Chỉ số Z-score ,O-score, DD được chọn là chỉ số đại diện cho xác suất vỡ nợ của doanh nghiệp. Tác giả sử dụng mô hình Z-score của Altman (1968) và O-score của Ohlson (1980) được dựa trên số liệu kế toán, và mô hình cấu trúc của Merton (1974) để ước lượng xác suất vỡ nợ của doanh nghiệp. Tác giả sử dụng dữ liệu trong báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp để xây dựng các biến dự báo kiệt quệ tài chính và số liệu được cập nhật hàng năm. Các tính toán của mô hình Z-score đựơc giải thích bởi chuyên gia tài chính nổi tiếng Edward Altman, đã kết hợp nhiều yếu tố bên trong của hoạt động kinh doanh như: thu nhập giữ lại, vốn lưu động, giá trị tài sản của các cổ đông, tài sản, khả năng thanh toán nợ, doanh thu, lợi nhuận...v.v. để dự báo xác suất vỡ nợ cho doanh nghiệp. Tác giả đảo ngược dấu của hệ số ban đầu của mô hình Z–Score, Z-score tăng theo xác suất vỡ nợ của doanh nghiệp.
Công thức tính toán cho chỉ số Z–Score là :
Trong đó:
Wcta: là tỷ lệ vốn luân chuyển chia cho tổng tài sản, vốn luân chuyển được định nghĩa là tài sản ngắn hạn trừ đi khoản nợ ngắn hạn,
Reta: là tỷ số thu nhập giữ lại chia cho tổng tài sản,
Ebitta: là tỷ số lãi trước thuế và lãi vay chia cho tổng tài sản,
Mvliab: là tỷ số giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu chia cho giá trị sổ sách của tổng nợ phải trả,
Mô hình O-score của Ohlson (1980) cũng được dựa trên số liệu kế toán để ước lượng xác suất vỡ nợ của doanh nghiệp. Tác giả đảo ngược dấu của hệ số ban đầu của mô hình O–Score, điểm O tăng theo xác suất vỡ nợ của doanh nghiệp. Công thức tính toán cho chỉ số O–Score là :
Trong đó:
Asset: là log của tổng tài sản,
Tlta: là tổng nợ phải trả qua các năm chia cho tổng tài sản qua các năm , Wcta: là tỷ số vốn luân chuyển chia cho tổng tài sản ,
Clca: là nợ phải trả trong năm hiện tại chia cho tài sản hiện hành trong năm hiện tại,
Nita: là tỷ số lãi ròng chia cho tổng tài sản,
Ffotl: là thu nhập trước thuế cộng khấu hao chia tổng nợ phải trả,
Intwo: là biến giả bằng 1 nếu công ty có giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu nhỏ hơn giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu (negative book equity),
Chin: là thay đổi trong thu nhập ròng so với năm trước chia cho tổng của các giá trị tuyệt đối của thu nhập ròng năm hiện hành và các năm trước.
Khi yếu tố bên trong của hoạt động kinh doanh như: thu nhập giữ lại, vốn luân chuyển, giá trị tài sản của các cổ đông, tài sản, khả năng thanh toán nợ, doanh thu, lợi nhuận...v.v. có sự thay đổi đáng kể thì xác suất vỡ nợ của doanh nghiệp cũng thay đổi. Một sự tăng lên của xác suất vỡ nợ của doanh nghiệp sẽ tác động làm tăng lên tỷ suất sinh lợi mà các chủ nợ yêu cầu, tức là chênh lệch lãi suất trái phiếu của doanh nghiệp tăng lên.
Mô hình của Merton (1974), DD là:
Trong đó:
BD là nợ danh nghĩa của doanh nghiệp;
TA là tổng tài sản,
Rbill là lãi suất trái phiếu,
SIGMA là tài sản ngắn hạn.
Tác giả đặt dấu âm (-) trước thước đo truyền thống của khoảng cách đến phá sản của Merton, do đó, DD là thực sự ngày càng tăng theo khả năng kiệt quệ tài chính.