Văn bản hướng dẫn thi hành các quy định về phạm tội có tổ

Một phần của tài liệu Phạm tội có tổ chức theo luật hình sự việt nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk) luận văn ths luật (Trang 59)

chức trong Bộ luật hình sự hiện hành

Trên thực tiễn áp dụng những quy định về phạm tội có tổ chức đã gặp phải những vướng mắc, chẳng hạn như thế nào là sự câu kết chặt chẽ. Góp phần giải quyết những vướng mắc gặp phải trong quá trình nhận thức về khái niệm phạm tội có tổ chức, tại Nghị quyết 02/HĐTP, ngày 16/11/1988 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn bổ sung Nghị quyết 02/HĐTP ngày 05/01/1986 đã giải thích nội dung cụ thể nội dung như sau (Mục I – Phạm tội có tổ chức) và văn bản này được sử dụng để hướng dẫn về phạm tội có tổ chức trong Bộ luật hình sự 1985 [23]. Từ khi Bộ luật hình sự 1999 ra có hiệu lực, chưa có văn bản hướng dẫn nào mới thay thế Nghị quyết 02/HĐTP (năm 1988). Như vậy trên phương diện chính thức thì không thể viện dẫn Nghị quyết 02/HĐTP (năm 1988) này khi áp dụng cho Bộ luật hình sự 1999. Tuy nhiên theo thông lệ của Tòa án nhân dân tối cao thì những văn bản hướng dẫn đã hết hiệu lực mà vẫn chưa có văn bản hướng dẫn mới đối với Bộ luật hình sự mới, thì vẫn có thể vận dụng những tinh thần của văn bản đã hết hiệu lực cho hoạt động áp dụng pháp luật hình sự nếu những tinh thần đó không trái với các quy định của Bộ luật hình sự mới hiện hành. Chính vì vậy chúng tôi vẫn trình bày ở dưới đây những tinh thần có thể vận dụng được vào thực tiễn điều tra, xét xử những vụ án phạm tội có tổ chức theo Bộ luật hình sự 1999 theo Nghị quyết 02/HĐTP (năm 1988), mặc dù không có giá trị chính thức như một văn bản hướng dẫn nhưng vẫn được các tòa án vận dụng trên thực tế bởi không trái với các quy định về phạm tội có tổ chức trong Bộ luật hình sự hiện hành 1999.

Khoản 3 điều 20 Bộ luật hình sự quy định: “Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm” [19]. Do đó cần phải phân biệt phạm tội có tổ chức với những

trường hợp đồng phạm khác, vì phạm tội có tổ chức là một trong những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định ở điều 48 Bộ luật hình sự 1999; và đối với nhiều tội phạm, phạm tội có tổ chức còn là một tình tiết định khung hình phạt cao hơn.

Thực tiễn xét xử cho thấy do chưa có quan niệm thống nhất cho nên một số Tòa án đã lẫn lộn phạm tội có tổ chức quy định ở khoản 3 điều 20 Bộ luật hình sự với những trường hợp đồng phạm khác. Vì vậy để phân biệt phạm tội có tổ chức với những trường hợp đồng phạm khác cần phải chú ý đến các vấn đề sau đây:

1- Trong phạm tội có tổ chức và những trường hợp đồng phạm khác đều phải có từ 2 người trở lên cố ý cùng tham gia phạm tội và có sự nhất trí của những người cùng thực hiện tội phạm. Nếu cùng thực hiện tội phạm mà không có sự nhất trí thì không phải là đồng phạm (thí dụ: nhiều người cùng vào hôi của ở một nhà bị cháy, nhưng không có bàn bạc trước hoặc xúi giục nhau phạm tội).

2- Nói chung, trong các trường hợp đồng phạm những người phạm tội thường có bàn bạc trước và sự phân công thực hiện tội phạm, nhưng không phải bất cứ trường hợp nào có bàn bạc trước và có phân công thực hiện tội phạm đều là phạm tội có tổ chức, vì phạm tội có tổ chức phải có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. Vì vậy, nếu việc thực hiện tội phạm giản đơn, không đòi hỏi phải có sự tính toán và chuẩn bị kỹ càng, chu đáo thì không phải là phạm tội có tổ chức. Thí dụ: Hai thanh niên muốn có tiều tiêu, nên rủ nhau đi ăn cắp xe đạp, khi gặp người để xe sơ hở đã phân công một người canh gác và một người lấy xe…

