11. Cấu trúc của luận văn
3.4.4. Phân tích kết quảthực nghiệm sư phạm
3.4.4.1.Phân tích kết quả TNSP theo phiếu đánh giá của GV và HS.
Sau thực nghiệm, chúng tôi tiến hành phát phiếu đánh giá của giáo viên và học sinh về việc sử dụng câu hỏi và bài tập Hóa học theo tiếp cận PISA trong dạy học tới 12 giáo viên và 161 học sinh của các lớp thực nghiệm. Kết quả được tổng hợp trong bảng 3.11 và 3.12.
Chú thích cho bảng 3.11 và 3.12 :
Mức 1: Hoàn toàn đồng ý Mức 2 : Đồng ý
Mức 3: Bình thường Mức 4 : Không đồng ý Mức 5 : Hoàn toàn không đồng ý
Bảng 3.11. Bảng tổng hợp đánh giá của học sinh sau thực nghiệm. S
T T
Những nhận định về hệ thống bài tập theo tiếp cận
PISA
Mức độ ý kiến của học sinh
1 2 3 4 5
1 Bài tập vừa với lực học của em 26,70% (43HS) 50,31% (81HS) 18,63% (30HS) 4,34% (7HS) 0% 2
Thông tin trong bài tập cập nhật,gần gũi cuộc sống, giúpem tăng thêm hứng thú học tập 51,55% (83HS) 31,67% (51HS) 16,77% (27HS) 0% 0%
3 Giúp em rèn luyện toàn diện hơn về năng lực đọc hiểu,
49,07% (79HS) 30,43% (49HS) 20,49% (33HS) 0% 0% 0 10 20 30 40 50 60 70
Yếu,kém Trung bình Khá Giỏi
LTN LĐC
94 toán học, khoa học và năng
lực chuyên biệt về hóa học
4
Giúp em tăng thêm được kiến thức tổng hợp của nhiều lĩnh vực khoa học 36,02% (58HS) 50,31% (81HS) 13,66% (22HS) 0% 0% 5
Giúp em rèn luyện cách giải thích, nhận biết và giải quyết vấn đề 26,71% (43HS) 54,04% (87HS) 19,25% (31HS) 0% 0% 6
Em được trình bày ý kiến cá nhân về những vấn đề liên quan 22,98% (37HS) 45,96% (74HS) 31,06% (50HS) 0% 0% 7 Em thấy dễ nhớ kiến thức và nhớ kiến thức lâu hơn
25,46% (41HS) 50,93% (82HS) 23,60% (38HS) 0% 0% 8 Những kiến thức, kỹ năng tiếp thu được là cần thiết với em trong cuộc sống 54,03% (87HS) 34,78% (56HS) 11,18% (18HS) 0% 0% 9
Em thấy tự tin hơn khi gặp các tình huống thực tiễn cần giải quyết bằng kiến thức do hệ thống bài tập cung cấp 21,12% (34HS) 46,58% (75HS) 32,30% (52HS) 0% 0% 10
Nên sử dụng thường xuyên trong các bài giảng vì vừa gắn kết được môn Hóa với đời sống, vừa rèn luyện được năng lực cho học sinh
56,52% (91HS) 34,78% (56HS) 8,70% (14%) 0% 0% 11
Em muốn được trả lời nhiều câu hỏi và bài tập theo tiếp cận PISA trong quá trình học môn Hóa 54,03% (87HS) 34,78% (56HS) 11,18% (18HS) 0% 0%
95 ST
T
Những nhận định về hệ thống bài tập theo tiếp cận
PISA
Mức độ ý kiến của giáo viên
1 2 3 4 5
1 Phù hợp với dạy học theo hướng tích cực hiện nay
41,67% (5 GV) 58,33% (7 GV) 0% 0% 0% 2 Có tính khoa học, chính xác, logic, cập nhật với nhiều thông tin phong phú
66,67% (8 GV) 25,00% (3GV) 8,33% (1 GV) 0% 0%
3 Giúp nâng cao và hoàn thiện các năng lực cho học sinh
58,33% (7 GV) 25,00% (3GV) 16,67% (2 GV) 0% 0% 4 Học sinh nắm vững và vận dụng kiến thức tốt hơn 33,33% (4 GV) 50,00% (6 GV) 16,67% (2 GV) 0% 0% 5
