Thanh toán chế độ hưu trí cho người lao động

Một phần của tài liệu Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH XD SX TM Lê Na (Trang 43)

1.8.5.1. Điều kiện được hưởng trợ cấp BHXH

- Người lao động đóng BHXH đủ 20 năm trở lên và có một trong những điều kiện sau:

- Nam đủ 60, nữ đủ 55 tuổi;

- Nam đủ 55, nữ đủ 50 tuổi và có 15 năm làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc nơi có phụ cấp khu vực hệ số > 0,7;

- Nam đủ 50, nữ đủ 45 tuổi suy giảm khả năng lao động > 61% (hưởng lương hưu với mức thấp hơn);

- Không kể tuổi đời, suy giảm khả năng lao động > 61%, có đủ 15 năm làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (hưởng lương hưu với mức thấp hơn);

- Đủ 50 đến dưới 55 tuổi (nam/nữ), trong đó có ít nhất 15 năm làm công việc khai thác than hầm lò;

- Không kể tuổi đời đối với người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp. 1.8.5.2. Mức hưởng BHXH Mức lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu x Lương bình quân đóng BHXH

 Tỷ lệ hưởng lương hưu:

- 45% trong 15 năm đầu và cộng thêm mỗi năm kế tiếp 2% (nam) hoặc 3% (nữ)

- Mức hưởng lương hưu tối đa = 75%.

 Cách tính bình quân tiền lương đóng BHXH: - 5 năm cuối, nếu tham gia BHXH từ trước 1995 - 6 năm cuối, nếu tham gia BHXH từ trước 2001 - 8 năm cuối, nếu tham gia BHXH từ trước 2007 - 10 năm cuối, nếu tham gia BHXH từ 2007 trở đi

- Thời gian đóng BHXH không theo thang bảng lương nhà nước: bình quân toàn bộ thời gian.

1.8.5.3. Thủ tục hồ sơ

- Sổ BHXH.

- Đơn đề nghị hưởng chế độ hưu trí

Ví dụ: Bác Phạm Văn Hải công tác trong ngành xây dựng được 13 năm. Bác đã tham gia BHXH từ năm 1992. Tháng 6/2013, bác chính thức được nghỉ hưu.

Mức lương hưu của bác Hải / tháng = Bình quân lương 5 năm cuối x 75% = (7.023.000 + 7.689.500 + 8.461.723 + 9.022.000 + 9.721.056) / 5 x 75% = 6.287.591

1.8.6. Thanh toán chế độ tai nạn lao động cho người lao động 1.8.6.1. Điều kiện được hưởng trợ cấp BHXH 1.8.6.1. Điều kiện được hưởng trợ cấp BHXH

Bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động, trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc

Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn.

Bị bệnh thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại

Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh.

1.8.6.2. Thủ tục hồ sơ

- Sổ BHXH

- Văn bản đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ của người sử dụng lao động - Biên bản điều tra tai nạn lao động, biên bản tai nạn giao thông

- Giấy ra viện .

- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa.

1.8.7. Trợ cấp thất nghiệp

1.8.7.1. Điều kiện được hưởng trợ cấp thất nghiệp

Người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệm khi đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong vòng 24 tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động.

Người lao động đã đăng ký thất nghiệp với trung tâm giới thiệu việc làm khi mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật.

Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày.

1.8.7.2. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp

Mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN của sáu tháng liền kề trước khi bị thất nghiệp.

1.8.7.3. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp

- Ba tháng, nếu có từ đủ 12 tháng đến dưới 36 tháng đóng BHTN. - Sáu tháng, nếu có từ đủ 36 tháng đến dưới 72 tháng đóng BHTN. - Chín tháng, nếu có từ đủ 72 tháng đến dưới 144 tháng đóng BHTN.

- Mười hai tháng, nếu có từ đủ một trăm bốn mươi bốn tháng đóng BHTN trở lên.

1.8.7.4. Thời điểm hường trợ cấp thất nghiệp

Thời điểm hưởng các chế độ BHTN: được tính từ ngày thứ mười sáu và tính theo ngày làm việc kể từ ngày đăng ký thất nghiệp theo quy định.

Trong vòng 30 ngày, NLĐ tự mang sổ BHXH và quyết định nghỉ việc đến trung tâm giới thiệu việc làm để làm thủ tục xin hưởng trợ cấp thấ nghiệp.