3- Phạm tội có tổ chức phải có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. Trong thực tế, sự câu kết này có thể thể hiện dưới các dạng sau đây:

a) Những người đồng phạm đã tham gia một tổ chức phạm tội như: đảng phái, hội, đoàn phản động, băng, ổ trộm, cướp… có những tên chỉ huy, cầm đầu. Tuy nhiên, cũng có khi tổ chức phạm tội không có những tên chỉ huy, cầm đầu mà chỉ là sự tập hợp những tên chuyên phạm tội đã thống nhất cùng nhau hoạt động phạm tội. Thí dụ: sau khi đã hết hạn tù, một số tên chuyên trộm cắp đã tập hợp nhau lại và thống nhất cùng nhau tiếp tục hoạt động phạm tội.

b) Những người đồng phạm đã cùng nhau phạm tội nhiều lần theo một kế hoạch đã thống nhất trước. Thí dụ: một số nhân viên nhà nước đã thông đồng với nhau tham ô nhiều lần; một số tên chuyên cùng nhau đi trộm cắp; một số tên hoạt động đầu cơ, buôn lậu có tổ chức đường dây để nắm nguồn hàng, vận chuyển, thông tin về giá cả…

c) Những người đồng phạm chỉ thực hiện tội phạm một lần, nhưng đã tổ chức thực hiện tội phạm theo một kế hoạch được tính toán kỹ càng, chu đáo, có chuẩn bị phương tiện hoạt động và có khi còn chuẩn bị cả kế hoạch che giấu tội phạm. Thí dụ: Trong các trường hợp trộm cắp, cướp tài sản của công dân mà có phân công điều tra trước về nơi ở, quy luật sinh hoạt của gia đình chủ nhà, phân công chuẩn bị phương tiện và hoạt động của mỗi người đồng phạm; tham ô mà có bàn bạc trước về kế hoạch sửa chữa chứng từ sổ sách, hủy chứng từ, tài liệu hoặc làm giả giấy tờ; giết người mà có bàn bạc hoặc phân công điều tra sinh hoạt của nạn nhân, chuẩn bị phương tiện và kế hoạch che giấu tội phạm v.v…

4- Đối với những trường hợp pháp luật quy định phạm tội có tổ chức là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt theo cao hơn thì hành vi của người phạm tội phải được xét xử theo khung đó và không viện dẫn thêm điểm a khoản 1 điều 48 Bộ luật hình sự, tức là phải căn cứ vào vai trò trách nhiệm và nhân thân của mỗi người phạm tội. Nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ theo quy

định của khoản 1 điều 46 Bộ luật hình sự thì đối với người phạm tội có tổ chức, Tòa án vẫn có thể quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn, nhưng phải nêu rõ lý do trong bản án.

6- Ngoài các trường hợp phạm tội có tổ chức như đã nêu trên đây, Bộ luật hình sự còn quy định những trường hợp tổ chức thực hiện tội phạm thành những tội danh riêng biệt. Đó là những trường hợp được quy định ở Tội tổ chức tảo hôn (Điều 148); Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý (Điều 197); Tội tổ chức đua xe trái phép (Điều 206); Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc (Điều 249) và Tội tổ chức người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép (Điều 275). Trong những trường hợp này người phạm tội là người đứng ra tổ chức người khác thực hiện tội phạm, đồng thời cũng có thể là người cùng thực hiện tội phạm đó. Thí dụ: người đứng ra rủ rê, tổ chức người khác trốn đi nước ngoài để lấy tiền, vàng… và bản thân người đó cùng với họ trốn đi nước ngoài. Bộ luật hình sự đã quy định những trường hợp này thành những tội riêng biệt với hình phạt riêng, nên không vận dụng thêm tình tiết tăng nặng là phạm tội có tổ chức theo điểm a khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự nữa.

Nghị quyết này ra đời trong bối cảnh lúc đó đang có rất nhiều cách hiểu không thống nhất về phạm tội có tổ chức, sự ra đời của Nghị quyết có thể nói như là kim chỉ nam dẫn đến một cách nhìn nhận thống nhất có ý nghĩa thực tiễn to lớn. Mặc dù vậy, những hướng dẫn này mới chỉ nêu lên được các trường hợp điển hình của phạm tội có tổ chức mà chưa khái quát được dấu hiệu chung của mọi trường hợp phạm tội có tổ chức, cũng như chưa chi tiết, cụ thể hóa hành vi “câu kết chặt chẽ” theo quy định của điều luật. Đến nay mặc dù chưa có văn bản hướng dẫn thay thế và Nghị quyết không còn giá trị chính thức, nhưng tinh thần của nó vẫn có đóng góp phần

