chiến lược giá cả. Những hành vi như thế về mặt kinh tế mang lại hiệu quả trong kinh doanh cho các doanh nghiệp

28

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OEDC) – Ngân hàng thế giới, Khuôn khổ cho việc xây dựng và thực thi luật

và chính sách cạnh tranh, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2004, trang 170.

29

PGS-TS Nguyễn Như Phát, ThS Nguyễn Ngọc Sơn, Phân tích và luận giải các quy định của Luật Cạnh tranh về

hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2006,

GVHD: ThS Nguyễn Mai Hân 28 SVTH: Lê Thị Hồng Thắm

và tạo nên sự thống nhất của hệ thống phân phối sản phẩm30.Khi doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thực hiện hành vi ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng thì các doanh nghiệp phân phối, các nhà bán lẻ chỉ có thể bán hàng hóa với mức giá cao hơn mức giá đã được ấn định. Khác với hành vi áp đặt giá mua, giá bán bất hợp lý gây thiệt hại cho khách hàng, hành vi ấn định giá bán lại tối thiểu phản ánh mối quan hệ giữa doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường với các nhà phân phối, các nhà bán lẻ của mình. Tuy nhiên, đối tượng mà doanh nghiệp có vị trí thống lịnh thị trường hướng đến để bóc lột lại là chính khách hàng của doanh nghiệp. Khoản 2 Điều 3 Luật cạnh tranh 2004 quy định việc gây thiệt hại cho khách hàng là dấu hiệu cơ bản để xác định sự vi phạm. Tuy nhiên, các nhà làm luật lại không mô tả thế nào là thiệt hại mà khách hàng phải gánh chịu. Đây là một kẻ hở rất lớn của pháp luật, bởi lẽ, việc ấn định giá bán lại tối thiểu có thể nằm trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp với mục đích ngăn chặn các nhà phân phối, nhà bán lẽ hàng hóa với giá thấp để từ đó tạo thế độc quyền. Vì thế, việc xác định hành vi ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng nên chỉ được đặt ra khi doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường sử dụng quyền lực thị trường để bóc lột khách hàng bằng cách giới hạn quyền lựa chọn của họ. Hơn nữa, việc các nhà làm luật Việt Nam chỉ quy định hành vi ấn định giá bán lại tối thiểu chỉ đối với hàng hóa mà không có dịch vụ là một thiếu sót rất lớn, do các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường hoàn toàn có thể áp đặt các nhà phân phối, nhà bán lẻ không được cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn mức giá mà các doanh nghiệp đó đã cung cấp nhưng các cơ quan cạnh tranh lại không có cơ sở để xử lý.

Một phần của tài liệu một số lý luận về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường để hạn chế cạnh tranh tại việt nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)