Ví dụ:

Ngày 15/6/2013 nhân viên Lê Thị Thảo chính thức nghỉ việc. Ngay sau đó, ngày 17/6/2013 Chị Thảo đã đến trung tâm giới thiệu việc làm đang ký trợ cấp thất nghiệp. Đến ngày 30/6/2013, chị Thảo vân chưa tìm được việc làm.

Theo quy định, chị Thảo sẽ được nhận tiền trợ cấp BHTN từ ngày 01/7/2013, trong vòng tối đa 3 tháng do chị Thảo mới tham gia BHTN được 18 tháng.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH

TNHH XÂY DỰNG SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI LÊ NA

2.1. Giới thiệu chung về Công ty TNHH Xây dựng sản xuất thương mại Lê Na 2.1.1 Giới thiệu chung 2.1.1 Giới thiệu chung

2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty

Sáng lập vào năm 2012 bởi ông Trần Trọng Qúy, Công Ty Xây dựng sản xuất thương mại Lê Na đã phát triển nhanh và trở thành một công ty có sức cạnh tranh cao trong thị trường nhà thép tiềm năng.

Địa chỉ: 331 Bến Bình Đông, Phường 15, Quận 8, Thành Phố Hồ Chí Minh MST : 0311801394

GPKD: 0311801394 Ngày cấp phép: 23/05/2012 Email : Lena@hcm.vnn.vn

Tên công ty viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI LÊ NA

Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: LE NA TRADING PRODUCTION

CONSTRUCTION COMPANY LIMITED.

Người đại diện theo pháp luật: Ông Trần Trọng Qúy

2.1.1.2 Lĩnh vực kinh doanh của công ty

- Sản xuất, xây dựng nhà các loại

- Xây dựng các công trình kỹ thuật dân dụng, công trình công ích, đường bộ. - Sản xuất khung nhà thép tiền chế, gia công lắp đặt các kết cấu thép, các loại bồn chứa áp lực, xây dựng công nghiệp.

- Lắp đặt hệ thống điện nước, lò sưởi, máy điều hòa không khí - Hoạt động thiết kế chuyên dụng, chuẩn bị mặt bằng, phá dỡ.

- Sản xuất sản phẩm khác bằng kim kim loại ( sản xuất bù lon, đinh vít). - Xây dựng nhà các loại, công trình kỹ thuật dân dụng khác

- Sản xuất bê tông và các sản phẩm bằng xi măng và thạch cao (sản xuất gạch bằng bê tông).

- Sản xuất các thiết bị nâng, hạ và bốc xếp.

- Cho thuê, bán buôn các máy móc thết bị ngành xây dựng

2.1.1.3 Đặc điểm quy trình xây dựng, sản xuất, kinh doanh

 Do đặc điềm ngành nghề xây dựng và địa bàn nhận thi công công trình của công ty rộng (bao gồm TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An) nên các điều kiện sản xuất (máy móc, thiết bị thi công, người lao động...) thường phải di chuyển.

 Quy trình xây lắp từ khi khởi công công trình cho đến khi hoàn thành và bàn giao, đưa vào sử dụng thường kéo dài do phụ thuộc vào quy mô, tính phức tạp về kỹ thuật của từng công trình.

 Quá trình thi công được chia thành nhiều giai đoạn và diễn ra ngoài trời nên chịu tác động rất lớn của các yếu tố môi trường. Đặc điểm này đòi hỏicông ty phải tự xây dựng các quy định về quản lý, giám sát chặt chẽ sao cho bảo đảm chất lượng công trình đúng như thiết kế, dự toán ban đầu.

