Sự tƣơng quan của các biến

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Mối quan hệ giữa xác suất vỡ nợ và chênh lệch lãi suất trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam (Trang 35)

Bảng 4.3: Sự tương quan giữa các biến

Log(spread) Z-score O-score DD Time-to-maturity M/B Size

Log(spread) 1.0000 0.3903 -0.0323 0.5261 -0.0317 -0.2257 0.2456 Z-score 0.3903 1.0000 -0.0390 0.5826 0.0008 -0.0878 0.1863 O-score -0.0323 -0.0390 1.0000 -0.0315 -0.0042 0.0488 0.0158 DD 0.5261 0.5826 -0.0315 1.0000 0.0162 -0.1907 0.0929 Time-to-maturity -0.0317 0.0008 -0.0042 0.0162 1.0000 0.0373 -0.0688 M/B -0.2257 -0.0878 0.0488 -0.1907 0.0373 1.0000 0.1173 Size 0.2456 0.1863 0.0158 0.0929 -0.0688 0.1173 1.0000

Bảng 4.4: Ý nghĩa của biến

Log(spread) Z-score O-score DD Time-to-maturity M/B Size

Log(spread) 1.0000 0.0000 0.2616 0.0000 0.2704 0.0000 0.0000 Z-score 0.0000 1.0000 0.1749 0.0000 0.9772 0.0022 0.0000 O-score 0.2616 0.1749 1.0000 0.2738 0.8835 0.0897 0.5831 DD 0.0000 0.0000 0.2738 1.0000 0.5727 0.0000 0.0012 Time-to-maturity 0.2704 0.9772 0.8835 0.5727 1.0000 0.1949 0.0165 M/B 0.0000 0.0022 0.0897 0.0000 0.1949 1.0000 0.0000 Size 0.0000 0.0000 0.5831 0.0012 0.0165 0.0000 1.0000

Nhìn vào bảng 4.3 và 4.4 cho thấy biến chênh lệch lãi suất trái phiếu có tương quan dương với các biến chỉ số dự báo kiệt quệ tài chính Z-score, DD; tương quan âm với các biến O-score. Hệ số tương quan dương giữa chênh lệch lãi suất trái phiếu với chỉ số dự báo kiệt quệ tài chính Z-score là 0.3903, DD là 0.5261. Điều này phù hợp với kỳ vọng chung là các doanh nghiệp có xác suất vỡ nợ càng cao thì có mức chênh lệch lãi suất cao, và các hệ số tương quan này có ý nghĩa rất cao có nghĩa là các doanh nghiệp có nguy cơ rủi ro vỡ nợ khá cao. Ngược lại hệ số tương quan âm giữa chênh lệch lãi suất trái phiếu với O-score là -0.0323 và chỉ số O-score có mức ý nghĩa = 26.16% >10% nghĩa là chỉ số này không đáng tin cậy. Tác giả sẽ không quan tâm đến sự tương quan âm của chênh lệch lãi suất trái phiếu và chỉ số dự báo kiệt quệ tài chính O-score.

Biến giải thích thời gian đáo hạn nợ có tương quan âm với chênh lệch lãi suất trái phiếu và mức ý nghĩa của biến này so với các biến còn lại là rất cao, cho thấy sự thiếu chính xác của chỉ số này.

Biến giải thích giá trị thị trường trên giá trị sổ sách có tương quan âm với chênh lệch lãi suất trái phiếu, hệ số tương quan là -0.2257. Chỉ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách đại diện cho đánh giá của thị trường về triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách thấp thường là công ty có hoạt động kinh doanh không tốt, lợi nhuận biến động mạnh. Những doanh nghiệp này có rất ít cơ hội đầu tư tốt, và thường có rủi ro cao. Các trái chủ thường đòi hỏi mức tỷ suất sinh lợi cao đối với các doanh nghiệp này. Do đó, tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách với chênh lệch lãi suất trái phiếu doanh nghiệp.

Biến giải thích quy mô doanh nghiệp có tương quan dương với chênh lệch lãi suất trái phiếu, nên khi chênh lệch lãi suất cao nghĩa là quy mô doanh nghiệp lớn cũng nhiều, hệ số tương quan là 0.2456. Biến quy mô cũng có tương quan dương với các chỉ số dự báo phá sản, hệ số tương quan đối với chỉ số Z-score là 0.1863, O-score là 0.0158, DD là 0.0929. Điều này cho thấy thực tế các doanh nghiệp lớn

ở Việt Nam thường là các doanh nghiệp Nhà nước. Các doanh nghiệp nhà nước có sự thuận lợi là có nguồn vốn rất lớn và có được nhiều ưu đãi trong huy động vốn hay sự độc quyền về sản phẩm, ưu đãi về thuế. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhà nước thường có một hiện tượng chung là sự quản lý không hiệu quả, đầu tư một cách tràn lan mà không mang lại lợi nhuận. Việc sử dụng đồng vốn không hiệu quả khiến các doanh nghiệp nhà nước dễ bị thua lỗ, đặc biệt là trong tình trạng nền kinh tế khó khăn như hiện nay. Các doanh nghiệp này có xác suất vỡ nợ rất cao. Mặc khác, sự quan liêu và tính không minh bạch thông tin cũng là một nhân tố khiến các chủ nợ e ngại khi cho các doanh nghiệp này vay. Chính vì những nguyên nhân trên mà các chủ nợ thường đòi hỏi mức tỷ suất sinh lợi cao và do đó tạo ra mức chênh lệch lãi suất cao. Bằng chứng này cho thấy có tồn tại mối quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp và chênh lệch lãi suất trái phiếu doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Mối quan hệ giữa xác suất vỡ nợ và chênh lệch lãi suất trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam (Trang 35)