5. Bố cục luận văn
3.3.1. Tăng cường sự quản lý của nhà nước trong lĩnh vực giáo dục
Tại Điều 99 luật giáo dục 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 quy định nội dung quản lý nhà nước về giáo dục như sau:
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục;
- Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục; ban hành điều lệ nhà trường; ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục
khác;
- Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; tiêu chuẩn nhà giáo; tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị trường học; việc biên soạn, xuất bản, in và phát hành sách giáo khoa, giáo trình; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ;
- Tổ chức, quản lý việc bảo đảm chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo
dục;
- Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động giáo dục;
- Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục;
- Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý
giáo dục;
-Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục;
- Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh
vực giáo dục;
- Tổ chức, quản lý công tác hợp tác quốc tế về giáo dục;
- Quy định việc tặng danh hiệu vinh dự cho người có nhiều công lao đối với sự
nghiệp giáo dục;
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục; giải quyết khiếu nại,
tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục.
Trên cơ sở nội dung quản lý nhà nước về giáo dục tại Điều 99 Luật giáo dục 2005
sửa đổi, bổ sung 2009 cho thấy nhà nước đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển
giáo dục và đào tạo của quốc gia. Sự quản lý của nhà nước được khái quát thành một số
nội dung sau đây:
Nhà nước quản lý giáo dục và đào tạo thông qua ban hành và thực thi hệ thống văn bản pháp luật gồm có:
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung SVTH: Thị Thúy Kiều
-Cơ cấu khung của hệ thống giáo dục: bậc học, thời gian đào tạo, tuổi chuẩn vào
đầu lớp, điều kiện học lực, văn bằng tốt nghiệp
- Mạng lưới các trường, danh mục ngành nghề đào tạo, mục tiêu, chương trình, thời gian đào tạo.
- Tuyển sinh, quản lý học sinh,sinh viên, nghiên cứu sinh.
- Tiêu chuẩn hóa các chức danh của bộ máy dảng dạy, đồng thời định mức trang
thiết bị và cơ sở vật chất của các trường.
- Xét duyệt, cho phép ban hành sách giáo khoa và các ấn phẩm giáo dục – đào
tạo.
- Xây đựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình phát triển giáo dục như
cải cách giáo dục; xóa mù chữ; phổ cập tiểu học sấp xếp lại mạng lưới các trường; giáo
dục miền núi.
-Đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Ngân sách quốc gia là nguồn cung cấp tài chính chủ yếu để phát triển giáo dục và đào tạo. Nhà nước tìm cách tăng tỉ trọng chi cho giáo
dục và đào tạo trong tổng ngân sách. Đồng thời nhà nước huy động các nguồn đầu tư khác: đầu tư trong dân,viện trợ quốc tế, vay vốn nước ngoài để phát triển giáo dục –đào
tạo.
- Phát triển và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực trong đào tạo. Đào tạo đội ngũ
giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Xây dựng, nâng cao chất lượng các trường sư phạm đồng thời chuẩnhóa và bồi dưỡng thường xuyên giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục –
đào tạo.
- Thực hiện kiểm tra kiểm soat của nhà nước đối với các hoạt động giáo dục.
Thanh tra giáo dục, kiểm tra kiểm soát việc thực hiện kĩ cương, pháp luật trong giáo dục và đào tạo đồng thời ngăn ngừa các hiện tượng vi phạm pháp luật chính sách nhầm bảo
vệ lợi ích người đi học và cơ sở giáo dục đào tạo.
- Xây dựng bộ máy quản lý giáo dục từ bộ giáo dục đến cơ quan quản lý nhà nước
về giáo dục và đào tạo ở địa phương (tỉnh, thành phố, quận huyện).
- Phân cấp quản lý giữa trung ương và địa phương trong lĩnh vực giáo dục và đào
tạo đồng thời nghiên cứu đổi mới cơ chế quản lý sao cho giáo dục ngày càng có chất lượng hiệu quả.
Như vậy nhà nước đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển giáo dục và đào
tạo. Muốn cho giáo dục – đào tạo hoạt động có hiệu quả thì yếu tố đầu tiên then chốt đó