Phương pháp đột biến bằng ánh sáng UV

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lên men sinh tổng hợp kháng sinh nhờ streptomyces (Trang 34)

 Chuẩn bị: 1 ống nước chứa 10ml, 10 ống nước chứa 9ml, môi trường nuôi cấy thích hợp, đĩa Petri, que chang, pipet. Tất cả được tiệt trùng ở 120oC trong 30 phút.

 Tiến hành:

 Pha hỗn dịch bào tử có nồng độ từ 10-1 đến 10-6 như sàng lọc ngẫu nhiên. Hút 0,1ml hỗn dịch 10-6 ra đĩa Petri, dùng que chang chang đều và để vào tủ ấm làm mẫu chứng. Mỗi mẫu làm 3 đĩa song song.

 Đổ 9ml còn lại trong ống nghiệm 10-1 ra đĩa Petri, đem chiếu ánh sáng UV (=245nm) trong thời gian 4 phút 15 giây. Lấy ra để chỗ tối trong 2 giờ. ( Chú ý: buồng chiếu UV được tiệt trùng bằng cồn và UV, đĩa Petri đem đi chiếu mở nắp).

 Sau 2 giờ, dùng hỗn dịch đã đột biến, pha loãng ra các nồng độ 10-2 đến 10-5. Dùng pipet hút 0,1ml các hỗn dịch 10-4 và 10-5 vào đĩa Petri và dùng que chang chang đều. Để các đĩa Petri vào tủ ấm 28oC trong 6 ngày.

 Sau 6 ngày, chọn lọc ngẫu nhiên các khuẩn lạc và cấy zigzag trên đĩa Petri. Tiến hành cả mẫu chứng và mẫu đột biến. Sau 6 ngày, thử HTKS tương tự như phương pháp sàng lọc ngẫu nhiên.

 Kết quả:

 Đếm số khuẩn lạc mọc trên đĩa đột biến và đĩa chứng sau 6 ngày. Tính độ sống sót sau đột biến.

Trong đó:

Nm: trung bình số khuẩn lạc trong mẫu có nồng độ bào tử 10-m

No : trung bình số khuẩn lạc trong mẫu chứng.

 Đo kết quả vòng vô khuẩn của các chủng đã sàng lọc, so sánh với mẫu chứng và tính tỉ lệ biến đổi hoạt tính.

% biến đổi hoạt tính = x 100% Trong đó:

D : đường kính trung bình vòng vô khuẩn của biến chủng thứ i sau đột biến.

D : đường kính trung bình vòng vô khuẩn của mẫu chứng.

 Chọn các chủng đột biến có hoạt tính cao nhất.

 Tiến hành đột biến lần 2 trên chủng được chọn từ lần 1. Cách tiến hành tương tự lần 1, thời gian chiếu UV là 4 phút.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lên men sinh tổng hợp kháng sinh nhờ streptomyces (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)