- Mức trợ cấp bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
- Nếu đóng BHXH chưa đủ 6 tháng thì mức hưởng khi khám thai, sảy thai, nạo hút thai hoặc thai chết lưu, thực hiện KHH dân số là mức bình quân tiền lương, tiền công của các tháng đã đóng BHXH.
- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng BHXH, thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH.
1.8.4.4. Thủ tục hồ sơ
- Sổ BHXH.
- Sổ khám thai hoặc giấy khám thai, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH - Giấy ra viện
- Giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh (bản sao) của con.
- Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi của cấp có thẩm quyền
- Trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ có liên quan từ CNV, công ty có trách nhiệm làm thủ tục giải quyết chế độ thai sản và chuyển lên cơ quan BHXH. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan BHXH có trách nhiệm quyết toán, trường hợp không quyết toán thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Ví dụ:
Công nhân Nguyễn Thị Dung ở tổ sản xuất xin nghỉ chế độ thai sản 6 tháng bắt đầu từ tháng 10/2013. Trước khi xin nghỉ, chị Dung đã làm việc cho công ty được 18 tháng.
Mức trợ cấp BHXH là 100% mức bình quân của 6 tháng liền trước khi nghỉ Vậy chị Dung sẽ nhận được số tiền là 3.763.000 * 6 = 22.578.000
Kế toán tính và ghi sổ: Nợ TK 3383: 22.578.000 Có TK 334: 22.578.000
Cơ quan BHXH chi tiền cho doanh nghiệp, kế toán ghi: Nợ TK 112: 22.578.000
Có TK 3383: 22.578.000
Doanh nghiệp tiến hành chi trả 1 lần cho chị Dung: Nợ TK 3383: 22.578.000
Có TK 112: 22.578.000