Nâng cao chất lƣợng sản phẩm và dịch vụthông tinđịa chí

Một phần của tài liệu Sản phẩm và dịch vụ thông tin địa chí tại thư viện tỉnh hải dương (Trang 60)

7. Bố cục của khóa luận

3.2.Nâng cao chất lƣợng sản phẩm và dịch vụthông tinđịa chí

Thư viện có phát triển, có thu hút đông đảo bạn đọc tới thư viện thì việc nâng cao chất lượng các SP & DV thông tin địa chí là hết sức cần thiết. Chất lượng các SP & DV có được nâng cao, cải thiện, khắc phục những hạn chế thì mới giúp thư viện khẳng định vai trò, vị trí, chức năng của mình trong lòng bạn đọc nói riêng và trong xã hội ngày càng phát triển nói riêng. Qua đó cho thấy chất lượng của các SP & DV thông tin địa chí chính là thước đo đánh giá

hiệu quả hoạt động của các cơ quan TT - TV vì vậy mà cần phải được quan tâm thường xuyên.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm thông tin: Nâng cao quá trình xử lý thông tin, mở rộng và xử lý sâu các đối tượng sử dụng để đa dạng hóa các SP & DV thông tin địa chí không chỉ về hình thức mà cả về nội dung đáp ứng nhu cầu tin của NDT.

+ Đối với các sản phẩm thông tin địa chí truyền thống như hệ thống mục lục cần có những biện pháp để nâng cao chất lượng như: Thường xuyên kiểm tra, kiểm kê, chấn chỉnh sao cho đầy đủ các loại phiếu mục lục, sắp xếp lại phiếu, bổ sung các phiếu rách nát, hư hỏng hoặc bị mất. Hồi cố, tu sửa lại các phiếu bị sai về khổ cỡ và nội dung sao cho đạt chuẩn.

+ Việc biên soạn thư mục địa chí cần giao cho cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có tầm hiểu biết về kinh tế, chính trị, văn hóa, đời sống của địa phương, nắm bắt được nhu cầu thiết yếu của NDT để đảm bảo nâng cao chất lượng các bản thư mục để đưa đến phòng phục vụ để thu hút NDT sử dụng.

+ Đối với các sản phẩm và dịch vụ thông tin địa chí hiện đại thì thư viện cần tăng cường và bổ sung thêm các nguồn tài liệu điện tử và CSDL tra cứu bắng máy tính. Bổ sung các tài liệu điện tử băng, đĩa CD phục vụ cho việc học ngoại ngữ. Tăng cường đường truyền tốc độ cao của việc tra cứu CSDL thuận tiện và nhanh chóng.

- Đối với việc nâng cao chất lượng dịch vụ thông tin địa chí.

+ Đối với dịch vụ mượn đọc tại chỗ và mượn về nhà được bạn đọc sử dụng nhiều và đa dạng nên cần được bổ sung thêm tài liệu địa chí mới mang tính thời sự và tiếp tục hiện đại hơn. Thư viện nên tiến tới việc phục vụ mượn trả tự động hóa với sự hỗ trợ của phần mềm thích hợp mà thư viện sử dụng,

để tiết kiệm thời gian công sức của cán bộ và NDT. Thường xuyên trao đổi, luân chuyển tài liệu giữa các thư viện để tiết kiệm kinh phí cho thư viện.

+ Đối với dịch vụ đa phương tiện đây là dịch vụ quan trọng giúp cho thư viện phát triển các tài liệu điện tử mang tính số hóa. Vì vây, thư viện cần xin thêm nguồn kinh phí để tu sửa và nâng cấp hệ thống máy tính với đường truyền tốc độ cao để tạo thuận lợi cho việc tra cứu tài liệu nhanh chóng của NDT. Đồng thời, đầu tư thêm các trang thiết bị như máy hút bụi, máy chống ẩm, điều hòa nhiệt độ để bảo quản thiết bị và nâng cao chất lượng phục vụ.

+ Đối với dịch vụ cung cấp theo yêu cầu cần nâng cao chất lượng phục vụ bằng việc tạo các SP & DV thông tin địa chí mang tính tổng hợp về địa phương như: Xây dựng các tổng luận khoa học, xây dựng những chuyên đề mà bạn đọc quan tâm rồi thu thập, chọn lọc và thống nhất đưa ra hình thức phụcvụ NDT theo định kì.

