Đặc điểm chức danh

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chất lượng sống trong công việc đến sự hài lòng và kết quả công việc Nghiên cứu đối với nhân viên ngân hàng tại TP. Hồ Chí Minh (Trang 67)

Sử dụng kiểm định Independent-samples T-test. Kết quả T-test cho thấy giá trị sig trong kiểm định Levene của TT, QH, KT lớn hơn 0,05 nên phương sai giữa quản lý và nhân viên không khác nhau. Do vậy, ta sử dụng kết quả kiểm định t ở phần phương sai bằng nhau. Kết quả kiểm định t cho thấy không có sự khác nhau về sự thỏa mãn nhu cầu tồn tại, sự thỏa mãn nhu cầu kiến thức, sự thỏa mãn nhu cầu quan hệ giữa quản lý và nhân viên ở độ tin cậy 95% (giá trị sig của kiểm định t đều lớn hơn 0,05).

Riêng HL và KQ thì giá trị sig trong kiểm định Levene bé hơn 0,05 nên phương sai giữa quản lý và nhân viên của sự hài lòng trong công việc và kết quả công việc khác nhau. Sử dụng kết quả kiểm định t ở phương sai không bằng nhau, các giá trị sig của kiểm định t đều lớn hơn 0,05; do vậy, kết quả cho thấy cũng không có sự khác nhau về sự hài lòng trong công việc và kết quả công việc giữa chức danh quản lý và nhân viên (với độ tin cậy là 95%).

Bảng 4.6 Kết quả T-test đối với đặc điểm chức danh

CHỨC DANH Kết quả kiểm định Levene về sự bằng nhau của phương sai

Kết quả kiểm định t về sự bằng nhau của các trung bình

Sig. Sig. TT 0,605 0,597 QH 0,279 0,912 KT 0,703 0,176 HL 0,026 0,234 KQ 0,011 0,377 (Nguồn: Kết quả SPSS) 4.3.2 Đặc điểm giới tính

Tương tự, ở độ tin cậy 95%, có sự khác biệt giữa nam và nữ về sự thỏa mãn nhu cầu tồn tại, sự thỏa mãn nhu cầu quan hệ và sự thỏa mãn nhu cầu kiến thức (TT, QH, KT) vì sig của t-test lần lượt bằng 0,004; 0,008; 0,032 - đạt mức ý nghĩa (với kiểm định Levene có Sig 0,405; 0,044; 0,205 – trường hợp phương sai bằng nhau). Nam được đánh giá là có sự thỏa mãn về nhu cầu tồn tại, nhu cầu quan hệ và nhu cầu kiến thức đều cao hơn nữ (cảm nhận về sự thỏa mãn nhu cầu tồn tại của nữ là 3,86; còn nam là 4,20; cảm nhận sự thỏa mãn nhu cầu quan hệ của nữ là 3,99; còn của nam là 4,29; cảm nhận sự thỏa mãn nhu cầu kiến thức của nữ là 3,96; của nam là 4,21).

Bảng 4.7 Kết quả T-test đối với đặc điểm giới tính

GIỚI TÍNH Kết quả kiểm định Levene về sự bằng nhau của phương sai

Kết quả kiểm định t về sự bằng nhau của các trung bình

Sig. Sig. TT 0,405 0,004 QH 0,044 0,008 KT 0,205 0,032 HL 0,189 0,000 KQ 0,185 0,000 (Nguồn: Kết quả SPSS)

Bảng 4.8 Kết quả Independent t-test thống kê nhóm theo giới tính

Giới tính Giá trị trung bình Sai số thống kê Trung bình lệch chuẩn HL Nam 4,4321 0,55627 0,05403 Nữ 4,0574 0,70612 0,07238 KQ Nam 4,4292 0,54963 0,05338 Nữ 4,0878 0,39918 0,07212 (Nguồn: Kết quả SPSS)

Đồng thời, có sự khác biệt giữa nam và nữ về sự hài lòng trong công việc và kết quả công việc ở độ tin cậy 95%, vì Sig của T-test bằng 0,000 đạt mức ý nghĩa, với kiểm định Levene có Sig lần lượt bằng 0,189 và 0,185 – trường hợp phương sai bằng nhau). Nam cho rằng mình có sự hài lòng trong công việc và kết quả công việc cao hơn nữ (sự hài lòng trong công việc của nam là 4,43, còn của nữ là 4,05; kết quả công việc của nam là 4,42, còn của nữ là 4,08). Việc này có thể giúp nhà quản trị các ngân hàng đánh giá được phần nào tình hình nhân sự thông qua phân khúc theo giới tính, để có thể đưa ra những hoạt động tác động đến những phân khúc mà công ty cho rằng cần phải điều tiết.

4.3.3 Đặc điểm tình trạng hôn nhân

Cũng tương tự như trên, sử dụng kiểm định Independent-samples T-test để đánh giá về đặc điểm tình trạng hôn nhân. Kết quả thu được như sau:

Bảng 4.9 Kết quả T-test đối với đặc điểm tình trạng hôn nhân

TÌNH TRẠNG HÔN NHÂN Kết quả kiểm định Levene về

sự bằng nhau của phương sai

Kết quả kiểm định t về sự bằng nhau của các trung bình

Sig. Sig. TT 0,175 0,031 QH 0,189 0,002 KT 0,070 0,004 HL 0,009 0,000 KQ 0,004 0,000 (Nguồn: Kết quả SPSS)

Bảng 4.10 Kết quả Independent t-test thống kê nhóm theo tình trạng hôn nhân

Giới tính Giá trị trung bình Sai số thống kê Trung bình lệch chuẩn HL Độc thân 4,3770 0,64630 0,05313 Đã kết hôn 3,9115 0,56209 0,07795 KQ Độc thân 4,3919 0,63279 0,05203 Đã kết hôn 3,9183 0,55067 0,07636 (Nguồn: Kết quả SPSS)

Kết quả T-test cho thấy ở độ tin cậy 95%, tình trạng hôn nhân có ảnh hưởng đến các nhân tố thuộc chất lượng sống trong công việc, kết quả công việc và sự hài lòng trong công việc vì Sig của T-test đều bé hơn 0,05, đạt mức ý nghĩa. Tình trạng độc thân được cho rằng sẽ có sự hài lòng trong công việc và kết quả công việc cao hơn so với tình trạng đã kết hôn (kết quả công việc của tình trạng độc thân là 4,39 trong khi của tình trạng đã kết hôn là 3.91, còn sự hài lòng trong công việc của tình trạng độc thân là 4,37, của tình trạng đã kết hôn là 3,91). Nhà quản trị ngân hàng cần lưu ý vấn đề này trong công tác tuyển dụng nhân sự.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chất lượng sống trong công việc đến sự hài lòng và kết quả công việc Nghiên cứu đối với nhân viên ngân hàng tại TP. Hồ Chí Minh (Trang 67)