Những quy định về phạm tội có tổ chức trong Bộ luật hình sự

Một phần của tài liệu Phạm tội có tổ chức theo luật hình sự việt nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk) luận văn ths luật (Trang 51)

hiện hành

Khái niệm phạm tội có tổ chức đã được quy định trong Khoản 3 Điều 20 Bộ luật hình sự năm 1999 như sau: “Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm” [19]. Bên cạnh đó, có thêm điểm mới là: trường hợp phạm tội có tổ chức từ chỗ được quy định chung trong cùng một điểm với tình tiết có tính chất chuyên nghiệp trong Bộ luật hình sự năm 1985 đã được tách riêng quy định là tình tiết tăng nặng khung hình phạt được nêu trong 78 cấu thành tội phạm được quy định trong phần “Các tội phạm của Bộ luật hình sự Việt Nam” năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009.

Phạm tội có tổ chức là yếu tố định khung hình phạt đối với các tội như: tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nhằm chống chính quyền nhân dân (khoản 2 Điều 91; (tội giết người (điểm o khoản 1 Điều 93); tội hiếp hâm (điểm a khoản 2 Điều 111); tội hiếp dâm trẻ em (điểm a khoản 3 Điều 112); tội cố ý lây truyền HIV cho người khác (điểm a khoản 2 Điều 118); tội mua bán người (điểm b khoản 2 Điều 119); tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em (điểm a khoản 2 Điều 120); tội vu khống (điểm a khoản 2 Điều 122); tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật (điểm a khoản 2 Điều 123); tội xâm phạm chỗ ở của công dân (điểm a khoản 2 Điều 124); tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác (điểm a khoản 2 Điều 125); tội xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân (điểm a

khoản 2 Điều 126); tội làm sai lệch kết quả bầu cử (điểm a khoản 2 Điều 127); tội xâm phạm quyền tác giả (điểm a khoản 2 Điều 131); tội cướp tài sản (điểm a khoản 2 Điều 133); tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (điểm a khoản 2 Điều 134); tội cưỡng đoạt tài sản (điểm a khoản 2 Điều 135); tội cướp giật tài sản (điểm a khoản 2 Điều 136); tội trộm cắp tài sản (điểm a khoản 2 Điều 138); tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (điểm a khoản 2 Điều 139); tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (điểm a khoản 2 Điều 140); tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (điểm a khoản 2 Điều 143); tội buôn lậu (điểm a khoản 2 Điều 153); tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm (điểm a khoản 2 Điều 155); tội sản xuất, buôn bán hàng giả (điểm a khoản 2 Điều 156); tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (điểm a khoản 2 Điều 157); tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật; giống cây trồng vật nuôi (điểm a khoản 2 Điều 158); tội đầu cơ (điểm a khoản 2 Điều 160); tội làm tem giả, vé giả; tội buôn bán tem giả, vé giả (điểm a khoản 2 Điều 164); tội in, phát hành, mua bán trái phép hoá đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước (điểm a khoản 2 Điều 164a); tội vi phạm quy định về bảo quản, quản lý hoá đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước (điểm a khoản 2 Điều 164c); tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (điểm b khoản 2 Điều 165); tội cố ý làm trái quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ (điểm a khoản 2 Điều 169); tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (điểm a khoản 2 Điều 170); tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan (điểm a khoản 2 Điều 170a); tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (điểm a khoản 2 Điều 171); tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai (điểm a khoản 2 Điều 173); tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai (điểm a khoản 2 Điều 174); tội vi phạm các quy định về quản lý rừng (điểm a khoản 2 Điều

176); tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán (điểm a khoản 2 Điều 181a); tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán (điểm a khoản 2 Điều 181b); tội thao túng giá chứng khoán (điểm s khoản 2 Điều 181c); tội gây ô nhiễm môi trường (điểm a khoản 2 Điều 182); tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại (điểm a khoản 2 Điều 182a); tội huỷ hoại rừng (điểm a khoản 2 Điều 189); tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ (điểm a khoản 2 Điều 190); tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên (điểm a khoản 3 Điều 191); tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại (điểm a khoản 2 Điều 191a); tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma tuý (điểm a khoản 2 Điều 192); tội sản xuất trái phép chất ma tuý (điểm a khoản 2 Điều 193); tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý (điểm a khoản 2 Điều 194); tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý (điểm a khoản 2 Điều 195); tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý (điểm a khoản 2 Điều 196); tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý (điểm a khoản 2 Điều 200); tội vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma tuý khác tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý (điểm a khoản 2 Điều 201); tội chiếm đoạt tàu bay (điểm a khoản 2 Điều 221); tội phát tán vi rút, chương trình tin học có tính năng gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số (điểm a khoản 2 Điều 224); tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số (điểm a khoản 2 Điều 225); tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng

Internet (điểm a khoản 2 Điều 226); tội truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số của người khác (điểm a khoản 2 Điều 226a); tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (điểm a khoản 2 Điều 226b); tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán, trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự (điểm a khoản 2 Điều 230); tội phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (điểm a khoản 2 Điều 231); tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán, trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ (điểm a khoản 2 Điều 231);tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán, trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự (điểm a khoản 2 Điều 230); tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán, trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ (điểm a khoản 2 Điều 233); tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán, trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ (điểm a khoản 2 Điều 236); tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán, trái phép hoặc chiếm đoạt chất cháy, chất độc (điểm a khoản 2 Điều 238); tội gây rối trật tự công cộng (điểm a khoản 2 Điều 245); tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có (điểm a khoản 2 Điều 250); tội rửa tiền (điểm a khoản 2 Điều 251); tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm tội (điểm a khoản 2 Điều 252); tội truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ (điểm a khoản 2 Điều 253); tội chứa mại dâm (điểm a khoản 2 Điều 254); tội môi giới mại dâm (điểm b khoản 2 Điều 255); tội chống người thi hành công vụ (điểm a khoản 2 Điều 257); tội sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận và các tài liệu của cơ quan, tổ chức (điểm a khoản 2 Điều 266); tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức (điểm a khoản 2 Điều 267); tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ con dấu, tài liệu của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội (điểm a khoản 2 Điều 268); tội tham ô (điểm a

khoản 2 Điều 278); tội nhận hối lộ (điểm a khoản 2 Điều 279); tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (điểm a khoản 2 Điều 280); tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (điểm a khoản 2 Điều 281); tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ (điểm a khoản 2 Điều 282); tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi (điểm a khoản 2 Điều 283); tội giả mạo trong công tác (điểm a khoản 2 Điều 284); tội đưa hối lộ (điểm a khoản 2 Điều 289); tội làm môi giới hối lộ (điểm a khoản 2 Điều 290); tội làm sai lệch hồ sơ vụ án (điểm a khoản 2 Điều 300); tội khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật (điểm a khoản 2 Điều 307); tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử (điểm a khoản 2 Điều 311); tội đánh tháo người bị giam, giữ, người đang bị dẫn giải, người đang bị xét xử (điểm a khoản 2 Điều 312).

Ngoài việc nhà làm luật quy định tình tiết “phạm tội có tổ chức” là yếu tố định khung hình phạt đối với các tội phạm đã nêu ở trên, thì còn quy định tình tiết này là yếu tố định tội đối với các tội như: tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 79); tội bạo loạn (Điều 82); tội hoạt động phỉ (Điều 83). Các trường hợp phạm tội này đều quy định tình tiết “phạm tội có tổ chức” là dấu hiệu định tội. Do đó, khi quyết định hình phạt đối với bị cáo phạm các tội này, Toà án không được áp dụng tình tiết “phạm tội có tổ chức” là tình tiết tăng nặng đối với người phạm tội nữa.

Bộ luật hình sự hiện hành cho thấy ở một số tội phạm, dấu hiệu “có tổ chức” được quy định là dấu hiệu định tội thuộc mặt khách quan của tội phạm. Cụ thể: Hành vi khách quan của một số tội phạm được quy định có đặc điểm là có tổ chức. Vậy những tội phạm nào có hành vi khách quan mang đặc điểm có tổ chức? Theo quan điểm của chúng tôi, các dạng hành vi khách quan sau đây mang đặc điểm có tổ chức [28]:

khách quan của tội phạm dưới dạng là hoạt động chung có tổ chức của nhiều người. Các tội phạm thuộc loại này là một số tội xâm phạm an ninh quốc gia mà điển hình là tội bạo loạn (Điều 82 Bộ luật hình sự). Đặc điểm có tổ chức ở tội này được phản ánh qua dấu hiệu hành vi khách quan là hoạt động vũ trang có tổ chức hoặc hoạt động bạo lực có tổ chức của nhiều người. Những người tham gia hoạt động vũ trang hoặc bạo lực có tổ chức dù với vai trò nào cũng là những người thực hiện tội phạm này. Việc xác định vai trò của từng người thực hiện tội phạm trong hoạt động chung có tổ chức không phải là điều kiện để xác định có trách nhiệm hình sự hay không mà để xác định khung hình phạt áp dụng đối với họ. Chính vì vậy mà điều luật quy định về những tội phạm này bao giờ cũng có các khung hình phạt khác nhau cho các đối tượng người thực hiện tội phạm với vai trò khác nhau. Khung hình phạt quy định cho người có vai trò có tổ chức, hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng nghiêm khắc hơn khung hình phạt quy định cho những người khác (Điều 81 - Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ; Điều 82 - Tội bạo loạn; Điều 83 - Tội hoạt động phỉ; Điều 89 - Tội phá rối an ninh; Điều 91 - Tội trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền dân chủ nhân dân).

