Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của chính sách phân phối sản phẩm

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm (Trang 31)

I.5.1. Phân tích tình hình phân phối sản phẩm

Phân tích tình hình phân phối sản phẩm là xem xét, đánh giá sự biến động về số lƣợng sản phẩm tiêu thụ ở toàn bộ Công ty và từng loại sản phẩm, đồng thời xem xét mối quan hệ cân đối giữa dự trữ, sản xuất và tiêu thụ nhằm thấy đƣợc khái quát tình hình phân phối sản phẩm và những nguyên nhân ban đầu ảnh hƣởng đến tình hình đó. Phƣơng pháp phân tích là so sánh khối lƣợng sản phẩm tiêu thụ thực tế qua các năm của từng loại sản phẩm, đồng thời so sánh doanh thu bán hàng thực tế ở từng thị trƣờng qua các năm.

Ta có công thức khối lƣợng sản phẩm bán ra:

Doanh số bán hàng thực tế phản ánh toàn bộ kết quả kinh doanh của công ty thông qua hoạt động phân phối bán hàng của từng kênh. Nó phản ánh quy mô của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng nhƣ phản ánh trình độ tổ chức quản lý hoạt động hệ thống phân phối bán hàng. Doanh số bán hàng là nguồn thu quan trọng giúp cho doanh nghiệp tiếp tục quá trình sản xuất, tái mở rộng thị

Khối lƣợng sản phẩm tồn kho đầu kỳ + Khối lƣợng sản phẩm sản xuất trong kỳ - Khối lƣợng sản phẩm tồn kho cuối kỳ = Khối lƣợng sản phẩm tiêu thụ

phần và trang trải mọi chi phí trong sản xuất kinh doanh cũng nhƣ bán hàng, kinh doanh. Doanh thu đƣợc tính theo công thức:

TR: Doanh thu bán hàng.

Qi: Sản lƣợng tiêu thụ

Pi: Giá bán một đơn vị hàng hóa.

I.5.2. Chỉ tiêu về tình hình thực hiện sản lƣợng và giá trị hàng hóa bán ra so với kế hoạch với kế hoạch

Việc kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch có ý nghĩa quan trọng: Nó đảm bảo tiến độ hàng hóa cung ứng ra thị trƣờng đều đặn và đáp ứng nhu cầu thị trƣờng, góp phần thúc đẩy sản xuất và thực hiện đúng hẹn các đơn đặt hàng, các hợp đồng với khách hàng. Đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch cấp trên giao, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và ngăn ngừa các hiện tƣợng tiêu cực có thể phát sinh. Nội dung kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch bao gồm:

 Kiểm tra tình hình thực hiện các đơn đặt hàng và hợp đồng kinh tế đối với sản xuất, thực hiện các hợp đồng kinh tế cho tổ chức, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch chất lƣợng, chính sách giá và chiết khấu thƣơng nghiệp.

 Kiểm tra tình hình hoàn thành kế hoạch số lƣợng bán ra, phƣơng pháp dùng để kiểm tra là tỷ lệ phần trăm giữa tổng sản lƣợng bán ra thực tế và tổng sản lƣợng bán ra kế hoạch của từng loại hàng, nhóm hàng. Chỉ tiêu này đƣợc xác định theo công thức:

Số tuyệt đối = QTT – QKH

Trong đó: QTT, QKHlà sản lƣợng thực tế và kế hoạch bán ra

IQlà tỷ lệ hoàn thành kế hoạch về sản lƣợng hàng hóa bán ra.

IQ =

QTT

QKH

* 100%

Kế hoạch hàng bán ra đòi hỏi đƣợc thực hiện theo từng nhóm hàng, loại hàng, nhất là các mặt hàng thuộc nhu cầu cơ bản. Do đó, để tìm hiểu nguyên nhân hoàn thành hay không hoàn thành kế hoạch cần phát hiện ra những yếu kém trong quá trình thực hiện.

