0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC (Trang 63 -63 )

5. Bố cục luận văn

3.3.3. Hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục

đầu năm học, khóa học; hoạt động của các câu lạc bộ phòng chống tệ nạn xã hội; các cuộc thi tìm hiểu pháp luật.

Để tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hoàn thành các nhiệm vụ

trọng tâm của Ngành Giáo dục. Các cơ sở giáo dục đại học cần thực hiện các giải pháp tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Nhà trường trong thời gian tới:

Thứ nhất: Tiếp tục củng cố, nâng cao nhận thức, tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức Đảng các cấp trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Đẩy mạnh công tác

tuyên truyền, phổ biến và quán triệt các văn bản chỉ đạo, các quy định về công tác phổ

biến, giáo dục pháp luật.

Thứ hai: Tổ chức dạy và học các kiến thức thức pháp luật cơ bản cho học sinh,

sinh viên bảo đảm cho học sinh, sinh viên khi tốt nghiệp ra trường nắm được lý luận cơ

bản về pháp luật để có thể tự tìm hiểu về các kiến thức pháp luật cần thiết.

Tổ chức rà soát, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy định pháp luật về chương trình môn học, chế độ chính sách phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Nhà trường.

Tổ chức rà soát đội ngũ giáo viên, giảng viên, báo cáo viên, cán bộ phụ trách công

tác pháp chế phổ biến, giáo dục pháp luật ở các cơ sở đào tạo để có kế hoạch bồi dưỡng,

bổ sung về số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác phổ biến,

giáo dục pháp luật.

Thứ ba: Xây dựng, bổ sung tài liệu thiết bị phục vụ công tác phổ biến, giáo dục

pháp luật. Tăng cường xây dựng các tủ sách pháp luật; biên soạn , phát hành tài liệu phổ

biến, giáo dục pháp luật phổ thông, tài liệu tham khảo, tài liệu hướng dẫn kỹ năng áp

dụng pháp luật cụ thể, thiết thực, hấp dẫn theo hướng đa dạng hóa nội dung và hình thức.

Thứ tư: Xây dựng chương trình thống nhất và nâng cao chất lượng phổ biến, giáo

dục pháp luật ngoại khóa. Tập trung vào các hình thức: báo cáo chuyên đề thi tìm hiểu

pháp luật; lồng ghép nội dung pháp luật vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ; tổ chức

tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát hành các tài liệu, tờ rơi…nhằm cập nhật các kiến thức pháp luật mới, tạo niềm tin, tình cảm pháp luật cho người học. Chú trọng tổ chức cho học sinh, sinh viên tham gia các hoạt động mang tính

thực hành chính trị, xã hội gắn với các hoạt động kỷ niệmcác ngành lịch sử, các cuộc vận động lớn của Đảng, Nhà nước, của Ngành Giáo dục; các hoạt động nghiên cứu khoa học

về các vấn đề pháp luật trong thực tiễn.

3.3.3. Hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục dục

Nghị định 138/2013/NĐ-CP được ban hành ngày 22 tháng 10 năm 2013 quy định

xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục. Nghị định này ra đời để khắc phục

những bất cập, hạn chế của quy định cũ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực

giáo dục. Tuy nhiên, tại nghị định này còn một số quy định chưa rõ ràng, còn nhiều điểm

bất cập chưa phù hợp với tình hình hiện tại và cần được sửa đổi, bổ sung nhầm phù hợp

với thực tiễn vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục ở nước ta hiện nay. Sau đây là một số đề xuất nhầmhoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực

giáo dục:

Khái niệm vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo

dục chưa được quy định tại Nghị định 138/2013/NĐ-CP, vì đây là nghị định quy định xử

phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nên cần thiết quy định cụ thể khái niệm

vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục. Cũng theo

Nghị định này thì nguyên tắc xử phạt chưa được quy định, khi nguyên tắc xử phạt được quy định cụ thể, rõ ràng thì sẽ giúp cho cơ quan có thẩm quyền xử phạt nhanh chóng, kịp

thời đối với những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục. Vì vậy, việc quy định nguyên tắc xử phạt là rất cần thiết.