Học sinh vận dụng linh hoạt kiến thức của nhiều lĩnh vực(toán học, khoa học, đọc hiểu,....) 25,00% (3 GV) 66,67% (8 GV) 8,33% (1 GV) 0% 0% 6
Học sinh được tìm hiểu và tham gia các tình huống thực tiễn 33,33% (4 GV) 66,67% (8 GV) 0% 0% 0% 7
Giúp học sinh điều chỉnh phương pháp học tập, nghiên cứu của mình 16,66% (2 GV) 41,67% (5 GV) 41,67% (5 GV) 0% 0% 8
Giúp học sinh tự tin hơn khi phân tích, giải thích và giải quyết các vấn đề của thực tiễn
25,00% (3 GV) 50,00% (6 GV) 25,00% (3 GV) 0% 0% 9 Học sinh hứng thú học vì hiểu được ý nghĩa của kiến thức khoa học trong cuộc sống
41,67% (5 GV)
58,33%
(7 GV) 0% 0% 0%
10 Cần xây dựng và sử dụng thường xuyên hơn trong dạy
50,00% (6 GV)
50,00%
96 học Hóa học
Dựa vào kết quả bảng 3.11 và 3.12 cho thấy hệ thống bài tập của luận văn phù hợp với dạy học theo hướng tích cực hiện nay, giúp học sinh tăng thêm hứng thú học tập và góp phần rèn luyện toàn diện hơn về năng lực phổ thông và năng lực đặc thù của
môn Hóa học cho học sinh, hỗ trợ thiết thực cho mục tiêu Học tập suốt đời (lifelong learning) của cá nhân học sinh và cộng đồng xã hội.
3.4.4.2.Phân tích kết quả TNSP theo các bảng và hình phân tích số liệu
Dựa trên các kết quả thực nghiệm sư phạm và thông qua việc xử lý số liệu thực nghiệm sư phạm thu được, chúng tôi nhận thấy chất lượng học tập của học sinh ở các lớp thực nghiệm cao hơn ở các lớp đối chứng. Cụ thể :
* Dựa vào kết quả thống kê bảng 3.3; 3.4; 3.5 ; 3.8; 3.7 và 3.10. cho thấy :
- Điểm trung bình cộng của HS các lớp thực nghiệm đều cao hơn học sinh các lớp đối chứng, có thể kết luận việc sử dụng hệ thống bài tập của luận văn có kết quả, giả thuyết đặt ra là đúng.
- Độ lệch chuẩn ở lớp thực nghiệm nhỏ hơn ở lớp đối chứng, chứng tỏ số liệu của lớp thực nghiệm ít phân tán hơn so với lớp đối chứng.
-Thông số p độc lập cho ta thấy: Sự khác biệt giữa lớp đối chứng và thực nghiệm trước thực nghiệm là không có ý nghĩa, tức là 2 lớp có trình độ tương đương. Nhưng sự khác biệt giữa lớp đối chứng và thực nghiệm sau thực nghiệm là có ý nghĩa. Lớp thực nghiệm được sử dụng hệ thống bài tập của luận văn đạt kết quả học tập cao hơn lớp đối chứng.
- Mức độ ảnh hưởng (SMD) của các cặp lớp đối chứng và thực nghiệm đều nằm trong mức độ trung bình và lớn.
- Với kết quả rSB về bài kiểm tra của các lớp đều ≥ 0,7. Như vậy càng khẳng định dữ liệu mà chúng tôi thu được là đáng tin cậy.
- Hệ số biến thiên V của lớp thực nghiệm nhỏ hơn lớp đối chứng đã chứng minh độ phân tán quanh giá trị trung bình cộng của lớp thực nghiệm nhỏ hơn, tức là chất lượng lớp thực nghiệm đồng đều hơn lớp đối chứng. Mặt khác, giá trị V thực nghiệm đều nằm trong khoảng từ 10% đến 30% (có độ dao động trung bình). Do vậy, kết quả thu
97
được đáng tin cậy, nó phù hợp với kết quả đánh giá theo độ tin cậy Spearman - Brown (rSB).