Kiểm tra tình hình hoàn thành kế hoạch về giá trị hàng hóa bán ra. Trong phân tích mức bán ra của các Công ty cùng với các chỉ tiêu hoàn thành kế hoạch cần nghiên cứu nhịp điệu mức bán ra, tức là tính động thái.

Hai chỉ tiêu này bổ sung cho nhau và cho phép đánh giá đầy đủ hơn tình hình bán ra đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Bên cạnh đó, việc phân tích động thái qua các năm để thấy rõ xu hƣớng của các Công ty cần chú ý đến cơ cấu biến động của từng nhóm hàng, mặt hàng qua các năm để thấy đƣợc mặt hàng nào có xu hƣớng tăng lên hay giảm xuống theo nhu cầu thị trƣờng. Ngoài ra, cần phải thông qua từng đối tƣợng bán để có kế hoạch mở rộng hệ thống phân phối sản phẩm và thị trƣờng tiêu thụ.

I.5.3. Chỉ tiêu và kết cấu tiêu thụ nhóm hàng, loại hàng

Chỉ tiêu kết cấu nhóm hàng bán ra biểu hiện ở tỷ lệ mức bán ra của từng loại hàng. Dựa vào sự thay đổi của tỷ trọng mức bán ra để phân tích kết cấu:

Trong đó: GTnhi là giá trị nhóm hàng i. Tnhilà tổng giá trị nhóm hàng.

I.5.4. Vòng quay hàng tồn kho

Chỉ tiêu này biểu hiện số vòng quay của một khối lƣợng hàng hóa trong một thời kì nhất định. Chỉ tiêu này càng lớn thì tốc độ chu chuyển càng nhanh, vốn quay càng đƣợc nhiều vòng: Công thức: RI = M D Tỷ trọng nhóm hàng = GTnhi Tnhi * 100%

Trong đó: RI là vòng quay hàng tồn kho

M là doanh thu; D là trị giá hàng tồn kho

I.5.5. Vòng quay tổng vốn

Vốn kinh doanh là biểu hiện bằng tiền mà Công ty bỏ ra mua các yếu tố dùng để sản xuất nhƣ: nguyên liệu, nhiên liệu, động lực. Các tài sản dùng để sản xuất, chi phí lƣu thông, tiền lƣơng…Để thực hiện sản xuất, chế biến và bán sản phẩm nhằm thu đƣợc kết quả cuối cùng là lợi nhuận. Trong bộ phận vốn gồm có vốn cố định và vốn lƣu động. Để thấy đƣợc hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cần xác định vòng quay tổng vốn và xác định theo công thức sau:

Công thức:

Trong đó: TAU: vòng quay tổng vốn M: doanh thu

TS: Tổng tài sản

I.4.6. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.

Lợi nhuận là phần còn lại của doanh thu sau khi trừ đi tổng chi phí và các khoản phải nộp ngân sách.

Tỷ suất lợi nhuận là chỉ tiêu cơ bản để tính toán và phân tích lợi nhuận. Đây là chỉ tiêu tƣơng đối so sánh giữa lợi nhuận và mức tiêu thụ hàng hóa trong kỳ, đƣợc xác định qua công thức:

Trong đó: J: tỷ suất lợi nhuận P: Lợi nhuận trong kỳ M: Mức bán ra TAU = M TS J = P M

I.4.7. Thị phần.

Thị phần là chỉ tiêu tƣơng đối so sánh giữa doanh số của Công ty mình với doanh số của thị trƣờng (thị phần tuyệt đối) hay so sánh giữa doanh số của Công ty mình với doanh số của đối thủ cạnh tranh trực tiếp, hoặc đối thủ đứng đầu hoặc bình quân ba đối thủ đứng đầu.

Công thức tính thị phần tuyệt đối:

Trong đó: TP: thị phần tuyệt đối.

Ro: doanh số của Công ty mình. R: doanh số của thị trƣờng.

Công thức tính thị phần tương đối:

Trong đó: TP: thị phần tƣơng đối.

Ro: doanh số của Công ty mình.

R: doanh số của đối thủ cạnh tranh trực tiếp hoặc đối thủ đứng đầu hoặc bình quân 3 đối thủ đứng đầu.

