c) Cơ cấu lao động theo độ tuổi
4.3. Phân tích tình hình quỹ lương của công ty
4.3.1 Phân tích tình hình kế hoạch quỹ lương
Bảng 4.4: Bảng tình hình quỹ lương thực tế và kế hoạch của công ty.
Đơn vị tính: triệu đồng
Nguồn: Phòng hành chính nhân sự.
Qua bảng số liệu ta thấy tình hình thực hiện kế hoạch tiền lương của công ty khá tốt. Cụ thể 6 tháng đầu năm 2012 kế hoạch đề ra cho 142 nhân viên mức lương bình quân 3,0 triệu đồng/người/tháng, tiền lương kế hoạch trong 6 tháng đầu năm 2012 là 2.025 triệu đồng, thực tế tiền lương là 2.235 triệu đồng vượt 210 triệu đồng và cao hơn 10,37% so với kế hoạch, nguyên nhân dẫn đến sự biến động là do số lượng nhân viên thực tế là 149 người. Năm 2013, kế hoạch đề ra là 2.625 triệu đồng cho 158 nhân viên với mức lương hàng tháng là 3,3 triệu đồng/người/tháng. Tuy nhiên, thực tế lại giảm 29 triệu đồng và giảm 1,10% so với kế hoạch, ứng với 2.596 triệu đồng, do số lương nhân viên thực tế chỉ có 156 người, sự biến động vẫn nằm trong tầm kiểm soát của công ty, 6 tháng đầu năm 2014 kế hoạch tiền lương là 2.945 triệu đồng với mức lương trung bình 3,4 triệu đồng/người/tháng cho 165 nhân viên, thực tế là 3.125 triệu đồng, cao hơn kế hoạch 180 triệu đồng và cao hơn 6,11%, do số lượng nhân viên thực tế là 173 người. Do công ty rút kinh nghiệm nên số lượng nhân viên được dự đoán chính xác hơn.
4.3.2 Phân tích tình hình sử dụng quỹ lương
Bảng 4.5: Tình hình sử dụng quỹ lương của công ty.
Nguồn: Phòng hành chính nhân sự.
Qua bảng số liệu tình hình sử dụng quỹ lương của công ty ta thấy, tổng quỹ lương tăng nhanh qua từng năm bên cạnh đó tiền lương bình quân của nhân viên cũng có xu hướng tăng, 6 tháng đầu năm 2012 tổng quỹ lương là 2.235 triệu đồng, 6 tháng đầu năm 2013 tổng quỹ lương tăng lên 2.596 triệu đồng, tăng 361 triệu đồng và tăng 16,15% so với năm 2012, 6 tháng đầu năm 2014 quỹ lương thực tế là 3.125 triệu đồng, tăng 529 triệu đồng và tăng 20,38% so với năm 2013.
Tổng số lượng nhân viên cũng tăng lên qua từng năm nhưng do tổng quỹ lương có xu hướng tăng nhanh hơn nên tiền lương bình quân của một lao động trên một tháng cũng tăng lên trong 6 tháng đầu năm 2012, 2013, 2014. Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2012 tiền lương bình quân của một nhân viên là 3,0 triệu đồng/người/tháng, năm 2013 là 3,3 triệu đồng/người/ tháng, tăng 0,3 triệu đồng và tăng 10,00% so với năm 2012, 6 tháng đầu năm 2014 mức lương bình quân tăng lên 3,4 triệu đồng/người/tháng tăng 0,1 triệu đồng và tăng 3,03% so với năm 2013.
Tuy tổng quỹ lương của công ty tăng đáng kể qua từng năm nhưng mức lương bình quân của người lao động lại tăng tương đối chậm so với tốc độ tăng của quỹ lương. Mức lương bình quân của công ty vẫn còn ở mức trung bình dù công ty cũng đã điều chỉnh chính sách lương phù hợp để đảm bảo cuộc sống cho nhân viên.
4.3.3 Phân tích tỷ suất chi phí lương
Việc phân tích chỉ tiêu tỷ suất chi phí tiền lương rất cần thiết với công ty vì dựa vào kết quả phân tích ta có thể thấy được tình hình chung của chi phí lương tại công ty.
Bảng 4.6: Tỷ suất chi phí lương của công ty. Đơn vị tính: triệu đồng 6 tháng đầu năm 2012 2013 2014 Tổng quỹ lương 2.235 2.596 3.125 Tổng doanh thu 201.381 192.156 208.458 Tỷ suất(%) 1,11 1,35 1,50 Nguồn: Phòng hành chính nhân sự.