nào cho nhận thức chung thống nhất và đúng tinh thần các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về phạm tội có tổ chức khi các tòa án xử lý các vụ án phạm tội có tổ chức. Hy vọng cùng với thực tiễn xét xử, những tinh thần này sẽ được sửa đổi, bổ sung để làm cơ sở xây dựng những quy định về phạm tội có tổ chức trong Bộ luật hình sự mới và văn bản hướng dẫn mới trong tương lai của Việt Nam. Đây cũng chính là lý do tại sao luận văn lại trình bày tinh thần của Nghị quyết đã hết hiệu lực trong phần các văn bản hướng dẫn cho Bộ luật hình sự hiện hành.

2.2. Thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

2.2.1. Tình hình công tác xét xử

Việc đấu tranh với các hoạt động phạm tội có tổ chức luôn được các cơ quan bảo vệ pháp luật tại Đắk Lắk quan tâm sâu sát. Công an Đắk Lắk và công an thành phố Buôn Ma Thuột đã chủ động xác định một số địa bàn. tuyến trọng điểm, các băng nhóm tội phạm hình sự đang có biểu hiện hoạt động tại địa phương. Từ đó chỉ đạo các đội nghiệp vụ và Công an các xã, phường tập trung điều tra, xử lý các vụ án đặc biệt nghiêm trọng, các vụ án phạm tội có tổ chức, các vụ án có tính quốc tế... Qua đó đã thường xuyên tiến hành sơ kết, họp rút kinh nghiệm, đánh giá những mặt làm được, chưa làm được để khắc phục trong từng giai đoạn. Công an tỉnh Đắk Lắk đã nhanh chóng tiến hành rà soát các băng, ổ nhóm tội phạm hiện đang hoạt động trên địa bàn, đồng thời đề ra các biện pháp phòng ngừa và nhanh chóng điều tra, xử lý các vụ án có tính chất phạm tội có tổ chức.

Ngay từ khi mở Đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm có tổ chức, Công an Đắk Lắk đã chủ động rà soát lên danh sách các băng, ổ nhóm trên địa bàn. Qua thu thập tài liệu cho thấy các băng nhóm trên địa bàn chưa có kết cấu chặt chẽ, phương thức thủ đoạn hoạt động có thể dễ nhận biết, các đối tượng chủ yếu cư trú tại Đắk Lắk, sau khi gây án hầu hết đã bị lực lượng công

an điều tra làm rõ và xử lý. Đối với các vụ án nghiêm trọng xảy ra, công an Đắk Lắk nhanh chóng chỉ đạo các đội nghiệp vụ có kế hoạch điều tra xác minh, sử dụng đồng bộ các lực lượng và các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để kịp thời điều tra khám phá án.

Trong thời gian mở đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm có tổ chức Lãnh đạo Công an thành phố Buôn Ma Thuột đã chỉ đạo các lực lượng nghiệp vụ, công an các phường, xã thường xuyên rà soát, thống kê, lập danh sách các băng nhóm hoạt động hiện hành để quản lý, đấu tranh, triệt phá. Trong năm 2012, Công an Thành phố Buôn Ma Thuột đã phát hiện triệt phá 18 băng, ổ nhóm tội phạm: Cướp tài sản 04 nhóm gồm 14 đối tượng; cố ý gây thương tích 02 nhóm 12 đối tượng; Trộm cắp tài sản 10 nhóm gồm 48 đối tượng; Bắt giữ người trái pháp luật 01 nhóm 05 đối tượng; Tổ chức đánh bạc 01 nhóm 03 đối tượng [2].

Bảng 2.1: Thống kê các mức độ phạm tội (nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng) trong các vụ án phạm tội có tổ chức

Năm Số vụ án Mức độ phạm tội trong các vụ án Tội

nghiêm trọng nghiêm trọng Tội rất nghiêm trọng Tội đặc biệt

2009 45 24 21 2010 36 17 18 1 2011 38 21 16 1 2012 40 24 15 1 2013 35 20 14 1 2014 19 12 7 Tổng số 213 118 91 4

(Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2009 - 2014), Báo cáo tổng kết công tác các năm, Đắk Lắk).

