0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong lĩnh vực giáo dục

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC (Trang 62 -62 )

5. Bố cục luận văn

3.3.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong lĩnh vực giáo dục

dục

Việc nâng cao ý thức pháp luật cho Học sinh, sinh viên là một vấn đề quan trọng

quyết định đến việc thực hiện thành công nhiệm vụ tăng cường quản lý nhà nước bằng

pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong giai đoạn hiện

nay.

Để nâng cao ý thức pháp luật cho học sinh, sinh viên ở các trường đòi hỏi phải

thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp như đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức nâng

cao ý thức pháp luật, xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật, thiết lập xã hội trật tự kỷ cương. Trong đó nâng cao ý thức pháp luật thông qua giáo dục ý thức pháp

luật trong nhà trường là con đường cơ bản, đóng vai trò quan trọng, tác động đến ý thức

pháp luật của học sinh, sinh viên.

Để thực hiện chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục cần phải

xây dựng và ban hành các văn bản chỉ đạo, xây dựng kế hoạch công tác phổ biến giáo

dục pháp luật hoặc lồng ghép nội dung phổ biến giáo dục pháp luật vào các kế hoạch công tác chung để triển khai công tác phổ biến giáo dục pháp luật tại Nhà trường. Nội

dung tuyên truyền, phổ biến được lựa chọn phù hợp với từng đối tượng học sinh, sinh

viên, viên chức, giảng viên.

Thứ nhất: Đối với cán bộ, viên chức, giảng viên, người lao động: nội dung phổ

biến giáo dục pháp luật tập trung vào các quy định về cán bộ, công chức; thực hành tiết

kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng; hội nhập kinh tế quốc tế; thực hiện Quy chế

dân chủ ở cơ sở; các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo; thi đua, khen thưởng; các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản có liên quan trực tiếp đến công tác chuyên môn như các chương trình đào tạo, cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “hai không”; các quy định về đạo đức nhà giáo, về dạy thêm, học thêm, về kiểm định chất lượng trong Nhà trường.

Thứ hai: Đối với sinh viên Nhà trường bên cạnh việc giáo dục kiến thức pháp luật

thông qua môn học Pháp luật đại cương được giảng dạy ở trên lớp, các nội dung pháp

luật liên quan trực tiếp đến học sinh, sinh viên như: quyền và nghĩa vụ cơ bản của công

dân; các quy định của pháp luật về dân sự, hình sự, giao thông, phòng chống ma túy,

phòng chống tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường; các quy chế đào tạo, rèn luyện… ngoài ra còn được tuyên truyền, phổ biến bằng nhiều hình thức khác nhau.

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động ngoại khóa được

triển khai với nhiều hình thức phong phú như: phổ biến, giáo dục pháp luật qua các hội

GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung SVTH: Thị Thúy Kiều

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC (Trang 62 -62 )

×