Tăng cƣờng vốn tài liệu địachí

Một phần của tài liệu Sản phẩm và dịch vụ thông tin địa chí tại thư viện tỉnh hải dương (Trang 56)

7. Bố cục của khóa luận

3.1. Tăng cƣờng vốn tài liệu địachí

Nhận thức tầm quan trọng của vốn tài liệu địa chí, thư viện tỉnh Hải Dương đã và đang chú trọng quan tâm tới việc tăng cường vốn tài liệu địa chí. Thư viện tỉnh Hải Dương nên tận dụng mọi nguồn tài liệu địa chí để bổ sung đạt kết quả cao. Trong kế hoạch bổ sung thư viện nên giành một phần kinh phí để bổ sung thường xuyên các tài liệu địa chí, đặc biệt là các tài liệu quý hiếm, có kế hoạch bổ sung cụ thể nhằm thu thập những ấn phẩm mới xuất bản có giá trị cho địa phương. Hiện tại nguồn tài liệu địa chí mà thư viện tỉnh Hải Dương sưu tầm bổ sung gồm có phát hành sách, lưu chiểu và biếu tặng. Vì vậy, trong thời gian tới thư viện nên chú ý bổ sung thêm các nguồn tài liệu địa chí theo các nguồn như:

Nguồn sưu tầm tài liệu trong nước gồm có: Tài liệu công bố, tài liệu không công bố, tài liệu trao đổi với cơ quan Đảng và nhà nước, tư nhân.

Nguồn tài liệu nước ngoài gồm có: Các tài liệu được dịch từ nhiều thứ tiếngcó nội dung nói về Hải Dương.

Để công tác sưu tầm và bổ sung tài liệu địa chí đạt hiệu quả cao thư viện cần phối hợp với cơ quan cấp trên, các ngành, các cấp để tạo mọi thuận lợi nhằm đáp ứng nhu cầu tin của NDT, sự phát triển của thư viện cũng như địa phương. Đồng thời thư viện cần chú ý tới nội dung cũng như đặc điểm của nguồn tài liệu địa chí đặc biệt các nguồn tài liệu cổ (gồm có nguồn tài liệu

hiện vật, ngôn ngữ cổ, truyền miệng), nguồn tài liệu hiện đại (gồm có nguồn tài liệu thành văn, vật chất, ngôn ngữ hiện đại, tài liệu điện tử). Cụ thể:

Nguồn tài liệu thời cổ đại gồm:

- Nguồn tài liệu ngôn ngữ: Tên những địa danh cổ, ví dụ: Đằng Châu (Thời Ngô), Long Hưng, Kiến Xương (Thời Lý)… Ngoài ra còn sưu tầm, thu thập các từ ngữ cổ, thổ ngữ địa phương còn lưu giữ trong sinh hoạt hàng ngày của nhân dân địa phương. Thư viện cần bổ sung, sưu tập thêm ngôn ngữ tài liệu với nhiều thứ tiếng như: Tiếng Trung, tiếng Pháp, tiếng Mỹ,…Để đa dạng hóa ngôn ngữ giúp bạn đọc tìm hiểu thêm và tăng vốn tri thức để làm hành trang cho mình.

- Nguồn tài liệu hiện vật: Bao gồm các tài liệu hiện vật cổ, hiện vật ngoài trời như đình, chùa, sông ngòi…

- Nguồn tài liệu truyền miệng: Đây là nguồn tài liệu địa chí quan trọng, vì trong một thời kỳ lịch sử lâu dài, trình độ văn hóa của người dân thấp việc lưu giữ những truyền thống của dân tộc bằng văn bản chưa có. Những thông tin này được thu thập, điều tra đã giúp các nhà nghiên cứu xác định và tìm hiểu rõ lĩnh vực mà mình cần và đang nghiên cứu.

Nguồn tài liệu hiện đạigồm có:

- Nguồn tài liệu thành văn: Cần sưu tầm các tác phẩm của các nhà lãnh đạo của Đảng và Nhà nước nói về địa phương, văn kiện, chỉ thị của Đảng - Nhà nước của các cơ quan quản lý ở Trung ương và tỉnh nói về Hải Dương, liên quan đến công trình nghiên cứu, xây dựng chủ trương, đường lối phát triển tỉnh Hải Dương.

- Nguồn tài liệu vật chất: Gồm có các tư liệu sản xuất, nhà cửa, đồ dùng sinh hoạt, phương tiện chiến tranh,… Thông qua nguồn tài liệu này, phần nào giúp cho chúng ta biết được mức độ phát triển nhất định của tỉnh. Đồng thời đây cũng là tài liệu quan trọng phục vụ cho việc nghiên cứu lịch sử chiến

tài liệu địa chí trên, thư viện cần phải liên kết với Bảo tàng tỉnh để xây dựng kế hoạch sao chụp tài liệu.

- Nguồn tài liệu ngôn ngữ: Xã hội phát triển xuất hiện nhiều vật liệu để có thể lưu trữ thì cũng là thời kì ngôn ngữ viết ra đời. Những khái niệm mới xuất hiện ở tỉnh, sự thay đổi địa danh phản ánh những biến đổi sâu sắc trong lịch sử cận, hiện đại của tỉnh. Vì thế sưu tầm nguồn tài liệu ngôn ngữ giúp thư viện rút ra được nhiều thôngtin địa chí quan trọng.