TP = Ro R * 100% TP = Ro R * 100%

CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY

II.1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG NƢỚC GIẢI KHÁT

Thị trƣờng nƣớc giải khát là một thị trƣờng đã có từ lâu đời và có đa dạng các sản phẩm từ nƣớc uống tính khiết, nƣớc lọc, nƣớc khoáng rồi đến nƣớc uống có ga (cồn), nƣớc ép trái cây.... Và theo những số liệu thống kê của Trung tâm Xúc tiến Thƣơng mại và Đầu tƣ TP HCM, trong cơn khủng hoảng kinh tế toàn cầu, mặt hàng nƣớc giải khát hầu nhƣ không bị tác động. Các nhãn hàng nƣớc giải khát vẫn có doanh số tăng trƣởng khoảng 800%/năm. Đồ uống cũng là mặt hàng duy nhất đang giữ phong độ quảng bá thƣơng hiệu trong lúc các ngành hàng khác đều cắt giảm tối đa chi phí. Vì nƣớc uống là một nhu cầu không thể thiếu đối với sự sống của con ngƣời. Trƣớc đây theo thói quen của ngƣời Việt Nam là uống nƣớc đun sôi để nguội nhƣng đến nay do khoa học phát triển, đời sống thay đổi nên dần thay đổi thói quen sang sử dụng nƣớc đóng chai. Và do sự bùng nổ dân số, phát triển kinh tế và phát triển nhà máy, khu công nghiệp…làm nguồn nƣớc tự nhiên ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng. Nhƣng đời sống xã hội nâng cao thì ngƣời tiêu dùng cũng nhận thức ngày càng cao về nƣớc uống an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo sức khỏe.

Tuy nhiên, do thiếu kiểm soát nên thị trƣờng nƣớc giải khát đang đứng trƣớc hiện trạng thực, giả lẫn lộn. Theo thống kê chƣa đầy đủ, có tới 50% trong tổng số 400 cơ sở sản xuất nƣớc uống đóng bình, đóng chai không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Qua kiểm tra thấy, có nhiều loại nƣớc tăng lực chứa cocain hoặc sử dụng chất ngọt tổng hợp nằm ngoài danh mục cho phép. Sữa đậu nành có hàm lƣợng protein thấp hơn tiêu chuẩn công bố. Khoảng 30 loại trà thảo dƣợc nhƣ atiso, trà đắng, trà giảm cân, thanh nhiệt không đƣợc kiểm định dƣ lƣợng thuốc trừ sâu. Ngành chức năng TP.Hồ Chí Minh mới đây kiểm tra và phát hiện sản phẩm trà bí đao của Công ty TNHH Tân Tiến có chứa chất phụ gia bị cấm sử dụng. Đó chỉ là một vài ví dụ minh chứng cho tình trạng hỗn loạn của thị trƣờng nƣớc giải khát hiện nay. Nguyên nhân của thực trạng trên là do một số cơ sở sản xuất, chế biến nƣớc uống chƣa đầu tƣ đúng mức về hệ thống trang thiết bị sản xuất cũng nhƣ

chƣa đảm bảo quy trình sản xuất theo quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm. Thêm vào đó là sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng nƣớc uống đóng chai, cũng nhƣ sự hiểu biết của cộng đồng trong việc lựa chọn sản phẩm nƣớc uống đóng chai bảo đảm chất lƣợng còn nhiều hạn chế.

II.2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY II.2.1. Giới thiệu về công ty

* Logo:

* Slogan:

* Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN NƢỚC KHOÁNG KHÁNH HÒA * Tên viết tắt:

* Địa chỉ liên hệ: Công ty Cổ phần Nƣớc khoáng Khánh Hòa Diên Tân – Diên Khánh – Khánh Hòa Tel: (058) 3783359 – 3783797

Fax: (058) 783572

Email: danhthanh@dng.vnn.vn Website: www.danhthanh.com.vn

II.2.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Xí nghiệp nƣớc khoáng Đảnh Thạnh là tiền thân của Công ty Cổ Phần Nƣớc Khoáng Khánh Hòa, đƣợc thành lập ngày 19/01/1990 tại địa bàn xã Diên Tân, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa, cách thành phố Nha Trang 25km theo hƣớng Tây Nam, và đƣợc khai thác ngay tại nguồn mỏ ở độ sâu 220m, nhiệt độ tại vòi trên 720C, nằm ở giữa thảm bùn khoáng nguyên sinh rộng 30 ha, dƣới chân núi Hòn Chuông.

