ZIEH Kiểm tra
3.4.4. Thanh trùng
Mục đích: thanh trùng là một biện pháp sử lý nhiệt nhằm tiêu diệt hầu hết các tế bào vi sinh vật trong bia, kéo dài thời gian bảo quản và ổn định chất lượng bia thành phẩm.
Tiến hành: thanh trùng bia theo nguyên tắc thanh trùng Pasteur. Chai bia sau khi được đóng nắp sẽ được bang tải đưa qua máy thanh trùng được phân chia thành 9 khoang thanh trùng có nhiệt độ khác nhau. Nhà máy bia Sài Gòn-Bạc liêu sử dụng chế độ thanh trùng 18 PU. Đơn vị PU được định nghĩa là thời gian cần thiết tính bằng phút tại một nhiệt độ cụ thể. Trong đó, 60° là nhiệt độ chuẩn và số đơn vị thanh trùng tại một nhiệt độ xác định được xác định bằng công thức sau:
Số đơn vị PU = t. 1,393(T'60)
Trong đó:
T - nhiệt độ thanh trùng (°C).
Thời gian một chai bia ở ừong máy thanh trùng khoảng 44 phút.
Bảng 3.5: Nhiệt độ của khoang thanh trùng
Khỏang ĩ 2 3 4 5 6 7 8 9
Nhiệt độ (°C) 29^2 36^2 45^2 64^9 62^2 58/7 47^2 38^2 30,4
(Nguôn: nhà máy)
Từ khoang 1 đến 3 gọi là vùng gia nhiệt sơ bộ, từ khoang 4 đến 6 gọi là vùng thanh trùng, tò khoang 7 đến 9 gọi là vùng làm mát.
Hình 3.10: Thiết bị thanh trùng
3.4.5. Dán nhãn chai và in date
Nhãn là một phần không thể thiếu của sản phẩm trong quá trình lưu thông trên thị trường. Nhãn nằm ở phần than có vai trò cung cấp thông tin chính về sản phẩm. Lớp giấy bạc ở cổ chai cũng được coi là nhãn của sản phẩm có vai trò trang trí.
Chai bia khi ra khỏi thiết bị thanh trùng được công nhân kiểm tra cặn nếu có cặn sẽ bị loai bỏ. Chai bia không có cặn được băng tải đưa qua máy dán nhãn.
Chai bia dán nhãn xong được băng tải đua qua máy in date để in ngày sản xuất và hạng sử dụng lên nhãn phía trên cổ chai.
3.4.6. Vô két
Chai bia dán nhãn xong sẽ được máy gấp gấp vào két với 20 chai/két. Sau đó đưa vào kho bảo quản bia thành phẩm ở nhiệt độ thường. Thời gian bảo quản của bia Sài Gòn là 1 năm kể từ ngày sản xuất.
(a) (b)
Hình 3.11: Máy dán nhãn (a), máy ỉn date (b)
9