Thứ hai, dấu hiệu có tổ chức được phản ánh qua quy định hành vi khách quan của tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền dân chủ nhân dân (Điều 79 Bộ luật hình sự). Đặc điểm có tổ chức của hành vi khách quan của tội phạm này thể hiện ở hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền dân chủ nhân dân. Điều luật không đòi hỏi hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền dân chủ nhân dân nhất thiết phải là hoạt động do nhiều người thực hiện nhưng việc thực hiện hoạt động đó không thể không cấu kết với nhiều người. Đây là điều luật duy nhất quy định hành vi khách quan của tội phạm là hành vi thành lập hoặc tham gia tổ chức tội phạm. Như vậy, theo luật hình sự Việt Nam, hành vi thành lập

hoặc tham gia tổ chức có mục đích phạm tội chỉ cấu thành tội phạm khi tổ chức đó là tổ chức nhằm lật đổ chính quyền dân chủ nhân dân. Đây là tổ chức tội phạm duy nhất được quy định trong luật hình sự Việt Nam.

Thứ ba, ở một số ít tội phạm khác thì dấu hiệu có tổ chức lại được quy định là hành vi tổ chức việc thực hiện hành vi phạm tội (hoặc vi phạm) của người khác. Đó là các tội: Tội tổ chức tảo hôn (Điều 148); Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý (Điều 197); Tội tổ chức đua xe trái phép (Điều 206); Tội tổ chức đánh bạc (Điều 249) và Tội tổ chức người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép (Điều 275). Người phạm các tội phạm này là người có hành vi có tổ chức cho người khác thực hiện hành vi thuộc tội tảo hôn, tội sử dụng trái phép chất ma tuý, tội đua xe trái phép, tội đánh bạc, tội trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép. Hành vi tổ chức có thể là hành vi lôi kéo, rủ rê, kích động hoặc là hành vi sắp đặt hoặc tạo điều kiện cần thiết cho việc thực hiện hành vi phạm tội hoặc hành vi vi phạm pháp luật. Điều luật không đòi hỏi hành vi tổ chức phải là hành vi do nhiều người thực hiện. Nhưng trên thực tế vẫn có thể có trường hợp nhiều người cùng cố ý thực hiện các tội phạm này.

Ngoài việc quy định dấu hiệu có tổ chức là dấu hiệu định tội nêu trên, Bộ luật hình sự còn quy định dấu hiệu phạm tội có tổ chức hay đồng phạm có tổ chức là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự hay là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt. Việc quy định này chỉ được thực hiện đối với các tội phạm cố ý mà hành vi khách quan của tội này không được quy định phải là hành vi chung của nhiều người phạm tội. Như vậy, nhóm tội thứ nhất trong ba nhóm tội thuộc loại tội có dấu hiệu định tội là dấu hiệu có tổ chức nêu ở mục trên không thuộc các tội phạm này. Phạm tội có tổ chức hay đồng phạm có tổ chức là trường hợp nhiều người cùng cố ý thực hiện tội phạm mà giữa họ có sự câu kết chặt chẽ (khoản 3 Điều 20 Bộ luật hình sự). Đối với nhiều tội

phạm, tình tiết phạm tội có tổ chức được quy định là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt (ở 78 Điều luật của phần các tội phạm cụ thể). Đối với những tội phạm cố ý còn lại, phạm tội có tổ chức được quy định là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (điểm a khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự). Dấu hiệu có tổ chức hay đồng phạm có tổ chức nói ở đây là dấu hiệu phản ánh phương thức thực hiện hành vi phạm tội (hành vi phạm tội có thể được thực hiện bằng phương thức này hoặc không phải bằng phương thức này). Trong khi đó dấu hiệu có tổ chức nói ở mục trên là dấu hiệu phản ánh chính đặc điểm bắt buộc của hành vi phạm tội. Trong thực tế, nhóm tội thứ hai và thứ ba trong ba nhóm tội thuộc loại tội có dấu hiệu định tội là dấu hiệu có tổ chức nêu ở mục trên có thể được thực hiện bằng phương thức có tổ chức. Như vậy, dấu hiệu có tổ chức của trường hợp này thể hiện ở cả đặc điểm bắt buộc của hành vi phạm tội và ở cả phương thức thực hiện hành vi phạm tội.

Từ những phân tích trên cho thấy luật hình sự Việt Nam đã quy định hai loại tội phạm mang đặc điểm có tổ chức. Đó là loại tội có dấu hiệu có tổ chức là dấu hiệu định tội và loại tội phạm có dấu hiệu có tổ chức là dấu hiệu tăng nặng định khung hoặc tăng nặng trách nhiệm hình sự. Hai loại tội phạm này có thể được gọi chung là tội phạm có tổ chức. Việc quan niệm tội phạm có tổ chức như vậy là hoàn toàn dựa trên cơ sở quy định của Bộ luật hình sự hiện hành. Thuộc về tội phạm có tổ chức không bao gồm những hành vi mà luật hình sự Việt Nam chưa quy định là tội phạm như hành vi thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm thực hiện một hoặc nhiều tội phạm nhất định, tuy

Một phần của tài liệu Phạm tội có tổ chức theo luật hình sự việt nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk) luận văn ths luật (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)