11. Cấu trúc của luận văn
1.5.2. PISA Việt Nam Kết quả,kinh nghiệm và định hướng chiến lược
Kết quả PISA 2012 của Việt Nam:
Về lĩnh vực toán học, Việt Nam đứng thứ 17/65. Điểm trung bình của OECD (Mean Score) là 494 thì Việt Nam đạt 511. Như vậy, năng lực toán học của học sinh Việt Nam ở top cao hơn chuẩn năng lực của OECD. Kết quả của học sinh Việt Nam cao hơn kết quả nhiều nước giàu của OECD: Áo, Đan Mạch, Pháp, Anh, Luxembourg, Na uy, Mỹ, Thụy Điển, Hung ga ry, Israel, Hy lạp... Tỷ lệ nhóm học sinh có năng lực cao nhất (level 5, 6) của Việt Nam đạt 13,3 %. Tỷ lệ nhóm HS có năng lực thấp (dưới mức 2) của Việt Nam là 14,2 %. Kết quả học sinh nam của Việt Nam lĩnh vực
22
toán học: đạt 517 điểm/499 điểm trung bình của OECD; Kết quả học sinh nữ của Việt Nam lĩnh vực toán học: đạt 507 điểm/489 điểm trung bình của OECD.
Lĩnh vực đọc hiểu: Việt Nam đứng thứ 19/65, điểm trung bình của OECD là 496 thì Việt Nam đạt 508, như vậy, năng lực đọc hiểu của học sinh Việt Nam cao hơn chuẩn năng lực của OECD. Kết quả đọc hiểu của học sinh Việt Nam vẫn cao hơn các nước giàu có OECD vừa liệt kê trên. Kết quả học sinh nam của Việt Nam lĩnh vực đọc hiểu: đạt điểm 492/478 điểm trung bình của OECD; Kết quả học sinh nữ của Việt Nam lĩnh vực đọc hiểu: đạt điểm 523/515 điểm trung bình của OECD Về lĩnh vực khoa học, Việt Nam đứng thứ 8/65. Điểm trung bình của OECD là 501 thì Việt Nam đạt 528. Việt Nam đứng sau các nước/vùng kinh tế theo thứ tự: Thượng Hải, Hồng kông, Singapore, Nhật bản, Phần lan, Estonia, Hàn Quốc. Kết quả học sinh nam của Việt Nam lĩnh vực khoa học: đạt 529 điểm/502 điểm trung bình của OECD; Kết quả học sinh nữ của Việt Nam lĩnh vực khoa học: đạt 528 điểm/500 điểm trung bình của OECD.
Như vậy, kết quả thi của Việt Nam khá cao so trong bảng xếp hạng các nước trên thế giới tham gia kỳ thi PISA 2012, đứng trong top 20 nước có điểm chuẩn các lĩnh vực toán, đọc hiểu, khoa học cao hơn điểm trung bình của OECD. Việt Nam đã làm cho thế giới rất bất ngờ; chứng tỏ: với sự quan tâm thường xuyên của đảng, nhà nước, sự chăm lo của các gia đình, các nhà trường và học sinh chúng ta đã phát huy được truyền thống hiếu học của dân tộc, không chỉ đạt thành tựu về phát triển quy mô, số lượng mà còn đạt được chất lượng giáo dục phổ thông cơ bản thuộc tốp cao của thế giới. Điều đó cũng minh chứng rằng: Năng lực của học sinh Việt Nam có thể đáp ứng được các yêu cầu khung năng lực của OECD hội nhập quốc tế, vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các tình huống trong bài thi PISA. Khung kiến thức, kỹ năng trong bài thi PISA được thiết kế không phụ thuộc vào chương trình giáo dục của quốc gia nào, mà đó là khung năng lực chung của quốc tế; chứng tỏ chương trình, SGK của Việt Nam đã trang bị cho học sinh các kiến thức cơ bản, đáp ứng được các yêu cầu kiến thức, kỹ năng của OECD và của quốc tế. Việt Nam đã thực hiện nghiêm túc và bài bản các quy trình kỹ thuật theo yêu cầu của OECD, đã chuẩn bị tâm thế cho giáo viên và học sinh tham gia PISA tích cực, nỗ lực hết mình để hoàn thành tốt kỳ thi KS chính thức PISA, tháng 4-2012. Điều này cũng
23
thể hiện đội ngũ chuyên gia tổ chức triển khai PISA tại Việt Nam rất cố gắng, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tiếp cận được với thế giới.
Từ kết quả PISA, Việt Nam sẽđiều chỉnh chính sách giáo dục.
Tham gia kỳ thi PISA năm 2012, Việt Nam có 162 trường, thuộc 59 tỉnh thành, với 4959 học sinh tham gia thực tế. Các trường tham gia có đủ các loại hình trường: trường chuyên, trường THPT, THCS, phổ thông dân tộc nội trú, trung tâm giáo dục thường xuyên, trường nghề.Trong kỳ thi PISA 2012, học sinh Việt Nam có thế mạnh là trong tính toán, trả lời các câu hỏi mà đã có thông tin. Đây cũng là thế mạnh của học sinh Việt Nam.
Khi công bố kết quả PISA, OECD đã có những khuyến nghị đối với các quốc gia để cải tiến và điều chỉnh chính sách giáo dục. Đề thi đã ra những câu hỏi, tình huống gắn với thực tiễn, yêu cầu học sinh phải có những kiến thức và kỹ năng để tính toán, giải quyết vấn đề một cách tốt nhất. Thế nhưng, có những tình huống rất xa lạ với học sinh Việt Nam, phù hợp với điều kiện phát triển của các nước OECD, nên học sinh chưa thể trả lời chính xác câu hỏi. Ngoài ra, có tình huống câu hỏi thể hiện quan điểm cá nhân yêu cầu có sự phân tích, thuyết trình, thuyết phục. Tuy nhiên, ở các trường học phần lớn chưa chú trọng đến yếu tố này nên học sinh Việt Nam không đạt được điểm cao ở dạng câu hỏi này. Theo bà Lê Thị Mỹ Hà, để duy trì kết quả khi tham gia kỳ thi khảo sát PISA vào năm 2015, Việt Nam phải chuẩn bị rất kỹ lưỡng về mặt kỹ thuật để không xảy ra sai sót. Hiện nay, Bộ GD-ĐT đang có chủ trương đưa kết quả đánh giá của kỳ thi PISA vào cải tiến chất lượng giáo dục phổ thông, trong đó chú trọng đến khả năng tư duy và lập luận của học sinh, gắn kiến thức học tập trong nhà trường vào giải quyết các vấn đề ngoài cuộc sống. Theo đó, trong các trường học, giáo viên sẽ phải nâng cao chất lượng giảng dạy một cách thực chất hơn. Đối với học sinh cũng phải chủ động, thay đổi cách thức học tập để có mặt bằng kiến thức tốt nhất ở các lĩnh vực.
Nếu như năm 2012, đề thi PISA tập trung chủ yếu vào lĩnh vực Toán học thì đến năm 2015, lĩnh vực tập trung chủ yếu là Khoa học, với những kiến thức theo kịp đời sống hiện đại, trong khi đó, chương trình giáo dục của Việt Nam chưa có môn Khoa học. Đây cũng là thách thức đối với nước ta nên đòi hỏi từ giáo viên, học sinh phải nỗ lực để đạt được kết quả tốt nhất.
24
1.6. Thực trạng sử dụng câu hỏi và bài tập hóa học theo tiếp cận PISA trong dạy học môn Hóa học 11( trung học phổ thông) ở Hà Nội.