Theo quy định tại Điều 22 Nghị định 138/2013/NĐ-CP quy định: phạt cảnh cáo

hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi cản trở việc đi học

của người học các cấp học phổ cập. Như vậy, theo quy định này thì đối tượng bị xử phạt là ai? Trong khi đó có nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên không có điều kiện cho con đi học, chỉ vì không có điều kiện nên con họ phải nghỉ học mà cũng bị xem là cản trở

và bị xử phạt thì quy định như vậy không phù hợp với tình hình thực tế của nhiều hộ gia đình.Nên ban hành thông tư hướng dẫn đối tượng bị xử phạt tại điều này như vậy sẽ dể

dàng cho việc xử phạt và tránh xử phạt sai đối tượng.

Tại khoản 12 Điều 4 Nghị định 138/2013/NĐ-CP quy định biện pháp khắc phục

hậu quả như sau: Buộc chuyển người học đủ điều kiện trúng tuyển đã nhập học sang cơ

sở giáo dục khác hoặc hủy bỏ quyết định trúng tuyển, trả lại kinh phí đã thu cho người

học nếu không chuyển được đối với cơ sở giáo dục đã tuyển trái phép, bị giải thể, bị tước

giấy phép, bị đình chỉ hoạt động giáo dục. Với quy định như vậy thì người học chỉ được

trả lại số tiền đã đóng còn chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt của người học trong thời gian

học tại cơ sở giáo dục bị xử phạt không được hỗ trợ. Cần nên sửa đổi và xem xét hỗ trợ

GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung SVTH: Thị Thúy Kiều

KẾT LUẬN



Qua quá trình nghiên cứu các quy định của Luật giáo dục và các quy định của

pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục, người viết đã nêu một

số quy định về giáo dục, các quy định về xử phạt vi phạm phạm hành chính trong lĩnh

vực giáo dục giúp người viết hiểu biết thêm những quy định của pháp luật về giáo dục,

các hành vi vi phạm và mức xử phạt vi phạm từ đó nâng cao nhận thức về chấp hành pháp luật của bản thân. Đồng thời, giúp người viết hoàn thành luận văn của mình.

Bên cạnh đó, việc nghiên cứu về Luật giáo dục và các quy định của pháp luật về

xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục giúp cho người viết phát hiện được

những khó khăn, vướng mắt trong công tác xử lý vi phạm, những khó khăn vướng mắt đó

cần phải có các biện pháp khắc phục nhanh chóng để phục vu cho công tác phát hiện, xử

phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục được nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả hơn. Do hạn chế về kiến thức, thời gian và lĩnh vực giáo dục là một lĩnh vực khá rộng lớn nên người viết chỉ nêu ra những quy định chung của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục: các hành vi vi phạm và mức xử phạt , đồng thời người viết

cũng nghiên cứu những thuận lợi và khó khăn trong công tác phát hiện và xử phạt đối với

hành vi vi phạm. Thông qua những khó khăn, bất cập thì người viết cũng tìm ra được

những nguyên nhân làm phát sinh bất cập và đề suất một số kiến nghị nhầm hoàn thiện

pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.

Qua quá trình phân tích chúng ta thấy rằng quy định của pháp luật về xử phạt vi

phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục được quy định khá cụ thể, rõ ràng thế nhưng

việc phát hiện các hành vi vi phạm lại gây khó khăn cho cơ quan chức năng, vì hầu hết

phải qua thanh tra, kiểm tra mới có thể phát hiện được hành vi vi phạm. Mặt khác qua

quá trình nghiên cứu người viết thấy được có nhiều quy định về các hành vi bị xử phạt chưa được khả thi, một số cơ sở giáo dục ở địa phương không hiểu rõ quy định của pháp

luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nên đã mắc phải những sai

phạm nhất định. Việc các cơ sở giáo dục mầm non hoạt động trong khi không có giấy

phép hoạt động cũng là vấn đề đáng quan tâm và cần được khắc phục. Để xử lý những

hành vi vi phạm này thì vai trò của cơ quan chức năng là rất quan trọng, việc nâng cao

nghiệp vụ cho thành viên của cơ quan chức năng là rất cần thiết, vì khi có đầy đủ kiến

thức, hiểu biết thì việc phát hiện và xử phạt vi phạm sẽ nhanh chóng và dể dàng hơn.

Chính vì lẽ đó việc giải quyết những hạn chế, khó khăn là rất cần thiết. Việc đảm

bảo thực hiện tôt công tác thanh tra, kiểm tra và xử phạt nhanh chóng góp phần tạo điều

kiện học tập tốt và đạt hiệu quả cao góp phần cho sự phát triển của ngành giáo dục ngày

Đây là đề tài được người viết thực hiện trong khả năng và kiến thức hạn chế của

mình, có lẽ sẽ không đáp ứng được tất cả các vấn đề đặt ra. Người viết mong nhận được

sự đóng góp ý kiến của quý thầy, cô và tất cả những ai quan tâm để đề tài được hoàn thiện hơn.

GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung SVTH: Thị Thúy Kiều

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Văn bản quy phạm pháp luật

1. Luật Giáo dục năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009;

2. Luật Thanh tra năm 2010;

3. Luật Khiếu nại năm 2011;

4. Luật Tố cáo năm 2011;

5. Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012;

6. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (đã hết hiệu lực);

7. Pháp lệnh sửa đổi một số điều Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2007 (đã hết hiệu lực);

8. Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008 (đã hết hiệu lực);

9. Nghị định số 106/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 23 tháng 9 năm 2003 quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí;

10. Nghị định số 49/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 11 tháng 4 năm 2005 quy định

về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục (đã hết hiệu lực);

11. Nghị định số 115/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24 tháng 12 năm 2010 quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục;

12. Nghị định số 34/2011/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 17 tháng 5 năm 2011 quy định

về xử lý kỷ luật đối với công chức;

13. Nghị định số 42/2013/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 9 tháng 4 năm 2013 quy định

về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục;

14. Nghị định số 109/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24 tháng 9 năm 2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn;

15. Nghị định số 138/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 10 năm 2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục;

16.Thông tư số 40/2013/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 12 năm 2013 quy định về tiếp

17. Thông tư liên tich số 47/2011/TTLT-BNV ngày 19 tháng 10 năm 2011 hướng dẫn

chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở Giáo dục và

Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo;

18. Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 20/6/2007 ban hành Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân;

Danh mục sách, báo, tạp chí

1. TS. Nguyễn Cửu Việt, Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, NXB Đại học Quốc

gia Hà Nội, 2000;

2. TS. Phan Trung Hiền, Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Khoa Luật, Đại học

Cần Thơ, 2009;

Danh mục trang thông tin điện tử

1. Hà Văn Đạo, Giáo dục và Thời đại online: Nâng cao chất lượng thanh tra ngành giáo dục, http://gdtd.vn/channel/2741/201208/Nang-cao-chat-luong-thanh-tra- nganh-giao-duc-1963110/, [truy cập ngày 2/11/2014];

2. Hải Bình, Giáo dục và Thời đại online: Nhiều khó khăn trong công tác thanh tra ở

Phòng GD&ĐT, http://www.baomoi.com/Nhieu-kho-khan-trong-cong-tac-thanh- tra-o-phong-GDDT/59/9490920.epi, [truy cập ngày 2/11/2014];

3. Nhật Linh, Báo mới.com; Nâng cao nhận thức, triển khai đổi mới thanh tra giáo dục, http://www.baomoi.com/Nang-cao-nhan-thuc-trien-khai-doi-moi-thanh-tra- giao-duc/59/12716238.epi, [truy cập ngày 3/11/2014];

4. Nguyễn Hoài Bảo, Nhân dân: UBND xã ban hành văn bản cho phép các trường

học thu, chi trái luật, http://www.nhandan.org.vn/giaoduc/tin-tuc/item/24691802-ubnd- xa-ban-hanh-van-ban-cho-phep-cac-truong-hoc-thu-chi-trai-luat.html, [truy cập ngày 4/11/2014];

5. Sơn Lâm, Tuổi trẻ online: Nhà trường thu tiền dò bài học sinh, http://tuoitre.vn/tin/giao- duc/20141101/long-an-mot-truong-thu-khong-dung-quy-dinh-4-trieu-dong-

hs/665971.html, [truy cập ngày 5/11/2014];

6. Minh Thư, Báo mới.com: Nghệ An xử phạt 10 triệu đồng một giáo viên vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục, http://www.baomoi.com/Nghe-An-xu-phat-10-trieu-dong- mot-giao-vien-vi-pham-hanh-chinh-trong-linh-vuc-giao-duc/59/13559014.epi, [truy cập

ngày 5/11/2014];

7. Diệu Hiền, Báo mới.com: Xử lý nghiêm việc dạy thêm trái luật,

http://www.baomoi.com/Xu-ly-nghiem-viec-day-them-trai-luat/59/13420742.epi, [truy cập ngày 6/11/2014];

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC (Trang 63 -63 )

×