11. Cấu trúc của luận văn
2.2. Xây dựng hệ thống bài tậphóa họctheo hướng tiếp cận PISA trong dạyhọc
2.2.1. Mục tiêu và nguyên tắc thiết kế bài tậphóa học theo tiếp cận PISA. 2.2.1.1.Mục tiêu.
Khi thiết kế bài tập hóa học theo tiếp cận PISA phải hướng tới các mục tiêu sau: ● Hệ thống bài tập phải góp phần thực hiện mục tiêu môn học.
32
Bài tập là phương tiện để tổ chức hoạt động của học sinh, nhằm giúp HS khắc sâu, vận dụng và phát triển hệ thống tri thức đã học, hình thành và rèn luyện các kỹ năng cơ bản đồng thời nâng cao năng lực bản thân. Vì thế, bài tập phải bám sát mục tiêu và góp phần thực hiện mục tiêu môn học.
● Hệ thống bài tập cần phải bám sát nội dung học tập.
Căn cứ vào mục tiêu của chương, bài và từng nội dung trong bài để xây dựng, lựa chọn bài tập cho phù hợp với mục tiêu đó.
● Đảm bảo tính chính xác, khoa học, hiện đại.
Nội dung bài tập đưa ra phải phù hợp với việc đổi mới chương trình học. Kiến thức phải chính xác, khoa học,được cập nhật thường xuyên.
● Đảm bảo tính logic, hệ thống.
Các bài tập có thể được sắp xếp theo các chủ đề hoặc từng chương, từng bài,với mức độ khó tăng dần theo trình độ phát triển của HS.
● Đảm bảo tính sư phạm.
Các kiến thức bên ngoài khi đưa vào làm bài tập đều phải qua khâu xử lí sư phạm để phùhợp với phương pháp giảng dạy và thúc đẩy khả năng tiếp thu của HS.
● Phù hợp với trình độ và phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh.
Tùy theo trình độ học sinh mà xây dựng hệ thống bài tập cho phù hợp với khả năng của cácem. Các bài tập phải được xây dựng từ dễ đến khó, từ vận dụng đến sáng tạo để phát huy tính tíchcực của học sinh. Nếu thấy học sinh đã đạt mức độ này thì từng bước nâng dần lên mức độ cao hơn.
● Bồi dưỡng và phát triển các năng lực cho học sinh
Mỗi bài tập hóa học theo hướng tiếp cận PISA ngoài nhiệm vụ gắn lý thuyết với thực tiễn thì còn có nhiệm vụ phát triển năng lực học sinh: Năng lực đọc hiểu phổ thông, Năng lực khoa học phổ thông, Năng lực toán học phổ thông và Năng lực chuyên biệt của hóa học.
2.2.1.2.Nguyên tắc
33
(1) Ngữ cảnh: Mỗi bài tập PISA cần có ngữ cảnh đi kèm. Ngữ cảnh được xây dựng theo các bối cảnh, tình huống trong cuộc sống có liên quan đến Khoa học và Công nghệ.
(2)Kiến thức: Phải giúp học sinh hiểu được thế giới tự nhiên, bao gồm cả công nghệ trên nền tảng của kiến thức khoa học, bao hàm cả kiến thức về thế giới tự nhiên và kiến thức về bản thân các ngành khoa học.
(3) Câu hỏi: Đa dạng, đủ loại hình nhằm tăng thêm kiến thức và giúp học sinh linh hoạt hơn trong quá trình tư duy.
(4)Thái độ: Học sinh phải ứng đáp trước các vấn đề trong khoa học với một thái độ thích thú, ủng hộ nghiên cứu khoa học và coi đó là động lực để hành động theo cách có trách nhiệm đối với môi trường và các tài nguyên thiên nhiên. (5)Năng lực: Những năng lực trong các bài tập hóa học tiếp cận PISA bao gồm
các năng lực chung và năng lực chuyên biệt của Hóa học.Trên cơ sở đó, góp phần đảm bảo cho học sinh hình thành thế giới quan khoa học, lí tưởng cách mạng, lí tưởng nghề nghiệp và những phẩm chất đạo đức cần thiết phù hợp với yêu cầu của xã hội ngày càng phát triển.
(6)Đánh giá: Mã hóa các câu trả lời theo các mức tối đa, mức chưa tối đa và mức không đạt.