+ Đối với dịch vụ trao đổi thông tin đây là dịch vụ giúp giới thiệu, quảng bá thông tin tài liệu địa chí rộng rãi tới bạn đọc của địa phương và bạn đọc thế giới biết đến. Đối với hội nghi, hội thảo thư viện cần tổ chức thường xuyên để thu hút và nắm bắt kịp thời nhu cầu của NDT. Còn về tuyên truyền, giới thiệu tài liệu địa chí thư viện cần thu thập ghi lại cảm nhận, suy nghĩ của bạn đọc, lắng nghe những đóng góp ý kiến về chất lượng cũng như sự thiếu sót trong công tác phục vụ của cán bộ thư viện. Để từ đó có hướng giải quyết, khắc phục và nâng cao chất lượng tài liệu cũng như các sản phẩm và dịch vụ thông tin địa chí có trong thư viện.

+ Dịch vụ hỏi đáp và tư vấn thông tin thư viện cần tổ chức thi nghiệp vụ cho cán bộ để họ có kĩ năng chuyên môn, chuyên sâu trong mọi lĩnh vực để giúp định hướng đúng đắn trong việc tìm hiểu và mượn tài liệu của bạn đọc, từ đó nâng cao chất lượng phục vụ tốt hơn nữa và thỏa mãn nhu cầu của NDT.

Trong những năm qua, việc tổ chức và hoàn thiện vốn tài liệu, địa chí thư viện tỉnh Hải Dương đã tiến hành biên soạn hệ thống các thư mục địa chí để khai thác, giới thiệu tài liệu địa chí đã sưu tầm được cũng như các tài liệu địa chí nói về Hải Dương còn lưu giữ ở cơ quan khác làm cơ sở để sao chụp về kho tài liệu của mình. Thời gian tới thư viện tỉnh Hải Dương cần có những đổi mới trong công tác biên soạn thư mục theo hướng: Tập trung vào các thư mục chuyên đề và thư mục khoa học kỹ thuật phục vụ cuộc sống nhân dân. Các thư mục này không chỉ giúp các nhà nghiên cứu tiếp cận tài liệu địa chí mà bằng cách dịch các tên đầu đề (nếu tài liệu địa chí là nước ngoài), xây dựng từ khóa thể hiện các địa danh,nhân vật có liên quan tới Hải Dương.

Nội dung thông tin thư mục rất phong phú đa dạng phù hợp với từng nhóm NDT, những vấn đề thời sự hiện nay của thư viện tỉnh Hải Dương đó là:

Đánh giá đúng thực trạng tình hình cụ thể của địa phương mình về điều kiện tự nhiên, các ngành sản xuất chủ yếu. Việc áp dụng các ứng dụng khoa học vào trong sản xuất của đời sống và phát huy thế mạnh các ngành nghề truyền thống của địa phương.

Thực hiện các chính sách về dân số, việc làm, nâng cao đời sống vật chất, xóa đói giảm nghèo và nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho con người.

Tất cả các thông tin này được tạo lập trên CSDL địa chí phục vụ việc tra cứu của bạn đọc, giúp họ khai thác được những tài liệu mang tính nghiên cứu về tỉnh Hải dương. Phục vụ tra cứu thư mục là công việc hết sức cần thiết nó gắn liền với việc phát triển kinh tế văn hóa xã hội, củng cố an ninh quốc phòng của địa phương cũng như đòi hỏi khách quan của đất nước vì sự nghiệp CNH, HĐH và xây dựng tỉnh Hải Dương và các tỉnh lân cận giàu đẹp văn minh trên cơ sở khai thác hiệu quả và phát huy thế mạnh của từng địa

các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý và lãnh đạo, hội đồng nhân dân cho tới các nhà chuyên môn, cơ quan thông tấn báo chí, cùng các giảng viên giáo viên, sinhviên… Gửi các thư mục cho từng đối tượng, sao chụp tài liệu hay những thông tin theo yêu cầu của bạn đọc. Vì vậy, các SP & DV thông tin địa chí càng đa dạng, phong phú bao nhiêu thì chứng tỏ thỏa mãn nhu cầu của người dùng tin bấy nhiêu. Đồng thời thư viện nên xây dựng các bản thư mục chuyên đề, tổng quan địa chí… nhằm đa dạng các sản phẩm thông tin địa chí.

Việc đa dạng hóa và nâng cao hoàn thiện các sản phẩm của hoạt động thông tin địa chí cũng chính là việc đa dạng hóa các dịch vụ thông tin địa chí của thư viện. Ngoài việc phục vụ tại chỗ thư viện cần tiến hành thêm các dịch vụcụ thể như:

+ Dịch vụ cung cấp tài liệu gốc, đảm bảo đáp ứng 100% nhu cầu thông tin, nhất là các tài liệu quý hiếm,

+ Dịch vụ dịch tài liệu địa chí: Đối với tài liệu không phải là tiếng Việt (Anh, Hán - Nôm) người dùng tin không biết ngoại ngữ thì thư viện nên dịch những thông tin cần thiết theo yêu cầu của người dùng tin để họ dễ dàng sử dụng, không vi phạm bản quyền thu hút bạn đọc và tạo được thiện cảm khi bạn đọc tới thư viện.

