Các hạn chế của bài nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Mối quan hệ giữa xác suất vỡ nợ và chênh lệch lãi suất trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam (Trang 63)

Hạn chế về mẫu dữ liệu và thời gian lấy mẫu: mẫu dữ liệu bao gồm 1212 mẫu quan sát của 202 doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội trong giai đoạn 2007-2012. Báo cáo nghiên cứu của Sattar A. Mansi, William F. Maxwell, and Andrew Zhang (2010) sử dụng mẫu dữ liệu của 120608 quan sát trên 1752 công ty trong giai đoạn từ năm 1980 đến năm 2006, các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa xác suất vỡ nợ và chênh lệch lãi suất trái phiếu đều sử dụng mẫu dữ liệu lớn và trải dài theo thời gian. Do mẫu dữ liệu khá nhỏ với thời gian quan sát tương đối ngắn, các kết quả trong bài nghiên cứu có thể chưa nắm bắt được hoàn toàn mối quan hệ giữa xác suất vỡ nợ và chênh lệch lãi suất trái phiếu.

Thời gian lấy mẫu trong bài nghiên cứu từ năm 2007-2012. Thời gian lấy mẫu ngắn và đây là khoảng thời gian nền kinh tế Việt Nam có nhiều biến động có thể gây nên những sai lệch trong các kết quả nghiên cứu. Nền kinh tế phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn từ năm 2007 và nửa đầu năm 2008, sau đó Việt Nam chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, kéo theo nền kinh tế suy giảm trong những năm gần đây.

Sự không hiệu quả của thị trường vốn, sự can thiệp của nhà nước, hoạt động tín dụng vẫn còn chịu sự kiểm soát chặt chẽ của ngân hàng nhà nước, chuẩn mực kế toán vẫn còn nhiều bất cập là những nhân tố khách quan có thể tác động đến các kết quả kiểm định.

Biến phụ thuộc trong bài nghiên cứu là chênh lệch lãi suất trái phiếu, được đo lường bằng chênh lệch của lãi suất trái phiếu doanh nghiệp và lãi suất tín phiếu kho bạc. Do đặc điểm huy động vốn của các doanh nghiệp Việt Nam là huy động vốn từ vay các ngân hàng thương mại chiếm tỷ trọng rất lớn nên tác giả sử dụng lãi suất cho vay của các ngân hàng để điều chỉnh cho chỉ tiêu lãi suất trái phiếu doanh nghiệp cho phù hợp với tình hình huy động vốn ở Việt Nam. Do những khó khăn trong việc tìm kiếm dữ liệu lãi suất cho vay và tồn tại sự khác biệt trong lãi suất mà các ngân hàng công bố với lãi suất cho vay thực mà các ngân hàng áp dụng cho các doanh nghiệp nên dữ liệu lãi suất cho vay trong bài nghiên cứu có thể không hoàn toàn phản ánh những gì xảy ra trong thị trường. Biến phụ thuộc là chênh lệch lãi suất trái phiếu có thể có sự khác biệt so với thực tế. Điều này có thể gây nên những sai lệch trong kết quả kiểm định của bài nghiên cứu. Do còn tồn tại nhiều hạn chế nên kết quả thực nghiệm có thể có những sai lệch. Tuy nhiên, bài nghiên cứu đã có những đóng góp nhất định. Qua bài nghiên cứu, tác giả có thể giải thích được nguyên nhân của sự thay đổi của chênh lệch lãi suất trái phiếu. Qua đó, các nhà quản trị sẽ có cơ sở để thực hiện những điều chỉnh phù hợp để cải thiện tình hình doanh nghiệp, nhờ đó doanh nghiệp có thể vay nợ với mức chi phí hợp lý, tận dụng lợi ích của tấm chắn thuế.

Mối quan hệ xác suất vỡ nợ và chênh lệch lãi suất trái phiếu là một vấn đề nghiên cứu quan trọng, đã được các nhà nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới rất quan tâm và đã thực hiện rất nhiều bài nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có sự quan tâm đáng kể cho đề tài này. Thiết nghĩ giới học thuật Việt Nam cần có sự quan tâm và tiến hành nghiên cứu sâu rộng hơn về mối quan hệ xác suất vỡ nợ và chênh lệch lãi suất trái phiếu, đặc biệt là trong giai đoạn nền kinh tế Việt Nam có nhiều biến động như hiện nay, khi mà hàng loạt doanh nghiệp Việt Nam có nguy cơ kiệt quệ tài chính rất cao và vấn đề phá sản của các doanh nghiệp Việt Nam đang là vấn đề mà dư luận rất quan tâm và lo ngại.

