Kinh phí công đoàn

Một phần của tài liệu kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại tân thành (Trang 26)

Kinh phí công đoàn được lập để phục vụ chi tiêu cho hoạt động của tổ chức công đoàn nhằm chăm lo, bảo vệ quyền của người lao động; được hình thành do trích lập vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và khấu trừ vào lương của người lao động theo chế độ quy định. Tỷ lệ trích KPCĐ hàng tháng là 2% theo tiền là phụ cấp (chức vụ, thâm niên vượt khung, thâm niên nghề nghiệp); trong đó, doanh nghiệp chi cho hết 2% (tính vào chi phí cho đối tượng sử dụng lao động). Doanh nghiệp nộp 1% cho liên đoàn lao động địa phương, 1% giữ lại để chi cho hoạt động công đoàn doanh nghiệp.

Bảng 2.1. Tỷ lệ các khoản trích theo lương giai đoạn năm 2010-2014.

Đơn vị tính: %

Nguồn: Luật Bảo hiểm xã hội

2.1.2.2 Kế toán các khoản trích theo lương a) Nguyên tắc hạch toán a) Nguyên tắc hạch toán

Phản ánh tình hình trích nộp và thanh toán BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ của đơn vị.

b) Tài khoản hạch toán

Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 338 – Phải trả, phải nộp khác Bên Nợ:

- Kinh phí công đoàn chi tại đơn vị;

- Số bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn đã nộp cho cơ quan quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn;

Bên Có:

- Trích BHXH, BHYT và KPCĐ vào chi phí sản xuất, kinh doanh; - Trích bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội khấu trừ vào lương của CNV; - Kinh phí công đoàn vượt chi được cấp bù;

Số dư bên Có:

- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn đã trích chưa nộp cho cơ quan quản lý hoặc kinh phí công đoàn được để lại cho đơn vị chưa chi hết;

Tài khoản này có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ phản ánh số đã trả, đã nộp nhiều hơn số phải trả, phải nộp hoặc số bảo hiểm xã hội đã chi trả cho công nhân viên chưa được thanh toán và KPCĐ vượt chi chưa cấp bù.

Tài khoản 338 – Phải trả, phải nộp khác có các TK cấp 2:

- Tài khoản 3382 - Kinh phí công đoàn: Phản ánh tình hình trích và

thanh toán kinh phí công đoàn ở đơn vị.

- Tài khoản 3383 - Bảo hiểm xã hội: Phản ánh tình hình trích và thanh

toán bảo hiểm xã hội của đơn vị.

- Tài khoản 3384 - Bảo hiểm y tế: Phản ánh tình hình trích và thanh

toán bảo hiểm y tế theo quy định.

- Tài khoản 3389 – Bảo hiểm thất nghiệp: Phản ánh tình hình trích và thanh toán bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.

c) Hạch toán nghiệp vụ

Nguồn: Chế độ kế toán Việt Nam, năm 2006

2.1.3 Kế toán quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm

2.1.3.1 Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm a) Khái niệm

Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm của doanh nghiệp là quỹ dùng để chi trợ cấp thôi việc, mất việc làm, đào tạo lại nghề cho người lao động tại doanh nghiệp theo quy định hiện hành.

b) Quy định về quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm

Tại điểm 2 và điểm 4 Thông tư số 82/2003/TT-BTC ngày 14/8/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn trích lập, quản lý, sử dụng và hạch toán Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm tại doanh nghiệp quy định:

- Mức trích lập: Mức trích Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm từ 1%-3% trên quỹ tiền lương làm cơ sở đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp. Khoản trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm được trích và hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ của doanh nghiệp.

- Quản lý và sử dụng Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm:

+ Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm của doanh nghiệp dùng để chi trợ cấp thôi việc, mất việc làm theo quy định tại Điều 12, Điều 13 Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18/04/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về việc làm.

+ Nếu Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm hàng năm không chi hết được chuyển số dư sang năm sau”.

Căn cứ các quy định nêu trên, hàng năm, doanh nghiệp được trích lập Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm (Quỹ) với mức trích từ 1% - 3% trên quỹ tiền lương làm cơ sở đóng bảo hiểm xã hội, khoản trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ của doanh nghiệp; số dư lũy kế của Quỹ không bị khống chế; việc chi trợ cấp mất việc làm đối với người lao động bị mất việc làm được thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành.

2.1.3.2 Kế toán quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm a) Nguyên tắc hạch toán

- Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm được trích lập và hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ của doanh nghiệp. Trường hợp quỹ dự phòng trợ cập mất việc làm hàng năm không chi hết được chuyển số dư sang

năm sau. Trường hợp quỹ dự phòng trợ cấp việc làm không đủ để chi trợ cấp cho người lao động thôi việc, mất việc trong năm tài chính thì toàn bộ phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ.