+ Dịch vụ cung cấp bản sao tài liệu gốc: Đây là dịch vụ sẽ kích thích người dùng tin tới thư viện, bởi thông tin trong tài liệu gốc rất quan trọng và là cơ sở cần thiết trong quá trình nghiên cứu vấn đề mà họ quan tâm.

+ Dịch vụ tìm tin online: Người dùng tin có thể chủ động, trực tiếp tìm tài tài liệu địa chí trong các cơ sở dữ liệu địa chí. Qua dịch vụ này sẽ giúp tiết kiệm thời gian công sức của cán bộ thư viện cũng như người dùng tin.

pháp có ý nghĩa rất lớn, thể hiện sự liên kết trong việc trao đổi, chia sẻ nguồn lực thông tin địa chí.

3.4. Tăng cƣờng Marketing sản phẩm và dịch vụ thông tin địa chí

Có thể nói Marketing là hoạt động cần thiết cho sự vận hành của các thư viện tỉnh, thành phố trong việc nâng cao khả năng phục vụ thông tin góp phần phát triển hoạt động đào tạo và nghiên cứu của tỉnh, thành phố. Để thực hiện tốt hoạt động Marketing, thư viện tỉnh Hải Dương cần quan tâm tới các vấn đề: Nghiên cứu, phân loại và xác định người dùng tin, nhận biết được tiềm lực của bản thân, biết được các sản phẩm và dịch vụ thông tin địa chí phù hợp với nhu cầu, thói quen của người dùng tin, phát triển có hiệu quả các phương thức hoạt động và quảng bá hình ảnh thư viện.

Mục đích của việc Marketing SP & DV thông tin địa chí là đem lại hiệu quả cao và lợi ích cho thư viện tỉnh Hải Dương. Chiến lược marketing của thư viện tỉnh Hải Dương cần có những chính sách như:

+ Quảng cáo về hình ảnh của thư viện tỉnh Hải Dương để thu hút bạn đông đảo bạn đọc tới thư viện.

+ Quảng cáo về sự đa dạng và phong phú của các SP & DV thông tin địa chí của thư viện tỉnh Hải Dương.

+ Quảng cáo về đội ngũ cán bộ của thư viện với sự năng động, nhiệt tình, có trách nhiệm cao trong công việc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Nghiên cứu nhu cầu tin để có thể đưa ra những SP & DV thông tin địa chí đáp ứng yêu cầu của bạn đọc.

Để chiến lược marketing các SP & DV thông tin địa chí mang lại hiệu quả cao thư viện tỉnh Hải Dương cần:

+ Xuất bản thường xuyên các thông báo giới thiệu sách, báo, tạp chí mới nói về mảnh đất Hải Dương trên mọi hình thức để bạn đọc biết đến.

+ Thường xuyên cập nhật, đưa lên trang web những thông tin nhằm giới thiệu tiềm lực của thư viện trong hoạt động TT - TV.

3.5. Nâng cao hiệu quả đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc tạo lập cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thông tin địa chí lập cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thông tin địa chí

Để thư viện phát triển mạnh cũng như tạo điều kiện cho phát triển cung cấp đa dạng và nâng cao chất lượng các SP & DV thông tin địa chí của thư viện tỉnh Hải Dương thì việc nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị là vô cùng cần thiết. Trang thiết bị có tốt, hiện đại thì thư viện mới thu hút đông đảo bạn đọc tới thư viện. Chính vì thế mà thư viện cần đầu tư các loại bàn ghế, tủmục lục, tủ trưng bày giới thiệu các tài liệu địa chí, giá đựng tài liệu… Phải đảm bảo tiêu chuẩn và kỹ thuật và hiện đại.

Đầu tư hệ thống báo động micro PLC (Progam logic control), hệ thống đèn tia tím chống mối mọt cho kho tài liệu và các kỹ thuật nhằm phục chế và bảo quản tài liệu. Giành nguồn kinh phí thích hợp để tu sửa nâng cấp hệ thống máy tính thúc đẩy dịch vụ đa phương tiện ngày càng phát triển, hoạt động có hiệu quả.

