0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Thẩm quyền của chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC (Trang 26 -26 )

5. Bố cục luận văn

2.1.1.1. Thẩm quyền của chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp

Thẩm quyền của chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn:

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến mức tối đa là 5.000.000đồng;

- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá

5.000.000đồng.

Thẩm quyền của chủ tich Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc

tỉnh:

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến mức tối đa là 50.000.000đồng;

GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung SVTH: Thị Thúy Kiều

-Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý

theo phân cấp; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;

- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.

Thẩm quyền của chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung

ương:

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến mức tối đa là 100.000.000đồng;

-Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ

hoạt động có thời hạn đối với tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý theo

phân cấp;

- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.

2.1.1.2. Thẩm quyền của thanh tra

Thẩm quyền xử phạt của thanh tra viên đang thi hành công vụ:

- Phạt cảnh cáo;

- Phạttiền đến mức tối đa là 500.000đồng;

- Tịch thu tan vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không quá 500.000

đồng.

Thẩm quyền xử phạt của chánh Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo:

- Phạt cảnh cáo;

- Phạttiền đến mức tối đa là 50.000.000đồng;

-Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá

50.000.000đồng;

- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.

Thẩm quyền xử phạt của trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Sở:

- Phạt cảnh cáo;

- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá

50.000.000đồng;

- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.

Thẩm quyền xử phạt của trưởng đoàn thanh tra cấp Bộ:

- Phạt cảnh cáo;

- Phạttiền đến mức tối đa là 70.000.000đồng;

- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá

70.000.000đồng;

- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.

Thẩm quyền của chánh Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ:

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến mức tối đa là 100.000.000đồng;

-Tước quyền xử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hoạt động có thời

hạn;

- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm;

- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả9.

2.1.1.3. Thẩm quyền lập biên bản10

Người có thẩm quyền lập biên bản đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh

vực giáo dục có quyền lập biên bản hành chính về những vi phạm hành chính thuộc phạm

vi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao theo mẫu quy định và chịu trách nhiệm về việc

lập biên bản.

Những người sau đây có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính: Người có

thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 138/2013/NĐ-CP khi

đang thi hành công vụ; Công chức khi đang thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước trong

lĩnh vực giáo dục.

2.1.1.4. Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính chính

Xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có ý nghĩa pháp lý quan trọng

vừa đảm bảo mục đích xử phạt, vừa đảm bảo tuân thủ nguyên tắc “Một vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần”, ngài ra còn ngăn chặn hiện tượng lạm quyền trong xử phạt

9Điều 4 Nghị định 138/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục

GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung SVTH: Thị Thúy Kiều

hành chính. Theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính có thể hiểu một số nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Nguyên tắc thụ lý vụ việc đầu tiên: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm

quyền xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các điều từ 39 đến 51 của

Luật xử lý vi phạm hành chính có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh

vực, ngành mình quản lý. Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử

phạt của nhiều người, thì việc xử phạt vi phạm hành chính do người thụ lý đầu tiên thực

hiện.

Nguyên tắc xác định thẩm quyền trong trường hợp xử phạt một người thực hiện

nhiều hành vi vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được xác định theo nguyên tắc sau đây:

Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị

tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với từng hành vi đều thuộc

thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó;

Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị

tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với một trong các hành vi vượt

quá thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì người đó phải chuyển vụ vi

phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt;

Nếu hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của nhiều người thuộc

các ngành khác nhau, thì thẩm quyền xử phạt thuộc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp có

thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm.

Nguyên tắc xác định thẩm quyền phạt tiền quy định tại khoản 1 Điều 52 Luật xử

lý vi phạm hành chính 2012 được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể.

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định tại các điều từ 38 đến 51 của Luật xử lý vi phạm hành chính là thẩm quyền áp dụng đối với một

hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt

tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân và được xác định theo tỉ lệ phần trăm quy định tại Luật này đối với chức danh đó.

2.1.2. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục

Theo quy định của pháp luật thì đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục bao gồm: Tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục trên lãnh thổ Việt Nam.

 Cá nhân, tổ chức Việt Nam:

+ Đối với cá nhân:

Một cá nhân có hành vi vi phạm hành chính sẽ trở thành chủ thể của vi phạm hành chính nếu cá nhân đó có năng lực trách nhiệm hành chính – đạt tới một độ tuổi nhất định, không mắc các bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng điều khiển

hành vi11.

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm

hành chính.Như vậy, những người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi là những người bắt đầu có năng lực trách nhiệm hành chính, họ chỉ chịu trách nhiệm hành chính khi thực hiện vi

phạm hành chính với lỗi cố ý. Còn đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách

nhiệm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra.

+ Đối với tổ chức:

Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra12. Sau khi chấp hành quyết định xử phạt, tổ chức bị xử phạt xác định cá nhân có lỗi

gây ra vi phạm hành chính để xác định trách nhiệm pháp lý của người đó theo quy định

của pháp luật.

Cơ sở giáo dục của Việt Nam bao gồm: Các nhà trẻ, nhóm trẻ; trường, lớp mẫu giáo, trường mầm non; trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, phổ thông

dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, dự bị đại học, trường chuyên, trường năng

khiếu, trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học; các trung tâm giáo dục thường

xuyên, trung tâm ngoại ngữ, tin học,và trung tâm học tập cộng đồng.