 Quy trình xây dựng nhà thép, nhà dân dụng tại công ty

STT Tiến trình Phòng ban chịu trách nhiệm

1 Nhận và ký hợp đồng xây dựng Phòng kinh doanh và phòng dự án 2 Thành lập hồ sơ thiết kế gồm bản vẽ

kiến trúc và bản vẽ gia công

Phòng kỹ thuật

3 Lên dự toán, dự trù kinh phí cho công trình

Phòng kinh doanh và phòng dự án

4 Thành lập hồ sơ thi công Phòng kỹ thuật

5

Gia công cấu kiện: Cắt, gia công bản mã, ráp, hàn, nặn, ráp bản mã, vệ sinh, sơn

Tiếp nhận và bảo quản vật tư

Phòng vật tư

Nhà máy: tổ ra phôi, tổ hàn, tổ sơn, tổ điện, tổ chế tạo

Thi công, lắp đặt bulong móng Thi công lắp dựng phần khung chính

Lắp dựng tôn tường Hoàn thiện

7 Bàn giao công trình Phòng dự án và đội xây dựng

8 Bảo hành, sửa chữa Đội xây dựng

Bảng 2.1. Quy trình xây dựng nhà thép, nhà dân dụng

2.1.1.4 Bộ máy tổ chức của công ty

Hình 2.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức

Chủ tịch kiêm tổng giám đốc điều hành: là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị công ty, trước các cơ quan banh ngành cấp trên và trước Pháp luật về thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.

Phó chủ tịch hội đồng quản trị: là người giúp việc cho giám đốc, trực tiếp quản lý và điều hành mọi công việc do Tổng giám đốc phân công, được giám đốc ủy quyền trong những trường hợp cần thiết và chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc và hội đồng quản trị của công ty.

Trần Trọng Quý

Chủ tịch kiêm tổng giám đốc điều hành

Phó chủ tịch hội đồng quản trị Phó giám đốc hành chính nhân sự Phó giám đốc tài chính kế toán Phó giám đốc kinh doanh Phó giám đốc kỹ thuật sản xuất

Hiện nay, trong công ty, giúp việc cho phó chủ tịch hội đồng quản trị là ba phó giám đốc, phụ trách ba mảng khác nhau:

Phó giám đốc hành chính - nhân sự: thực hiện vông tác tham mưu, đề xuất các giải pháp, biện pháp và tổ chức thực hiện các chủ trương, quy hoạch, kế hoạch phát triển thuộc lĩnh vực hành chính; chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch năm; thực hiện công tác quản lý hành chính, văn thư, lưu trữ; nghiên cứu, xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực phù hợp với kế hoạch chiến lược phát triển của công ty, tổ chức tuyển dụng, bố trí, điều động CBCNV một cách hợp lý, sử dụng có hiệu quả đội ngũ nguồn nhân lực.

Phó giám đốc tài chính – kế toán: chịu trách nhiệm xây dựng và trình giám đốc kế hoạch tài của công ty theo tháng, quý, năm; điều hành công tác tài chính, kế toán tài vụ, quản lý tài sản, thanh quyết toán hợp đồng kinh tế, kiểm soát các chi phí hoạt động của công ty, quản lý vốn, tài sản của công ty, tổ chức, chỉ đạo công tác kế toán trong toàn công ty, thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao.

Phó tổng giám đốc kinh doanh: là người được phân công giúp việc tổng giám đốc trong việc điều hành kinh doanh của công ty, lập và triển khai kế hoạch kinh doanh, sản xuất, nhận và đấu thầu xây dựng trong từng tháng, quý, năm và kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn theo yêu cầu của giám đốc; thống kê, tổng hợp tình hình thực hiện các công việc sản xuất kinh doanh của công ty và các công tác khác được phân công theo quy định; chủ trì lập dự toán công trình, dự toán mua sắm vật tư thiết bị và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; chủ trì soạn thảo và quản lý các hợp đồng kinh tế, phối hợp cùng các phòng nghiệp vụ kiểm tra theo dõi các công tác liên quan đến việc thực hiện các hợp đồng kinh tế.

Phó giám đốc kỹ thuật - sản xuất: là người trực tiếp chịu trách nhiệm và điều hành khâu kỹ thuật, vật tư thiết bị, đảm bảo sản xuất kinh doanh trong công ty có hiệu quả. Căn cứ theo quy định, quy chế do hội đồng quản trị ban hành, phó giám đốc kỹ thuật thường xuyên phải hướng dẫn, đôn dốc, kiểm tra các đơn vị thực hiện nghiêm túc kế hoạch sản xuất theo từng thời kỳ và báo cáo cho tổng giám đốc.

2.1.2 Gioi thiệu phòng kế toán 2.1.2.1. Cơ cấu bộ máy kế toán 2.1.2.1. Cơ cấu bộ máy kế toán

Hình 2.2 Cơ cấu bộ máy kế toán

2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ

- Kế toán trưởng

Trách nhiệm:

Tổ chức công tác kế toán, thống kê và bộ máy kế toán phù hợp với công tác tổ chức sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu tồn tại và phát triển của Công ty.