Thư viện cần ưu tiên dành cho bộ phận địa chí 4-5 máy vi tính (1 máy chủ) để có thể giúp bạn đọc tự tra tìm tin trên các CSDL địa chí, một máy scanner để quét, lưu giữ tài liệu thông tin. Với kỹ thuật quét và nhận dạng hiện nay tất cả các tài liệu thành văn đều có thể chuyển dạng thành tài liệu điện tử một cách dễ dàng. Nội dung trên tài liệu CD - ROM có thể sử dụng thay cho việc sử dụng tài liệu gốc góp phần bảo vệ tài liệu gốc và dễ dàng tổ chức tra cứu tự động. Ngoài ra, bộ phậnđịa chí cũng cần thêm một máy in laser, một model để truy cập mạng internet…

3.6. Nâng cao trình độ cán bộ thƣ viện địa chí

cán bộ thư viện không được chú trọng. Tuy nhiên, cán bộ chuyên môn về lĩnh vực địa chí chưa thực sự mạnh đặc biệt trong lĩnh vực đa dạng các SP & DV thông tin địa chí, chính vì vậy cần bồi dưỡng và nâng cao chuyên môn của cán bộ thư viện nói chung và cán bộ về địa chí nói riêng như:

Cán bộ thư viện cần nâng cao vốn hiểu biết về địa phương, tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội đặc biệt là truyền thống văn hóa của địa phương, có như vậy mới nắm bắt được các nguồn tài liệu địa chí cần bổ sung cũng như thỏamãn nhu cầu tin của bạn đọc về các SP & DV thôngtin địa chí mà họ cần.

Đồng thời thư viện cần tổ chức các cuộc thi nghiệp vụ thư viện với các cán bộ để nắm bắt tình hình chuyên môn thuận tiện cho việc phân công chuyên môn. Đặc biệt là cán bộ cần nắm vững trình độ tin học và ngoại ngữ để có thể xử lý mọi yêu cầu của bạn đọc đưa ra.

Việc tin học hóa sẽ giúp cán bộ địa chí ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý tài liệu địa chí đặc biệt là kỹ năng khai thác hệ thống các mạng trong nước và quốc tế để sưu tầm, bổ sung tài liệu địa chí. Để từ đó cán bộ thư viện có thể đánh giá, phân tích nhu cầu tin khác nhau của bạn đọc, giúp thư viện xây dựng các nguồn thông tin địa chí đúng và phù hợp với yêu cầu của người dùng cũng như tư vấn cho họ về kĩ năng khai thác thông tin địa chí trên các công cụ tra cứu truyền thống cũng như hiện đại.

Để làm tốt những công việc trên thì cán bộ thư viện phải thường xuyên trau dồi kinh nghiệm, học hỏi, tìm tòi đúc kết kinh nghiệm cho bản thân mình không chỉ trong chuyên môn nghiệp vụ mà còn trong cuộc sống chính mình để luôn tạo được không khí thoải mái, thái độ niềm nở để tạo thiện cảm với bạn đọc tới thư viện. Các cấp, các ngành cần quan tâm, bồi dưỡng, mở các lớp nghiệp vụ cho cán bộ thư viện để tích lũy thêm kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ cho mình để họ làm tốt chức năng là cầu nối giữa thư viện với NDT.

Thư viện tỉnh, thành phố là trung tâm thông tin khoa học ở địa phương. Ngoài việc tổ chức phục vụ bạn đọc trực tiếp tại chỗ, thư viện tỉnh Hải Dương còn tiến hành các hoạt động thông tin tuyên truyền tài liệu địa chí phục vụ bạn đọc thông qua hoạt động này góp phần giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho bạn đọc góp phần nâng cao ý thức góp phần phát triển kinh tế văn hóa của địa phương bằng các hình thức như:

-Thông báo thường xuyên việc xuất bản sách mới.

-Tổ chức triển lãm, giới thiệu sách đặc biệt là các tài liệu giới thiệu về các SP & DV thông tin địa chí của thư viện. Bên cạnh đó, thư viện nên tổ chức hội nghị bạn đọc để thu thập ý kiến cũng như như phản hồi của bạn đọc để nâng cao chất lượng sản SP & DVthông tin địa chí của thư viện tỉnh Hải Dương.

Đồng thời việc tuyên truyền, giới thiệu tài liệu địa chí là công việc hết sức cần thiết để có thể tạo được hình ảnh của thư viện trong lòng người đọc và thu hút không chỉ bạn đọc trong nước mà cả bạn đọc thế giới.

3.8.Thƣờng xuyên hƣớng dẫn, đào tạo ngƣời dùng tin

Thư viện có phát triển mạnh hay không cũng là một phần lớn dựa vào bạn đọc. Thông qua NDT thư viện sẽ nắm bắt được tình hình nhu cầu tin để bổ sung, chọn lọc những tài liệu mà NDT hay dùng để phong phú vốn tài liệu

Một phần của tài liệu Sản phẩm và dịch vụ thông tin địa chí tại thư viện tỉnh hải dương (Trang 60)