* Dựa vào bảng 3.6 và 3.9; Hình 3.1 và 3.3 cho thấy :
- Đồ thị các đường lũy tích của lớp thực nghiệm trong hai bài kiểm tra đều luôn nằm bên phải và phía dưới so với đường lũy tích của lớp đối chứng. Điều này chứng tỏ rằng chất lượng học tập của lớp thực nghiệm tốt hơn so với lớp đối chứng. *Ý kiến của một số giáo viên và học sinh sau khi tiến hành thực nghiệm.
Sau khi tiến hành thực nghiệm chúng tôi đã nhận được ý kiến của một số GV và HS như sau:
- Cô giáoLê Thị Phương Loan( GV trường THPT Trần Hưng Đạo) nhận xét: HS lớp cô thực nghiệm rất hứng thú với những dạng bài tập của đề tài, nhất là những bài tập thực tiễn như bài tập điều chế SiO2 từ vỏ trấu, lớp còn đề nghị cô cho thêm nhiều BT thế này nữa.
- Cô giáoMai Thúy Nga ( GV trường THPT Quang Trung) cho rằng: Bài tậptheo tiếp cận PISA chưa có nhiều trong chương trình phổ thông nên bản thân cô cũng chưa hiểu hết ý nghĩa của bài tập, nhưngkhi được dạy những giáo án thực nghiệm này cô thấy được những ưu điểm vượt trội của bài tập PISA so với bài tập thông thường: vừa giải quyết được bài toán gắn lý thuyết với thực tiễn, vừa giúp phát triển năng lực HS, đặc biệt là còn đánh giá được năng lực học sinh và giáo dục ý thức đạo đức cho các em.
- Học sinhLê Thị Chúc( lớp 11A1, trường THPT Thanh Oai B) chia sẻ: Bài tập theo tiếp cận PISAđối với chúng em là bài tập mới lạ nên ban đầu có sự bỡ ngỡ, nhưng chính điều đó là động cơ yêu cầu chúng em phải nỗ lực hơn trong học tập. Khi giải những bài tập theo chủ đề cô cho em rất thích, em cảm thấy Hoá học rất gần gũi với thực tế.
- Học sinh Nguyễn Lan Anh(lớp 11A3,trường THPT Trần Hưng Đạo)tâm sự: Cô cho lớp em làm 2 bài kiểm tra lạ quá, từ trước tới nay chúng em chỉ thường làm BT về trắc nghiệm là nhiều, chứchưa khi nào làm bài kiểm tra có nhiều dạng câu hỏi như vậy, chắc là điểm của em không cao. Nhưng saukhi cô cho đáp án thì em thấy cũng không khó, chỉ cần chịu khó suy nghĩ và vận dụng lí thuyết cô đã dạy thì sẽ làm được.
98
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Trong chương 3, chúng tôi đã trình bày tiến trình và kết quả thực nghiệm của đề tài. Quá trình thực nghiệm được tiến hành trên tổng sốhọc sinh là 161 ở 4 lớp (2lớp TN và 2 lớp ĐC) thuộc trường THPT Thanh Oai B và trường THPT Trần Hưng Đạo. Học sinh thực hiện 2 bài kiểm tra và tổng số bài làm của HS là 322. Phân tích kết quả bài kiểm tra cho thấy:
+ Điểm trung bình của học sinh các lớp thực nghiệm đều cao hơn lớp đối chứng. + Tỉ lệ học sinh khá giỏi ở các lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.
+ Chất lượng học tập lớp thực nghiệm đồng đều hơn lớp đối chứng.
+ Đồ thị đường luỹ tích của lớp thực nghiệm luôn nằm ở bên phải và dưới lớp đối chứng.
Kết quả thực nghiệm cho thấy, việc xây dựng và sử dụng các bài tập Hóa họctheo tiếp cận PISA là rất cần thiết để đa dạng hệ thống bài tập Hóa học phổ thông,giúp phát triển tư duy và nâng caonăng lực học sinh,đồng thời góp phần nâng cao chất lượng học tập cho giáo dục phổ thông.
99
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Đối chiếu với mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đã giải quyết được những vấn đề về lí luận và thực tiễn sau:
1.1.Trên cơ sở nghiên cứu định hướng đổi mới giáo dục phổ thông sau năm 2015 ở Việt Nam chúng tôi đã thực hiện:
- Tổng quan cơ sở lý luận về năng lực và một số năng lực cần phát triển cho học sinh THPT. Tìm hiểu một số vấn đề về sử dụng bài tập và thiết kế bài tập mới trong dạy học Hóa học theo định hướng phát triển năng lực.