Qua bảng 4.8 ta thấy, tỷ suất 6 tháng đầu năm 2012 là 1,11%, năm 2013 là 1,35%, cho thấy chi phí lương chiếm tỷ lệ ngày càng tăng trong doanh thu. Do quỹ lương tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu. Cụ thể, tổng doanh thu 6 tháng đầu năm 2012 đạt 201.381 triệu đồng; trong khi tổng doanh thu 6 tháng đầu năm 2013 giảm xuống còn 192.156 triệu đồng, năm 2014 là 208.458 triệu đồng.
Tỷ suất 6 tháng đầu năm 2014 tăng lên đáng kể đạt mức 1,50%. Do tổng quỹ lương tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu. Nhìn chung thì chi phí lương vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ so với doanh thu. Chi phí lương hằng năm tăng nhằm tạo sự yên tâm cho nhân viên làm việc tại công ty.
4.3.4 Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương trích theo lương
Bảng 4.7. Mối quan hệ giữa số lượng nhân viên và doanh thu.
Nguồn: Phòng hành chính nhân sự.
Qua bảng 4.7 ta thấy,6 tháng đầu năm 2012 tổng số nhân viên là 149 người; doanh thu là 201.381 triệu đồng và lợi nhuận là 261 triệu đồng, năm 2013 số nhân viên tăng lên 7 người và tăng 4,70 % so với 6 tháng đầu năm 2012, trong khi đó doanh thu 6 tháng đầu năm 2013 lại giảm 9.225 triệu đồng, giảm 4,58% so với 6 tháng đầu năm 2012, tuy doanh thu giảm nhưng lợi nhận sản xuất kinh doanh lại tăng rất nhanh, năm 2012 lợi nhuận là 261 triệu đồng,
6 tháng đầu năm 2013 là 1.769 triệu đồng, tăng 1.508 triệu đồng, tăng 677,77% so với năm 2012. Nguyên nhân dẫn đến sự biến động lợi nhuận lớn như vậy là do công ty thắt chặt, giảm một lượng lớn chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí lãi vay. Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm là do công ty không thực hiện chương trình quà khuyến mãi cho khách hàng, chi phí quà khuyến mãi được công ty ghi nhận vào khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp.
Sang 6 tháng đầu năm 2014 tổng số nhân viên công ty, doanh thu và lợi nhuận sản xuất kinh doanh đều tăng. Cụ thể, tổng số nhân viên tăng lên 17 người, tăng 10,90% so với 6 tháng đầu năm 2013, doanh thu tăng lên 2018.458 triệu đồng, tăng 16.302 triệu đồng, tăng 4,48% so với năm 2013. Lợi nhuận sản xuất kinh doanh cũng tăng, 6 tháng đầu năm 2014 lợi nhuận đạt 1.936 triệu đồng, tăng 167 triệu đồng, tăng 109,44% so với 6 tháng đầu năm 2013.
Qua phân tích tình hình sử dụng quỹ lương của Công ty TNHH TM Tân Thành, cho thấy công ty đã chủ động trong việc kiểm soát tổng quỹ lương của công ty mình. Từng năm tổng quỹ lương và mức lương bình quân của một lao động tăng lên đáng kể nhưng chi phí lương vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng doanh thu bán hàng, cho thấy sự cố gắng trong khâu quản lý lao động của ban giám đốc công ty. Công ty phải cân bằng làm sao vừa có thể tăng tiền lương giúp cải thiện đời sống cho người lao động vừa không ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận của công ty. Tuy nhiên việc khai thác triệt để tiềm năng nguồn nhân lực, vấn đề chêch lệch tiền lương giữa các phòng hay mức lương bình quân ở mức trung bình vẫn là vấn đề nan giải mà công ty cần có chiến lược khắc phục để có thể phát triển kinh doanh bền vững trong thời gian dài. Hi vọng với sự lãnh đạo đúng đắn của ban giám đốc, tinh thần đoàn kết, nhiệt huyết của tập thể nhân viên thì công ty sẽ nhanh chóng phát triển và khẳng định vị trí của mình trên thị trường.
CHƯƠNG 5
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TRÁCH
NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI TÂN THÀNH
5.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG 5.1.1 Ưu điểm 5.1.1 Ưu điểm
- Trong công tác kế toán, công ty đảm bảo thực hiện tốt các nguyên tắc, chế độ kế toán do Nhà nước quy định, công ty thiết lập hệ thống công tác kế toán một cách tương đối chặt chẽ, gọn nhẹ, trình độ chuyên môn cao.