Tổ chức ghi chép tính toán và phản ảnh chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ toàn bộ tài sản và phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty

Xác định và phản ánh chính xác, kịp thời, đúng chế độ, kết quả kiểm kê tài sản hàng kỳ. Đề xuất xử lý các khoản hao hụt, mất mát, hư hỏng (nếu có).

Kế toán công nợ (phải thu, phải trả). KẾ TOÁN TRƯỞNG

BÁO CÁO THUẾ BÁO CÁO QT

Kế toán BH, tiền lương. Kế toán NH, nhập xuất NVL Kế toán khai báo thuế VAT, TNDN. Kế toán giao dịch theo dõi lãi

vay NH. Kế toán kho vật tư, thành phẩm. Kế toán công nợ (phải thu, phải trả). Thủ quỹ Kho nhà máy Kho công trình

Lập, tổng hợp đầy đủ và gởi đúng hạn báo cáo kế toán, thống kê và quyết toán tài chính của Công ty theo chế độ qui định.

Nghiên cứu các chế độ chính sách trong lĩnh vực thuế, tài chính, thống kê, luật doanh nghiệp… của Nhà nước liên quan đến hoạt động của Công ty nhằm đưa ra phương pháp thực hiện phù hợp.

Tổ chức phổ biến và hướng dẫn kịp thời các chế độ, thể lệ tài chính, kế toán, thống kê hiện hành cho cấp dưới và các bộ phận liên quan.

Tổ chức bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán, giữ bí mật các tài liệu và số liệu kế toán của Công ty.

- Kế toán kho, vật tư NVL

Trách nhiệm của Kế toán vật tư, NVL:

Lập chứng từ kế toán ban đầu (phiếu nhập, phiếu xuất ) dựa vào chứng từ gốc hợp lệ.

Cùng Kế toán công nợ, Kế toán thanh toán, đối chiếu các số liệu nhập xuất với các chứng từ liên quan (hóa đơn, hợp đồng, đơn đặt hàng …).

Nhập liệu vào hệ thống và xử lý số liệu nhập xuất.

Theo dõi tình hình sử dụng vật tư, NVL, theo định mức và những qui định đã ban hành nhằm kịp thời phát hiện những bất hợp lý, lãng phí trong quá trình sử dụng.

Báo cáo tình hình sử dụng và tồn kho vật tư, NVL phục vụ cho công tác kiểm kê.

Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán, bảo mật số liệu kế toán. - Kế toán thanh toán, công nợ

Trách nhiệm:

Viết hoá đơn GTGT xuất giao hàng

Cùng Kế toán vật tư, hàng hóa, thành phẩm, Kế toán thanh toán đối chiếu các khoản công nợ phát sinh. Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các phát sinh này.

Theo dõi tình hình phát sinh công nợ trong phạm vi quản lý qui định, chi tiết theo từng đối tượng. Phát hiện những bất hợp lý, mất cân đối, các hiện tượng nợ

đọng, không có khả năng thu hồi báo cáo với Kế toán trưởng và Ban Giám đốc để có biện pháp xử lý.

Báo cáo tình hình công nợ định kỳ hoặc thời điểm theo chế độ báo cáo hiện hành hoặc theo yêu cầu của Ban Giám đốc .

- Kế toán ngân hàng, báo cáo thuế

Trách nhiệm của Kế toán Ngân hàng – Thuế:

Giao dịch với ngân hàng và theo dõi số liệu theo yêu cầu thanh toán. Đối chiếu và cung cấp các chứng từ thanh toán với Kế toán công nợ. Cung cấp số liệu chi tiết hoặc tổng hợp phục vụ cho nhu cầu quyết toán. Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán, bảo mật số liệu kế toán.

Lập tờ khai thuế GTGT hàng tháng cho công ty, kiểm tra và theo dõi tờ khai thuế GTGT hàng tháng.

- Kế toán tổng hợp

Trách nhiệm của Kế toán Tổng hợp:

Tùy thuộc vào yêu cầu quản lý và chế độ báo cáo định kỳ, hàng tháng, qúy, năm, căn cứ vào số liệu nhập trên hệ thống, các tài liệu về khấu hao, tiền lương, phân bổ chi phí để tính toán giá thành, lập các báo cáo tổng hợp: cân đối kế toán,

Một phần của tài liệu Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH XD SX TM Lê Na (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)