Hiện nay ở Việt Nam, phần lớn các doanh nghiệp khi gặp khó khăn, rơi vào tình cảnh phá sản, nhưng các doanh nghiệp này không tuyên bố phá sản mà chọn giải pháp là giải thể bởi vì không chỉ có doanh nghiệp ngại phá sản mà chính các đối tác và chủ nợ cũng ngại vì sẽ khó thu hồi nợ, ảnh hưởng uy tín trong kinh doanh. Theo luật phá sản năm 2004, khi phá sản, doanh nghiệp phải làm thủ tục pháp lý tuyên bố phá sản, nhưng hiện nay luật vẫn còn rườm rà; các chủ doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản không được quyền thành lập và giữ các chức vụ quản lý doanh nghiệp mới trong thời gian từ 1-3 năm (theo điều 94 Luật Phá Sản 2004) ; các chủ nợ của doanh nghiệp (chủ yếu là ngân hàng) gây sức ép để không phải ra tòa vì nếu phát mãi ngân hàng sẽ thu hồi gần hết nợ, còn nếu ra tòa thì tài sản của công ty sẽ được chia theo quy định của pháp luật. Do đó giải thể là cách mà các doanh nghiệp hoạt động thua lỗ ở Việt Nam chọn thay vì tuyên bố phá sản. Như vậy cần sớm có những thay đổi trong việc xây dựng Luật Phá Sản ở Việt Nam để những người thất bại trong kinh doanh được khuyến khích bắt đầu lại công việc kinh doanh của mình và sẵn sàng chấp nhận rủi ro trong kinh doanh. Đây thực sự là điều có lợi cho nền kinh tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Luật số 21/2004/QH11 của Quốc hội, Luật Phá Sản năm 2004.

2. Hoàng Ngọc Nhậm (2008), Giáo trình kinh tế lượng, Đại Học Kinh Tế TPHCM.

3. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Thống kê ứng dụng trong Kinh tế-Xã hội, Nhà xuất bản Thống Kê.

4. Trần Ngọc Thơ (2005), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, Nhà xuất bản Thống Kê.

TIẾNG ANH

1. Chava và Jarrow (2004) “Bankruptcy Prediction with Industry Effects”.

2. Francis A.Longstaff, Sanjay Mithal và Eric Neis (2005) “Corporate Yield Spreads: Default Risk or Liquidity? New Evidence from the Credit Default Swap Market”, the journal of finance, vol. LX, no.5 .

3. Heitor Almeida và Thomas Philippon (2007) “The Risk-Adjusted Cost of Financial Distress”, the journal of finance, vol. LXII, no.6 .

4. John Y. Campbell và Glen B. Taksler (2002) “Equity Volatility and Corporate Bond Yeilds”, Working Paper - 8961.

5. Joost Driessen (2002) “Is Default Event Risk Priced in Corporate Bonds?” 6. Jules H. van Binsbergen, John Graham và Jie Yang (2010) “The Cost of Debt”, Working Paper 16023.

7. Joshua D. Rauh và Amir Sufi (2010) trong bài nghiên cứu của mình về “The Composition and Priority of Corporate Debt”.

8. Sattar A. Mansi, William F. Maxwell, and Andrew Zhang (2010) trong bài nghiên cứu của mình về “Bankruptcy Prediction Models and the cost of debt”. 9. Syed Muhammad Noaman Ahmed Shah và Mazen Kebewar (2012) trong bài nghiên cứu “US Corporate Bond Yield Spread : A default risk debate”.

TRANG WEB

www.cophieu68.com www.vietstock.vn www.moj.gov.vn www.CFOviet.com

SỐ LIỆU THỐNG KÊ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP Công nghiệp nặng

Công nghiệp nhẹ

Thƣơng mại

KẾT QUẢ HỒI QUY Bảng 5

Panel A – dd

Panel A-Z

Panel B – O

Panel C- dd

Panel C-Z (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

BẢNG 6

Panel A- O

Panel B-DD

Panel B-Z

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Mối quan hệ giữa xác suất vỡ nợ và chênh lệch lãi suất trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam (Trang 63)