- Toàn thể lãnh đạo và đội ngũ nhân viên luôn nỗ lực phấn đấu, hỗ trợ nhau để công tác kế toán được thực hiện một cách tương đối hiệu quả.
- Bộ máy kế toán tương đối độc lập và đội ngũ kế toán giàu kinh nghiệm, tuân thủ quy tắc, vì vậy quá trình tính và hạch toán tiền lương, các khoản trích theo lương luôn đúng quy định, đúng thời gian được giao và chính xác.
- Các loại chứng từ, biểu mẫu báo cáo đều tuân thủ theo đúng quy định của Nhà nước được bảo quản cẩn thận, quy trình luân chuyển chứng từ được tổ chức một cách khoa học, dễ dang kiểm tra và đối chiếu.
- Hạch toán tiền lương: Được thực hiện theo quy định của Nhà nước ban hành, kế toán đã hạch toán đầy đủ, chính xác rõ ràng từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Số liệu kế toán được lưu trữ một cách có hệ thống đảm bảo cho việc đối chiếu số liệu kế toán một cách nhanh chóng và thuận tiện.
- Các khoản trích theo lương: Công ty đã trích nộp BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ, thời gian Nhà nước quy định. Ngoài ra, công ty cồn quan tâm đến đời sống, tình trạng sức khỏe của cán bộ công nhân viên.
5.1.2 Nhược điểm
Quy trình tạm ứng tiền lương còn khá phức tạp và rườm rà.
Công tác chấm công còn khá lạc lõng. Một số bộ phận chờ đến gần cuối tháng mới đánh và kiểm tra tình hình lao động thực tế để nộp cho phòng kế toán.
5.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY
Quản lý chặt chẽ số lượng, chất lượng lao động để có thể bố trí, phân công lao động một cách hợp lý nhất.
Tạo điều kiện để nhân viên có thể nâng cao trình độ chuyên môn. Đặc biệt là bộ phận kế toán, cần thường xuyên tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, cập nhật kịp thời chế độ, chính sách, qui định về các vấn đề liên quan.
Các hình thức khen thưởng, xử phạt phải công bằng và nghiêm minh để xây dựng thái độ nghiêm túc trong công việc.
Đối chiếu, kiểm tra tỉ mỉ trong hạch toán và thanh toán tiền lương với các bộ phận khác.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN
Công tác kế toán đóng vai trò rất quan trọng trong việc ra các quyết định kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay để phát triển và cạnh tranh với các công ty cùng ngành, Công ty TNHH TM Tân Thành cũng đã có nhiều cố gắng trong việc tìm ra biện pháp cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả nói chung và công tác kế toán nói riêng.
Trong quá trình thực hiện đề tài “ Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH TM Tân Thành ” được sự giúp đỡ nhiệt tình của anh chị phòng kế toán tài chính và các anh chị trong công ty, bản thân em đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm quí báu nhất là về phương pháp tính và hạch toán tiền lương. Mong đề tài sẽ giúp một phần nào hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, cũng như giải quyết một số vấn đề về nhân sự của công ty.
Tin tưởng rằng với sự nổ lực của ban giám đốc và tinh thần đoàn kết của tập thể nhân viên Công ty TNHH TM Tân Thành sẽ luôn giữ vững vị thế của mình trên thị trường trong nước và ngoài nước, sẽ từng bước phấn đấu phát triển mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đa dạng sản phẩm và sẽ gặt hái nhiều thành công hơn nữa.
6.2 KIẾN NGHỊ
Sau thời gian thực tập tại Công ty TNHH TM Tân Thành em đã học hỏi được nhiều điều bổ ích. Em cũng xin nêu lên một số ý kiến để giúp việc tính và thanh toán lương ngày càng hoàn thiện hơn.
6.2.1 Đối với cơ quan Nhà nước
Cần ban hành kịp thời chính sách, quy định về tiền lương cũng như các khoản trích theo lương sao cho phù hợp với tình hình kinh tế thị trường để đảm bảo đời sống của người lao động mà không xử ép doanh nghiệp.
Cần quản lý chặt chẽ giá cả của các mặt hàng, tránh tình trạng đột ngột tăng giá ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
Đưa ra biện pháp xử phạt, chế tài thỏa đáng đối với các doanh nghiệp bóc lột sức lao động của nhân viên hay vi phạm việc trích nộp các loại bảo hiểm: BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ.