Năm 1977, mạch nƣớc khoáng Đảnh Thạnh đã đƣợc sở y tế Phú Khánh (nay là sở y tế Khánh Hòa), viện Pasteur Nha Trang, đoàn địa chất 703 (thuộc tổng cục

địa chất), Viện Nacovakara (Praha - Tiệp Khắc) nghiên cứu và phân tích toàn diện. Tại hội nghị khoa học về nƣớc khoáng toàn quốc tháng 11/1985, nƣớc khoáng Đảnh Thạnh là một trong 12 mạch nƣớc khoáng toàn quốc cho phép khai thác và chữa bệnh, giải khát.

Trong những năm 1980 nƣớc khoáng và bùn khoáng Đảnh Thạnh đã đƣợc bệnh viện Khánh Hòa, viện điều dƣỡng sử dụng để chữa bệnh.

Năm 1984 mỏ khoan đầu tiên hoàn thành do đoàn địa chất 703.

Tháng 11/1986 – UBND Tỉnh cho phép sở y tế Phú Khánh triển khai xây dựng nhà điều dƣỡng nhƣng do thiếu kinh phí phải dừng lại.

Tháng 11/1987 UBND Tỉnh cho phép Công ty ngoại thƣơng Diên Khánh hợp tác với công ty Dịch vụ Du lịch Dầu khí Vũng Tàu (OSC) xây dựng phân xƣởng đóng chai nƣớc khoáng. Về phía huyện chịu trách nhiệm xây dựng phân xƣởng, hệ thống điện, con đƣờng vào nhà máy, trong đó nguồn vốn xây dựng gồm: vốn vay bộ tài chính, vốn cấp của tỉnh. Còn về phía OSC chịu trách nhiệm đầu tƣ máy móc thiết bị sản xuất.

Tháng 11/1988 công trình cơ bản hoàn thành nhƣng thiết bị do công ty OSC lắp đặt không phù hợp với quy trình công nghệ sản xuất nƣớc khoáng đóng chai, Công ty Ngoại thƣơng Diên Khánh phải lắp đặt lại cho phù hợp.

Tháng 6/1989 thiết bị đƣợc nghiệm thu và đƣa vào sản xuất thử, kế hoạch sản xuất và tiêu thụ mới chỉ 300.000l lít/năm, dây chuyền sản xuất thủ công, cơ sở nhà xƣởng chừng 500m2

, toàn bộ xí nghiệp không quá 30 ngƣời, sản phẩm tiêu thụ chủ yếu trong tỉnh.

Để đáp ứng yêu cầu sản xuất, ngày 19/01/1990 UBND tỉnh ra quyết định số 94/QĐ tách phân xƣởng đóng chai nƣớc khoáng thuộc Công ty ngoại thƣơng Diên Khánh thành Xí Nghiệp Nƣớc khoáng Diên Khánh. Năm 1992, Xí nghiệp đƣợc đổi tên thành Xí Nghiệp nƣớc khoáng Đảnh Thạnh

Với nhu cầu ngƣời tiêu dùng ngày càng gia tăng, quy mô sản xuất ngày càng mở rộng, ngày 7 tháng 9 năm 1995 UBND tỉnh Khánh Hòa ra quyết định số 2393/QĐ – UB đổi tên Xí Nghiệp nƣớc khoáng Đảnh Thạnh thành Công Ty Nƣớc Khoáng Khánh Hòa.