Hiện đang theo dõi một số nhóm có biểu hiện hoạt động phạm tội có tổ chức là nhóm của “Sang Già” và nhóm “Ba Đạt”. Nhóm “Sang Già” có biểu hiện hoạt động cá độ bóng đá, số đề, đòi nợ thuê, cố ý gây thương tích. Hiện nay nhóm đối tượng kinh doanh khăn giấy và cho vay tiền góp, nhằm che đậy

các hoạt động vi phạm pháp luật. Nhóm “Ba Đạt” có biểu hiện hoạt động cá độ bóng đá, số đề, đòi nợ thuê, cố ý gây thương tích. Hiện nay đang kinh doanh massage, giải khát nhằm che đậy các hoạt động vi phạm pháp luật [3].

Qua công tác rà soát, thống kê trong năm 2013 trên địa bàn tỉnh, chưa phát hiện băng nhóm nào hoạt động theo kiểu “xã hội đen” như hướng dẫn số 1369/C45-P5, ngày 24/7/2012 của Cục C45 - Bộ Công an. Những băng nhóm đã bị triệt phá, cũng như đang có biểu hiện hoạt động chỉ là các băng nhóm tội phạm giản đơn, tính tổ chức chưa cao, chưa có sự phân công rõ đối tượng cầm đầu, chỉ huy mà các đối tượng trong nhóm là những mắt xích trong một nhóm tội phạm, thiếu tính bền vững, dễ tan rã...

Trong năm 2013 đã đấu tranh, triệt phá và làm tan rã được 32 băng nhóm, 152 đối tượng, điều tra làm rõ 160 vụ án, giảm 01 nhóm, 16 đối tượng so với năm 2012. Theo Bảng 2.1 thống kê về các mức độ phạm tội trong các vụ án

phạm tội có tổ chức, đa phần là phạm các tội nghiêm trọng và rất nghiêm trọng, chỉ có phần rất nhỏ là phạm các tội đặc biệt nghiêm trọng. Tuy nhiên cũng có những vụ rất đáng chú ý là triệt phá được 01 băng nhóm tội phạm, 10 đối tượng trộm cắp tài sản với tổng lượng tài sản bị chiếm đoạt lớn, lên đến hàng tỉ đồng, với thủ đoạn tinh vi, liều lĩnh, gây án liên tỉnh Đắk Lắk, Đăk Nông và Phú Yên... Đó là nhóm do Đặng Thanh Hải, SN: 1978, trú tại: Buôn Cư Ê Nul A, xã Dang Kang, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk cầm đầu gây ra 15 vụ trộm cắp tài sản trong khoảng thời gian từ tháng 4/2012 đến tháng 12/2012. Trước khi tiến hành các vụ trộm cắp tài sản, các đối tượng trong nhóm có sự phân công, bố trí cụ thể vai trò, nhiệm vụ của từng đối tượng, như tìm hiểu số lượng tài sản, đặc điểm tài sản, nghiên cứu kỹ về quy luật sinh hoạt, hoạt động của chủ nhà, cơ quan, tổ chức... rồi sử dụng xà beng, kìm cộng lực để đột nhập chiếm đoạt tài sản. Qua đó đã tác động mạnh mẽ đến các băng nhóm tội phạm khác, làm chúng phải co cụm, hoạt động dè chừng, thậm chí ngừng hoạt động để nghe ngóng tình hình

[4]. Trong 9 tháng đầu năm 2014 đã phát hiện 03 vụ cố ý gây thương tích và 01 vụ trộm cắp liên quan đến băng nhóm.

Bảng 2.3 thống kê bên dưới đã cho thấy số lượng các vụ án phạm tội

có tổ chức được thực hiện trong giai đoạn từ năm 2009 đến tháng 6 năm 2014 với số lượng tăng giảm thất thường.

Bảng 2.2: Số lƣợng vụ án và bị cáo (từ năm 2009 đến 6/2014) Năm Số vụ Số bị cáo 2009 1605 3073 2010 1322 2395 2011 1430 2655 2012 1667 3272 2013 1569 3107 2014 812 1701 Tổng số 8405 16.203

(Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2009 - 2014), Báo cáo tổng kết công tác các năm, Đắk Lắk).

Bảng 2.3: Số lƣợng vụ án có tình tiết “Phạm tội có tổ chức” từ năm 2009 đến 6/2014

Năm Số vụ Tỉ lệ % trên với tổng số vụ án

2009 45 2,8 2010 36 2,72 2011 38 2,66 2012 40 2,4 2013 35 2,23 2014 19 2,34

Một phần của tài liệu Phạm tội có tổ chức theo luật hình sự việt nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk) luận văn ths luật (Trang 59)