- Tìm hiểu về chương trình đánh giá HS quốc tế PISA. Tìm hiểu thực trạng về việc sử dụng câu hỏi và bài tập Hóa học theo tiếp cận PISA trong dạy học môn Hóa học 11 ở trường một số trườngtrung học phổ thông thành phốHà Nội.
Kết quả điều tra cho thấy việc sử dụng hệ thống câu hỏi và bài tập hóa học theo tiếp cận PISA ở trường trung học phổ thông là cần thiết để đa dạng hóa bài tập, đồng thời phát triển và hoàn thiện các năng lực phổ thông, năng lực chuyên biệt về hóa học đối với mỗi học sinh nói riêng và toàn xã hội nói chung.
1.2.Từ việcphân tích cấu trúc nội dung, phương pháp dạy học phần hóa học phi kim lớp 11. Chúng tôi nghiên cứu các mục tiêu khi xây dựng bài tập hóa học theo tiếp cận PISA và đề xuất 7 bước trong quy trình xây dựng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA.
100
- Đã xây dựng hệ thống bài tập Hóa học phi kim lớp 11 THPT nhằm phát triển năng lực học sinh theo hướng tiếp cận PISA gồm 10 chủ đề với 50 bài tập có phần hướng dẫn đáp án đầy đủ và nêu ý nghĩa của các chủ đề
- Đã đề xuất 8hướng sử dụng bài tập hóa học nhằm phát triển năng lực học sinh theo hướng tiếp cận PISA trong dạy họchóa học.
1.3. Đã tiến hành thực nghiệm sư phạm với 2 cặp lớp thực nghiệm và đối chứng lớp 11 ở 2 trường THPT thuộc thành phố Hà Nội với các giáo án có sử dụng bài tập hóa học nhằm phát triển năng lực học sinh theo hướng tiếp cận PISA.
- Đã tiến hành cho học sinh làm 2 bài kiểm tra, chấm điểm 322 bài kiểm tra và xử lí số liệu các số liệu thu được. Qua phân tích kết quả thống kê cho thấy việc sử dụng bài tập hóa học nhằm phát triển năng lực học sinh theo hướng tiếp cận PISA trong dạy học Hóa họclà rất cần thiết để góp phần nâng cao năng lực học sinh, từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy Hóa học ở trường phổ thông.
2. Kiến nghị
Trên cơ sở các kết quả thu được của đề tài nghiên cứu, chúng tôi xin nêu ra một số kiến nghịsau:
- Trong các định hướng đổi mới kiểm tra đánh giá, cần chú trọng đánh giá theo quá trình của người học, trên cơ sở của chuẩn kiến thức kỹ năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành cần chú trọng đến khả năng vận dụng kiến thức mà người học đã tiếp thu được vào các tình huống khác nhau trong thực tiễn của cuộc sống
- Tổng hợp từ các trường để lập ngân hàng câu hỏi và bài tập Hóa học theo hướng tiếp cận PISA chogiáo viên.Từ đó, mỗi giáo viên luôntìm tòi, xây dựng và khai thác có hiệu quả các bài tập Hóa học theo hướng tiếp cận PISA trong dạy học Hóa học
Thông qua việc nghiên cứu đề tài và những kết quả thực nghiệm thu được, chúng tôi nhậnthấy rằng bài tập Hóa học theo hướng tiếp cận PISA cần được bổ sung và tăng cường sửdụng để góp phần nâng cao kết quả học tập của học sinh. Chúng tôi hy vọng rằng công trình này cóthể đóng góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng dạy học theo yêu cầu đổi mới của nềngiáo dục nước nhà.
101
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án Việt – Bỉ (2010), Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo,Dự thảo đề án đổi mới giáo dục phổ thông sau 2015 (Tài
liệu lưu hành nội bộ)
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), PISA và các dạng câu hỏi, Nxb Giáo dục Việt
Nam, Hà Nội.
