9. Cấu trúc luận văn
1.3.4. Các dạng bài tậpvật lí
- Bài tập vật lí rất đa dạng và phong phú, có nhiều cách phân loại bài tập, tùy thuộc vào mục đích sử dụng, tùy theo mức độ yêu cầu phát triển tư duy tùy theo nội dung, theo phương thức cho điều kiện và phương thức giải mà có thể phân loại bài tập theo nhiều cách khác nhau
- Cách phân loại hay gặp là dựa trên các đề tài: VD: bài tập cơ học, bài tập nhiệt học, bài tập điện học… Trong bài tập cơ có thể phân thành bài tập động học, bài tập động lực học, bài tập tĩnh học. Trong mỗi loại bài tập đó nếu dựa theo phương thức giải có thể chia thành:
+ Bài tập định tính. + Bài tập tính toán. + Bài tập thí nghiệm. + Bài tập đồ thị.
- Tuy nhiên khi giải phần lớn các bài tập người ta có thể sử dụng một vài phương thức giải vì sự phân chia này chỉ có tính chất quy ước
- Bài tập định tính: Đặc điểm của loại bài tập này là nhấn mạnh mặt định tính của hiện tượng khảo sát, việc giải chủ yếu dựa vào các suy luận logic mà không phải tính toán phức tạp. Bài tập định tính này dùng để vận
30
dụng kiến thức vào đời sống, sản xuất và thường được dùng làm bài tập mở đầu nghiên cứu tài liệu mới, giúp học sinh nắm vững bản chất vật lí của hiện tượng, tạo say mê, hứng thú môn học cho học sinh, rèn luyện cho họ tư duy logic, khả năng phán đoán, biết cách phân tích bản chất vật lí của hiện tượng. Ngay ở những lớp đầu khi học vật lí, các bài tập chủ yếu là bài tập định tính. Có thể nói bài tập này như bước khởi đầu, cánh cổng mở ra cho học sinh tiếp cận ngôi nhà vật lí một cách thú vị.
- Bài tập đinh lượng: là loại bài tập có dữ liệu là các số cụ thể, học sinh phải giải chúng bằng các phép tính toán, sử dụng công thức để xác lập mối quan hệ phụ thuộc định lượng giữa các đại lượng phải tìm và nhận được kết quả dưới dạng một công thức hoặc một giá trị bằng số.
- Bài tập thực nghiệm: là loại bài tập khi giải phải sử dụng thí nghiệm để đi tới mục đích đặt ra, có khi phải tiến hành thí nghiệm để đi tới kết quả phải tìm hoặc làm thí nghiệm để lấy số liệu giải bài tập
- Bài tập đồ thị: dạng bài tập này rất phong phú, có thể từ đồ thị đã cho học sinh phải đi tìm một yếu tố nào đó, hoặc từ các dữ liệu đã biết đi xây dựng đồ thị. Loại bài tập này giúp học sinh thấy được một cách trực quan mối quan hệ giữa các đại lượng vật lí.
1.3.5. Các yêu cầu chung trong dạy học về bài tập vật lí 1.3.5.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bài tập vật lí