- Nguồn tài liệu điện tử: Đây là nguồn tài liệu hiện đại có thể lưu giữ, ghi âm các sự kiện lịch sử ở tỉnh bằng kỹ thuật hiện đại, nó giúp người nghiên cứu không những nghe, nhìn mà còn giúp cảm nhận mọi việc như đang diễn ra trong thực tế như thế nào? Cảm nhận được qua hình ảnh và tiếng nói. Thư viện cần có kế hoạch để kết hợp với đài truyền hình, đài phát thanh, cơ quan báo chí của tỉnh Hải Dương để nhận lưu chiểu hoặc mua băng, đĩa tư liệu về các chương trình dư địa chí truyền hình, tìm hiểu mảnh đất con người Hải Dương,…bổ sung cho kho địa chí.

Tăng cường tuyên truyền, giới thiệu,trao đổi tài liệu địa chí dưới mọi hình thức, đa dạng hóa về nội dung sao cho bạn đọc dễ dàng biết tới. Thư viện cần thường xuyên đặt mua và ký hợp đồng với các thư viện lớn cũng như các nhà xuất bản của ngoài địa phương những tài liệu có nội dung địa chí về Hải Dương. Trên cơ sở đó, lãnh đạo thư viện xem xét, phân tích để quyết định lựa chọn những tài liệu quan trọng sao chụp, hoặc đưa Scanner vào bộ nhớ máy tính (để sau đó chuyển sang CDROM). Thư viện cần trao đổi sách địa chí đây là nguồn bổ sung quan trọng cho các kho tài liệu địa chí của mỗi địa phương cũng như trên phương diện của cả quốc gia. Thư viện tỉnh Hải Dương nên tiến hành trao đổi tài liệu địa chí trên những phạm vi như:

viện, cơ quan khác của địa phương mà thư viện tỉnh cần nhưng chưa có, đặc biệt những tài liệu đã được xuất bản công bố từ trước.

+ Giữa thư viện tỉnh Hải Dương với các thư viện trong vùng, khu vực liên hiệp giữa các thư viện. Đối với các tỉnh, thành phố lân cận như: Hưng Yên, Hải Phòng, Thái Bình, Bắc Ninh, Quảng Ninh… Có nét tương đồng về lịch sử, văn hóa xã hội,… Các thư viện tỉnh, thành phố có trách nhiệm thu thập và thông báo kịp thời để các thư viện có kế hoạch cụ thể sao chụp, trao đổi tài liệu quý hiếm giúp các thư viện khai thác đầy đủ theo nhu cầu cụ thể của từng địa phương.

+ Nguồn tài liệu từ việc trích bài đăng trên báo, tạp chí:

Thư viện tỉnh Hải Dương sẽ đẩy mạnh hơn nữa việc trích báo, tạp chí của Trung ương về địa phương và trích báo, tạp chí của địa phương. Đây là nguồn tài liệu địa chí rất quan trọng vì số lượng bài báo về một địa phương hàng tháng cũng khá lớn, đặc biệt trên các báo chí địa phương. Bởi vì nhiệm vụ chủ yếu của báo chí địa phương là phản ánh cuộc sống của các cơ quan, tổ chức, tập thể, cá nhân, địa phương. Đây là nguồn tài liệu địa chí mang tính thời sự, tính thực tiễn đề cập tới địa phương trên mọi lĩnh vực như: Kinh tế, văn hóa, xã hội,…Tất cả góp phần thúc đẩy, phát triển địa phương.

+ Nguồn tài liệu không công bố: Cùng với sự phát triển khoa học là sự bùng nổ thông tin. Nguồn tư liệu không công bố hay nói cách khác là tài liệu “xám” ngày càng nhiều. Tài liệu không công bố thường là những luận án, luận văn văn của các sinh viên các trường Đại học của địa phương và của sinh viên các trường Đại học trong cả nước khi nghiên cứu về Hải Dương, các tài liệu về kết quả các công trình nghiên cứu do các cơ quan của địa phương tiến hành, các tài liệu hội nghị,hội thảo được tổ chức tại địa phương.

Quá trình thực hiện sưu tầm tài liệu địa chí cần:

thành tựu và tiến bộ khoa học công nghệ đã và đang có thể ứng dụng ở nông thôn Hải Dương.

- Khảo sát nhu cầu thông tin tư liệu địa chí của NDT, nhu cầu thông tin tài liệu gốc của nhóm người dùng tin đặc biệt là nhóm khoa học công nghệ.

- Xây dựng các hộp phích theo dõi địa chỉ các nhà xuất bản, cơ quan tư liệu địa phương.

- Sao chụp tài liệu gốc quý hiếm có nội dung thông tin cao để phục vụ đối tượng nghiên cứu trong và ngoài địa phương.

- Xây dựng kho tài liệu địa chí ít nhưng tin nhiều, thông qua việc trích tin địa chí trong tất cả các báo tạp chí viết về địa phương và trích từ các dạng khác để làm phong phú vốn tài liệu địa chí.

- Tiến hành bổ sung tài liệu địa chí từ thành phố tới huyện theo hình thức hai chiều để đảm bảo cho sự đầy đủ trong việc lưu trữ dữ liệu ở tỉnh và cơ sở tiết kiệm nguồn kinh phí.

Như vậy, có thể thấy nguồn tài liệu địa chí rất quan trọng không những ảnh hưởng tới phát triển, hoạt động có hiệu quả của thư viện mà nó còn ảnh hưởng mạnh tới sự phát triển của toàn tỉnh Hải Dương nói chung và các tỉnh khác nói riêng, góp phần phát triển đất nước theo hướng CNH, HĐH trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Sản phẩm và dịch vụ thông tin địa chí tại thư viện tỉnh hải dương (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)