- Thời điểm trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm là thời điểm khoá sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm. Trường hợp doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ (quý) thì có thể điều chỉnh quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm theo quý khi lập báo cáo tài chính.

b) Tài khoản hạch toán

Kết cấu và nội dung phản ánh TK351- Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm

Bên Nợ:

Chi trả cho người lao động thôi việc, mất việc làm từ quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm.

Bên Có:

Trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm.

Số dư bên Có:Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm chưa sử dụng.

c) Hạch toán nghiệp vụ

- Trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm theo chính sách tài chính hiện hành, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 351 - Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm.

- Chi trả trợ cấp thôi việc, mất việc làm, chi đào tạo lại nghề cho người lao động theo chế độ, ghi:

Nợ TK 351 - Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm Có TK 111, 112,. . .

- Trường hợp quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm không đủ để chi trợ cấp cho người lao động thôi việc, mất việc làm trong năm tài chính thì phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 111, 112,. . .

- Cuối niên độ kế toán sau, doanh nghiệp tính, xác định số dự phòng trợ cấp mất việc làm cần phải lập. Trường hợp số dự phòng trợ cấp mất việc làm phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng trợ cấp mất việc làm chưa sử dụng hết đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch thiếu, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 351 - Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm.

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu sử dụng được cung cấp bởi phòng Tài Chính Kế Toán, phòng Tổ chức hành chính Công ty TNHH TM Tân Thành.

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

- Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích thực

trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của doanh nghiệp.

- Mục tiêu 2: Sử dụng kết hợp phương pháp thống kê mô tả và phương

pháp so sánh để làm rõ hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương.

Phương pháp so sánh số tuyệt đối

Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của cùng một chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh biểu hiện khối lượng, quy mô biến động của các hiện tượng kinh tế.

Δy = Y1 - Y0 Trong đó:

- Δy: phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế - Y1: trị số kỳ phân tích

- Y0: trị số kỳ gốc

Phương pháp so sánh số tương đối

Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích với trị số của kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh phản ánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu qua các kỳ nghiên cứu.

Δy = 0 0 1 y y y  x 100% Với y1 là trị số kỳ phân tích; y0: trị số kỳ gốc

Δy là tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu kinh tế

Sử dụng phương pháp suy luận để đánh giá và đề ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong công ty.

- Mục tiêu 3: Sử dụng phương pháp suy luận để đánh giá và đề ra giải

pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong Công ty.

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI TÂN THÀNH

3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Tên doanh nghiệp: Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thương mại Tân

Thành.

Trụ sở:3165 Thị trấn Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ.

Điện thoại: ( 07103) 651 342 – 0917 558 442 Vốn điều lệ: 50 tỷ đồng

Được hình thành và phát triển từ năm 1996 với chuyên ngành kinh doanh và sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), Công Ty TNHH

TM Tân Thành tự hào khi được là người bạn đồng hành cùng bà con nông

dân trong suốt chặng đường 18 năm vừa qua.

Với thâm niên 18 năm hoạt động trong ngành thuốc BVTV, Công ty Tân Thành nhận thức rất rõ về những tác hại của việc sử dụng thuốc hóa học trong nền nông nghiệp hiện nay. trong nhiều năm qua, Công ty Tân Thành đã tập trung đầu tư phát triển các sản phẩm sinh học thân thiện với môi trường và con người, đã và đang thay thế dần các sản phẩm hóa học độc hại. Các chế phẩm sinh học như: Plastimula 1SL, Chubeca 1.8SL, Lacasoto 4SP… với chất lượng vượt trội đã nhanh chóng chinh phục bà con nông dân khắp các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, các tỉnh miền Đông, miền Trung và Cao Nguyên… góp phần khá lớn vào công cuộc bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, hướng đến việc xây dựng Nông Nghiệp Việt Nam phát triển một cách bền vững.

3.2 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH: Kinh doanh và sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. thuốc bảo vệ thực vật.