Ngày 27 tháng 1 năm 2006 chính thức trở thành Công ty Cổ Phần Nƣớc khoáng Khánh Hòa theo quyết định số 190/QĐ-UB của UBND tỉnh Khánh Hòa, và ngày 1 tháng 6 năm 2006 Công ty Nƣớc khoáng Khánh Hòa chính thức đi vào hoạt động dƣới hình thức Công ty Cổ Phần với 51% vốn Nhà nƣớc, và tên chính thức hiện nay là “Công ty Cổ Phần Nƣớc Khoáng Khánh Hòa

Với phƣơng châm “Chất lƣợng vì cuộc sống”, Công ty đạt chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9002:1994 từ ngày 21/12/2000, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000 từ ngày 4/6/2004 do tổ chức chứng nhận QSM cấp.

Không chỉ dừng lại ở đó, năm 2001 Công ty tiếp tục lắp đặt dây chuyền đóng chai thủy tinh hoàn toàn tự động, khép kín với công suất 12000 chai/giờ, thiết bị hiện đại của Ý. Từ sản lƣợng đạt 300000 lít/năm, năm 1990 đến năm 1995 đạt 17 triệu lít và 26 triệu lít năm 2002, hơn 30 triệu lít năm 2006.

Đến nay, Công ty đã khẳng định uy tín, chất lƣợng và thƣơng hiệu trên thị trƣờng. Thƣơng hiệu Đảnh Thạnh – Vikoda là thƣơng hiệu mạnh, đƣợc ngƣời tiêu dùng ƣa chuộng và bình chọn là hàng Việt Nam chất lƣợng cao, là một trong những Công ty nƣớc khoáng đứng đầu trong cả nƣớc. Đặc biệt, những sản phẩm mới của Công ty nhƣ nƣớc khoáng ngọt vị chanh, cam, xá xị, nƣớc tăng lực Sumo đƣợc sản xuất trên nền tảng nƣớc khoáng đã đƣợc ngƣời tiêu dùng đón nhận và có ấn tƣợng tốt.

Vừa tích lũy, vừa tái sản xuất mở rộng, những năm qua Công ty đã xây dựng nhiều hạng mục công trình rất khang trang, sạch đẹp nhằm phục vụ nhu cầu làm việc, sản xuất cho cán bộ công nhân viên nhƣ: văn phòng, các phân xƣởng sản xuất, hội trƣờng, nhà ăn, nhà kho, đƣờng giao thông nhựa… Công ty còn tổ chức tốt các phong trào thi đua lao động và sản xuất, thƣờng xuyên chăm lo cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên, chế độ chính sách cho ngƣời lao động. Thu nhập bình quân hiện nay là hơn 2.700.000đ/ngƣời/tháng.

Hình II.2.2. Quang cảnh công ty Cổ phần Nƣớc khoáng Khánh Hòa

Thành tích đạt đƣợc ( 1990 – 2008 ):

 Năm 1990-2010: Đạt Huy Chƣơng Bạc, Vàng và các bằng khen tại các hội chợ triểm lãm, thƣơng mại, công nghiệp, quốc tế hàng năm ở từng thị trƣờng.

 Năm 1997: Cúp Bạc giải thƣởng chất lƣợng Việt Nam do bộ khoa học công nghệ trao tặng. Top 100 hàng Việt Nam đƣợc yêu thích nhất do báo Đại Đoàn Kết trao tặng; Đƣợc chủ tịch Nƣớc Lê Đức Anh trao tặng Huân Chƣơng Lao Động hạng 3.

 Năm 2000-2004: Đƣợc tổ chức QSM chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9002.

 Tháng 1/2004: “Thƣơng Hiệu Vàng” cho 2 thƣơng hiệu Đảnh Thạnh và Vikoda do mạng thông tin thƣơng mại Việt Nam thuộc Bộ Thƣơng Mại cấp.

 Năm 2004-2010: Huy Chƣơng Vàng “hàng Việt Nam chất lƣợng cao” do Bộ công nghiệp cấp.

 Tháng 12/2004: Đạt Cúp Vàng, Huy Chƣơng Vàng thƣơng hiệu an toàn vệ sinh thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng do Cục an toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Bộ Y tế cấp.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm (Trang 31)