4.Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014),Tài liệu tập huấn hướng dẫn dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực môn Hóa học THPT(Tài liệu lưu hành nội bộ) 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011),Sổ tay PISA dành cho cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên trung học phổ thông,(Tài liệu lưu hành nội bộ)
6. Nguyễn Cương(2007), Phương pháp dạy học Hóa học ở trường phổ thông và đại học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
7. Nguyễn Văn Cường, Bernd Meier (2009), Lý luận dạy học hiện đại, Nxb Đại học
Sư phạm, Hà Nội.
8. Dương Văn Đảm (2009), Hóa học trên cánh đồng, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
9. Đỗ Tiến Đạt (2011), “Chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA”, Kỷ yếu
Hội thảo Quốc gia về giáo dục Toán học phổ thông.
10. Giáo dục thời đại Online, “Đổi mới Giáo dục và đào tạo theo hướng tiếp cận và hội nhập”.
102
11. Cao Cự Giác (2009), Thiết kế và sử dụng bài tập thực nghiệm trong dạy và học Hóa học, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
12. Cao Cự Giác,Nguyễn Xuân Trường(2005),“Các xu hướng đổi mới phương pháp
dạy học Hóa học ở trường phổ thông hiện nay”, Tạp chí Giáo dục(128),tr.34-36
13. Lê Thị Mỹ Hà(2011), “Chương trình đánh giá quốc tế PISA tại Việt Nam – Cơ
hội và thách thức”. Tạp chí Khoa học Giáo dục(64), tr.17-21
14.Lê Thị Mỹ Hà(2011), “Chương trình đánh giá quốc tế PISA tại Việt Nam”, Tạp chí Thông tin khoa học xã hội(346), tr. 28-36
15.Nguyễn Thị Phương Hoa (2000), “Chương trình đánh giá học sinh quốc tế
PISA”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội(25), tr.25
16.Trần Thị Nguyệt Minh(2012), Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập theo tiếp cận PISA trong dạy học Hóa học vô cơ lớp 9, Luận văn thạc sĩ khoa học Hóa học, Đại
học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
17.Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu (2014), Phương pháp dạy học môn Hóa học ở trường phổ thông, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
18.Đặng Thị Oanh,Nguyễn Thị Ngà,Vũ Anh Tuấn(2009),Tự học tự kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng hóa học THPT, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
19.Đặng Thị Oanh,Trần Trung Ninh,Đỗ Công Mỹ(2006),Câu hỏi lý thuyết và bài tập Hóa học THPT, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
20. Nguyễn Ngọc Sơn (2010), “ Góp phần tìm hiểu về chương trình đánh giá học
sinh quốc tế PISA”, Tập san Giáo dục – Đào tạo(3), tr 15.
21. Lê Xuân Trọng, Nguyễn Hữu Đĩnh, Lê Chí Kiên, Lê Mậu Quyền (2009), Hóa học 11 nâng cao, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
22. Thế Trường (2004), Hóa học các câu chuyện lý thú, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 23.Nguyễn Xuân Trường, Trần Trung Ninh (2006), 555 câu trắc nghiệm Hóa học ,
Nxb Đại học Quốc gia TP.HCM, Hồ Chí Minh.
24.Nguyễn Xuân Trường, Trần Trung Ninh (2009), Bồi dưỡng Hóa học phổ thông,
Nxb Đại học Quốc gia TP.HCM, Hồ Chí Minh.
25. Nguyễn Xuân Trường, Từ Ngọc Ánh, Lê Chí Kiên, Lê Mậu Quyền (2009), Bài tập hóa học 11,Nxb Giáo dục, Hà Nội.
103
26. Nguyễn Xuân Trường, Từ Ngọc Ánh, Phạm Văn Hoan, Cao Thị Thặng (2009),
Bài tậphóa học 11 nâng cao, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
27. Nguyễn Xuân Trường, Lê Chí Kiên, Lê Mậu Quyền, Phạm Văn Hoan(2008),
Hóa học 11, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
28. Nguyễn Xuân Trường, Phạm Văn Hoan, Phạm Tuấn Hùng, Trần Trung Ninh,
Cao Thị Thặng, Lê Trọng Tín, Nguyễn Phú Tuấn (2007), Sách giáo viên hóa học 11, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
29. Vụ GDTH, Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học lớp 11 (Tài liệu lưu hành nội bộ)
30.University of Cambridge International Examinations GCE (2012),