 Cá nhân, tổ chức nước ngoài:

Cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo

dục trên lãnh thổ Việt Nam thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp

luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

11TS. Phan Trung Hiền, Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam phần 2, Khoa Luật, Đại học Cần Thơ, 2009.

GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung SVTH: Thị Thúy Kiều

2.2. Hình thức và thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục 2.2.1. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục

Cá nhân, tổ chức khi thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo

dục, tùy thuộc vào tính chất mức độ vi phạm mà có thể áp dụng các hình thức xử phạt hành chính quy định tại Nghị định 138/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục. Các hình thức xử phạt chính đối với cá nhân, tổ chức vi

phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục là: cảnh cáo, phạt tiền, ngoài ra còn có một số

hình phạt bổ sung.

Nguyên tắc áp dụng các hình thức xử phạt là với mỗi vi phạm hành chính chỉ áp

dụng một hình thức xử phạt chính hoặc áp dụng một hình thức xử phạt chính kèm với các

hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra.

Hình thức xử phạt cảnh cáo: Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi

phạm hành chính không nghêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp

dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản13.Theo đó, Nghị định 138/2013/NĐ-CP quy định một số hành vi vi phạm bị xử

phạt cảnh cáo như sau:

- Vi phạm quy định về chỉ tiêu tuyển sinh có thể bị xử phạt cảnh cáo nếu vượt chỉ

tiêu tuyển sinh từ 5% đến dưới 10%.

- Vi phạm quy định về thời lượng, nội dung, chương trình dào tạo: bị xử phạt cảnh cáo đối với hành vi không dạy đủ số tiết trong chương trình đào tạo của một môn học:

dạy dưới 5 tiết; phạt cảnh cáo đối với hành vi không bố trí dạy đủ số tiết trong chương

trình đào tạo của một môn học: dưới 5 tiết.

- Vi phạm quy định về tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học:

có thể bị xử phạt cảnh cáo đối với vi phạm ở cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên khi tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học không đúng

quy chế.

- Vi phạm quy định về phổ cập giáo dục: có thể bị xử phạt cảnh cáo đối với hành vi xúi giục không đi học hoặc xúi giục bỏ học đối với người học các cấp phổ cập; đối với

hành vi cản trở việc đi học của người học các cấp học phổ cập.

Hình thức xử phạt tiền: Đây là biện pháp xử phạt vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp phạt bằng tiền14. Khi áp dụng hình thức phạt tiền, mức tiền

phạt cụ thể đối với một hành vi là mức trung bình của khung tiền phạt. Nếu có tình tiết

giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể thấp hơn mức trung bình nhưng không được thấp hơn

số tiền thấp nhất của khung tiền phạt; tương ứng, nếu có tình tiết tăng nặng, thì có thể áp

dụng mức tiền phạt cao hơn mức trung bình nhưng không được cao hơn mức tiền cao

nhất của khung tiền phạt.

Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giáo dục được quy định tại Điều 3 Nghị định 138/2013/NĐ-CP như sau: mức phạt tiền tối đa áp dụng đối với cá

nhân là 50.000.000 đồng, với tổ chức là 100.000.000 đồng; mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền đối với tổ chức, trừ mức phạt tiền quy định

tại khoản 5 Điều 9; khoản 1 và Khoản 2 Điều 11; khoản 1 và các điểm a, b, c, d và đ

khoản 3 Điều 13; khoản 2 và khoản 3 Điều16; khoản 1 Điều 20 và khoản 1 Điều 22 của

Nghị định 138/2013/NĐ-CP là mức phạt tiền đối với cá nhân.Cùng một hành vi vi phạm,

mức phạt tiền đối với cá nhân bằng một phần hai mức phạt tiền đối với tổ chức. Cũng

theo nghị định này thì mức phạt tiền thấp nhất là 200.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về đối tượng tuyển sinh dưới 10 người và cao nhất là 80.000.000 đồng với hành vi vi phạm quy định về điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục theo chương trình thạc sĩ,

tiến sĩ.

Hình thức xử phạt bổ sung:là các hình thức xử phạt được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính. Theo quy định tại Ngị định 138/2013/NĐ-CP các hình thức xử phạt bổ sung trong hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục được quy định như sau: tịch thu tang vật, phương tiện vi

phạm hành chính. Tước quyền sử dụng quyết định thành lập, cho phép thành lập cơ sở

giáo dục; cho phép hoạt động giáo dục; tước quyền sử dụng giấy phép dạy thêm. Đình chỉ hoạt động giáo dục; đình chỉ hoạt động dạy thêm; đình chỉ đào tạo; đình chỉ giảng

dạy; đình chỉ hoạt động tuyển sinh. Trục xuất đối với người nước ngoài đối với hành vi tổchức tuyển sinh chương trình giáo dục có yếu tố nước ngoài khi chưa được cấp phép

thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam.

Biện pháp khắc phục hậu quả: khắc phục hậu quả là việc cá nhân, tổ chức có

hành vi vi phạm hành chính sử dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật nhầm hạn

chế hoặc khôi phục lại tình trạng ban đầu do hành vi vi phạm hành chính của mình gây ra.

GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung SVTH: Thị Thúy Kiều

Các biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực giáo dục được quy định tại Điều

4 Nghị định 138/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2013 của Chính Phủ Quy định xử

phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục bao gồm các biện pháp sau:

- Buộc giải thể cơ sở giáo dục, tổ chức thuộc cơ sở giáo dục, tổ chức kiểm định chất

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC (Trang 26 -26 )

×