6.2.2 Đối với Công ty
Ban Giám đốc Công ty cần kiểm soát nhân viên chặt chẽ hơn, xử lý nghiêm khắc các hành vi gian lận, bè phái trong công ty. Cần ban hành các quy định chung của công ty để các nhân viên thực hiện đúng và có hiệu quả cao nhất trong công việc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chế độ kế toán Việt Nam, 2006. Hướng dẫn thực hành hạch toán kế toán
lập báo cáo tài chính chế độ chứng từ, sổ kế toán sơ đồ kế toán doanh nghiệp.
Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống Kê.
2. Huỳnh Thị Đan Xuân, 2008. Phương Pháp Nghiên Cứu Kinh Tế. Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.
3. Trần Quốc Dũng, 2008. Bài giảng Tổ chức thực hiện công tác kế toán. Đại học Cần Thơ.
4. Trần Thảo Nghi, 2014. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại
xí nghiệp in và bao bì Duy Nhật. Luận văn tốt nghiệp đại học. Đại học Cần
Thơ.
5. Trần Quốc Dũng, 2009. Bài giảng Kế toán tài chính. Đại học Cần Thơ. 6. Quốc hôi, 2008. Luật Bảo Hiểm Y Tế.
<http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View _ Detail.aspx?ItemID=12238>. [ Ngày truy cập 25 tháng 8 năm 2014].
7. Huỳnh Minh Hiền, 2013. Kế toán tiền lương và phân tích tình hình lao
động của công ty Cổ phần dược phẩm Cửu Long. Luận văn đại học. Đại học
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phiếu tạm ứng Đơn vị: Phòng nhân sự
PHIẾU TẠM ỨNG
Số: 001
Tên tôi: Nguyễn Văn Chương
Bộ phận công tác: Trưởng phòng nhân sự Đề nghị tạm ứng: 6.000.000 ./.
Bằng chữ: Sáu triệu đồng chẵn ./.
Lý do tạm ứng: tạm ứng trước tiền lương cho nhân viên
Ngày 02 tháng 06 năm 2014
Giám đốc Phụ trách Kế toán trưởng Người xin tạm phòng ứng
( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên)
Phụ lục 2: Danh sách nhân viên tạm ứng tiền lương
Công ty TNHH TM Tân Thành
3165 Thị trấn Thạnh An,
Huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ
DANH SÁCH NHÂN VIÊN TẠM ỨNG TIỀN LƯƠNG THÁNG 06/2014
PHÒNG: NHÂN SỰ
Tên Số tiền
Trần Thị Bảo
Khuyên 2.000.000 Nguyễn Văn Thuấn 2.500.000 Đặng Văn Toàn 1.500.000 Tổng cộng 6.000.000 Ngày 02 tháng 06 năm 2014 Phụ trách phòng Người lập ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự
Phụ lục 3: Phiếu chi
Mẫu số 02 – TT
( Ban hành theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 19/06/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính)
PHIẾU CHI Quyển số 1 Ngày 05 tháng 06 năm 2014 Số PC001 Nợ TK: 334 Có TK: 111 Họ và tên người nhận tiền: Nguyễn văn Chương
Địa chỉ: Phòng nhân sự
Lý do chi: Tạm ứng trước tiền lương
Số tiền: 6.000.000 (Viết bằng chữ): Sáu triệu đồng chẵn ./. Kèm theo: Giấy tạm ứng chứng từ gốc
Ngày 05 tháng 06 năm 2014 Giám đốc Kế toán trưởng Người nhận tiền Người lập phiếu Thủ quỹ
( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên)
Cần Thơ, ngày 03 tháng 06 năm 2014
Người chấm công Thủ trưởng đơn vi
( ký, họ tên) ( ký, họ tên) Ký hiệu chấm công: - x : Hưởng lương - T : Tai nạn - Ts : Thai sản
- P : Nghỉ phép - H : Hội nghị, học tập - N : Ngừng việc - Ô : Ốm - Nb : Nghỉ bù
- Cô : Con ốm - No : Nghỉ không phép
Nguồn: Phòng hành chính nhân sự.
Phụ lục 4: Bảng chấm công
Đơn vị: Công ty TNHH TM Tân Thành
Phòng: Nhân sự
BẢNG CHẤM CÔNG
Tháng 06 năm 2014
STT Họ và tên Ngày trong tháng Quy ra công
Số công Số công hưởng BHXH ghi chú 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
1 Nguyễn Văn Chương x x x x x x x CN x x x x x P CN x x x x x x CN x x x x x x CN x 25
2 Trần Thị Bảo Khuyên x x x x x x P CN x x x x x x CN x x x x x x CN x x x x x x CN x 25
3 Nguyễn Văn Thuấn x x x x x x x CN x x x x x x CN x x x x x x CN x x x x x x CN x 26