9. Cấu trúc luận văn
1.3.5. Các yêu cầu chung trong dạy học về bài tậpvật lí
- Thông qua việc giải bài tập, những kiến thức cơ bản được xác định của đề tài phải được củng cố, ôn tập, hệ thống hóa, khắc sâu thêm.
- Các bài tập giúp nhận thức được mối quan hệ logic giữa các đại lượng vật lí để hệ thống hóa kiến thức cho học sinh là rất có lợi.
- Các bài tập vật lí phải mang tính tuần tự từ đơn giản đến phức tạp của các mối quan hệ giữa các đại lượng và các khái niệm đặc trưng cho các quá trình hoặc hiện tượng phải được mô tả trong hệ thống bài tập. Đặc biệt cần
31
có những bài tập mà việc tìm ra mối quan hệ vật lí đòi hỏi phải có sự sáng tạo, độc đáo và giải quyết được những sai lầm của học sinh.
- Mỗi bài tập phải đóng góp phần nào đó vào việc hoàn thiện kiến thức cho học sinh. Mỗi bài tập phải đem lại cho học sinh một điều mới mẻ nhất định, một khó khăn vừa sức.
- Hệ thống bài tập phải đa dạng về thể loại (bài tập định tính, bài tập định lượng, bài tập đồ thị, bài tập thí nghiệm…)
- Các kiến thức toán lí được sử dụng trong bài tập phải phù hợp với trình độ của học sinh.
- Số lượng bài tập được cho phải phù hợp với sự phân bố thời gian.
1.3.5.2. Yêu cầu khi dạy bài tập vật lí.
- Giáo viên phải sắp xếp các bài tập thành hệ thống, định kế hoạch phương pháp sử dụng.
- Khi dạy bài tập vật lí nên chú trọng việc rèn luyện tư duy, kĩ năng giải bài tập, tính tự lập của học sinh.
- Khi giải bài tập vật lí, hướng hình thành phong cách nghiên cứu bài tập giống phong cách người nghiên cứu khoa học.