3.3 TỔ CHỨC CÔNG TÁC QUẢN LÝ 3.3.1 Sơ đồ bộ máy Công ty 3.3.1 Sơ đồ bộ máy Công ty

Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự

Hình 3.1. Sơ đồ bộ máy công ty. 3.3.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận

Giám đốc

Giám đốc công ty là đại diện pháp nhân của công ty chịu trách nhiệm trước pháp luật. Giám đốc là người lãnh đạo và điều hành trực tiếp các phòng ban và phân xưởng. Đồng thời giám đốc cũng là người chịu trách nhiệm ký xác nhận các loại phiếu thu chi, các bản hợp đồng và các báo cáo tài chính (bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo luân chuyển tiền tệ, báo cao thuế)…

Phó giám đốc

Là người dưới quyền giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của công ty theo phân công của giám đốc và chuyên phụ trách

Giám Đốc Phó Giám Đốc Ban Kiểm Soát Phòng Kĩ Thuật Phòng Kinh Doanh Phòng Kế Toán Tài Chính Phòng Hành Chính Nhân Sự Phòng Marketing Chi Nhánh Cờ Đỏ Chi Nhánh Đồng Tháp

Chi Nhánh Kiên Giang Chi Nhánh Sóc Trăng

phòng tổ chức lao động, phòng hành chính.

Đồng thời phó giám đốc là người thay mặt giám đốc ký các hợp đồng, giấy tờ lưu thông và một số giấy tờ khác, chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công.

Ban kiểm soát

Có nhiệm vụ giám sát đánh giá công tác điều hành. Ban Kiểm Soát có quyền thẩm tra, thẩm định tính trung thực, chính xác, hợp lý và sự cẩn trọng từ các số liệu trong Báo Cáo Tài Chính cũng như các báo cáo khác.

Phòng Kỹ Thuật

Chức năng: Tham mưu cho giám đốc về công tác quản lý kỹ thuật và

công nghệ sản xuất.

Nhiệm vụ:

- Xây dựng và quản lý các quy trình công nghệ sản xuất các loại sản phẩm đề xuất phương hướng phát triển cơ cấu mặt hàng, nghiên cứu đề xuất các loại sản phẩm mới.

- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình công nghệ sản xuất các loại sản phẩm đề xuất phương hướng phát triển cơ cấu mặt hàng, nghiên cứu đề xuất các loại sản phẩm.

- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình nghiên cứu sáng kiến cải tiến kỷ thuật hợp lý hóa sản xuất phát triển khoa học công nghệ.

- Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, quản lý kỹ thuật và tình trạng máy móc, thiết bị, hệ thống điện.

- Tổ chức làm thử mẫu sản phẩm, chế thử, giác thử.

Phòng Kinh Doanh

Chức năng: Tham mưu cho giám đốc về công tác kế hoạch hóa và điều

độ sản xuất tìm ra thị trường các yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra, phụ trách quan hệ khách hàng.

Nhiệm vụ:

- Xây dựng chiến lược ngắn hạn, trung hạn, dài hạn phù hợp với nguồn lực của công ty.

- Phân bổ kế hoạch tháng, quý cho các đơn vị.

- Phối hợp hoạt động giữa các đơn vị nhằm đạt được kế hoạch đề ra.

chính xác, kịp thời phục vụ sản xuất.

- Tổ chức tốt việc tiêu thụ: giao hàng gia công, bán hàng sản xuất và các dịch vụ khác.

- Tìm và nghiên cứu thị trường mới. - Lập báo cáo thống kê kế hoạch quy định.

Phòng Marketing

- Nghiên cứu tiếp thị và thông tin, tìm hiểu sự thật ngầm hiểu của khách hàng.

- Lập hồ sơ thị trường và dự báo doanh thu.

- Khảo sát hành vi ứng sử của khách hàng tiềm năng.

- Phân khúc thị trường, xác định mục tiêu, định vị thương hiệu.

- Phát triển sản phẩm, hoàn thiện sản phẩm với các thuộc tính mà thị trường mong muốn (thực hiện trước khi sản xuất sản phẩm, xây dựng nhà hàng,….).

- Quản trị sản phẩm (chu kỳ sống sản phẩm): Ra đời, phát triển, bão hòa, suy thoái, và đôi khi là hồi sinh.

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch chiến lược marketing như 4P: sản phẩm, giá cả, phân phối, chiêu thị; 4 C: Nhu cầu, mong muốn, tiện lợi và thông tin. Đây là kỹ năng tổng hợp của toàn bộ quá trình trên nhằm kết hợp 4P và 4C.

Phòng Hành chính nhân sự

Có chức năng đảm bảo kế hoạch nhân sự trong công tty thực hiện quản lý và bố trí nhân sự, chấm công, có chức năng tham mưu, xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, văn hóa cho các cán bộ công nhân viên.

Phòng Kế Toán tài chính

Là bộ phận giúp cho ban lãnh đạo công ty trong công tác quản lý nguồn vốn để đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh. Là bộ phận lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế theo quy định chế độ tài chính hiện hành của Nhà nước, phản ánh trung thực kết quả hoạt động của công ty.

Một phần của tài liệu kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại tân thành (Trang 26)