Đánh giá trượt lở đất phụthuộc vào nhiều yếu tố. Khi nghiên cứu trượt lở đất cho Quảng Nam, Phạm Văn Hùng và nnk (2010) sử dụng 10 chỉtiêu với tầm quan trọng giảm dần như sau: Độdốc, lượng mưa, vỏ phong hóa, địa chất công trình, mật độ đứt gãy, đới ảnh hưởng của đứt gãy, địa chất thủy văn, mật độphân cắt sâu, mật độ chia cắt ngang, độ che phủ thực vật. Sử dụng phương pháp so sánh cặp, phân tích tương quan với mức độ trượt lở, các yếu tố này được cho điểm trong khoảng 9 (yếu tố quan trọng nhất - độ dốc) và 1 (yếu tố kém quan trọng nhất - độ che phủ thực vật). Điểm sốcủa các yếu tố là cơ sở để xác định trọng sốcủa chúng trong tích hợp các bản đồ thành phần để có được bản đồ nguy cơ trượt lở tổng hợp. Nguyễn Xuân Huyên và nnk (2010) cũng sửdụng các chỉtiêu và cách tiến hành tương tự để đánh giá trượt lở đất cho thành phố Đà Nẵng. Tầm quan trọng của các yếu tố giảm dần như sau: Độ dốc, lượng mưa, địa chất công trình, đới động lực đứt gãy, mật độ đứt gãy,địa chất thuỷ văn, độ phân cắt ngang và cuối cùng là lớp phủ thực vật. Sử dụng phương pháp so sánh cặp, phân tích tương quan xác định cho điểm yếu tốnày hơn yếu tốkia ít nhiều mang tính chủquan, phụthuộc vào chuyên gia đánh giá.
Mai Thành Tân (2014)đã dựa vào số lượngtrượt đất có thểgây ra trong khu vực Thừa Thiên Huế-Đà Nẵng–Quảng Nam tính theo các yếu tốvới giả định rằng mật độ trượt của mỗi lớp trong mỗi yếu tố tương tự như tính trong khu vực chìa khóa để cho điểm và trọng số cho 09 yếu tố ảnh hưởng đến trượt đất theo kết quả có mức độquan trọng giảm dần như sau:Thạch học, lượng mưa, độdốc, vỏ phong hóa - thổ nhưỡng,đứt gãy, lớp phủmặt đất, chia cắt ngang,độ chia cắt sâu, độgần đường để đánh giá trượt lởcho khu vực nghiên cứu.
Ở khu vực nghiên cứu, trọng số của 10 yếu tố đã được đánh giá. Ngoại trừ yếu tố địa chất thủy văn, 9 yếu tố còn lại có mối quan hệ với trượt lở tương đối rõ ràng. Sửdụng phương pháp chuyên gia cho điểm các yếu tố theo thang điểm 1, 3, 5,
7, 9 theo mức độquan trọng của các yếu tố như sau: lượng mưa, độgần đường; độ phân cắt sâu, phân cắt ngang, lớp phủ thực vật; vỏ phong hoá, mật độ đứt gãy; thạch học;độdốc.
Trượt lởlà quá trình diễn ra trực tiếp trên sườn dốc (hoặc mái dốc) vì vậy mà độdốc của sườn (hoặc mái dốc) có vai trò rất lớn trong việc quyết định mức độ ổn định của vật liệu nằm trên nó. Vì vậy, độ dốc sườn (trong nghiên cứu này, độ dốc được tính làđộdốc tự nhiên của sườn, không xét đến độdốc của mái dốc) là yếu tố được đánh giá có vai trò quan trọng nhất trong quá trình phát sinh trượt lởvàđược cho9 điểm.
Thạch học là yếu tố được đánh giá có mức độquan trọng thứ hai sau độdốc và được cho 7 điểm. Đây là điều hợp lý vì yếu tốthạch học chi phối đến thành phần, tính chất, độ bền,… của đất đá, một trong những yếu tố quyết định đến quá trình trượt lở.
Yếu tố có độ quan trọng tiếp theo là vỏphong hoá. Vỏ phong hoá được phân chia theo các nhóm thành phần khoáng vật tồn tại trong nó. Mỗi loại vỏphong hoá có thành phần, tỉ lệ khoáng vật đặc trưng khác nhau. Vì vậy, mà bề dầy, độ linh động, độbền, độ kết dính của mỗi loại cũng khác nhau. Điều nàyảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển trượt lở. Vỏ phong hoá được cho 5 điểm.
Đứt gãy có vai trò phá huỷ đất đá, làm cho đất đá vỡ vụn, kém bền vững. Đặc biệt khi đất đá bịnứt nẻ, tạo điều kiện cho nước bề mặt xâm nhập thúc đẩy quá trình phong hoá phát triển, đất có độ kết dính kém. Vì vậy, mật độ đứt gãy được đánh giá có vai trò quan trọng ngang với vỏphong hoá trong việc thúc đẩy quá trình trượt lởphát triển và được cho 5 điểm.
Tiếp đến là yếu tố độ phân cắt sâu và phân cắt ngang, hai yếu tố này được đánh giá có tầm quan trọng như nhau trong quá trình phát sinh trượt lở đất.Độphân cắt sâu ảnh hưởng trực tiếp đến năng lượng địa hình, độ phân cắt sâu càng lớn thì năng lượng địa hình càng cao. Độ phân cắt ngang phản ánh mức độchia cắt của bề mặt địa hình theo chiều ngang. Độphân cắt ngang càng cao thì mức độ xâm thực,
bóc mòn phá huỷ bềmặt càng lớn. Cảhai yếu tố này đều có vai trò nhất định trong việc thúc đẩy quá trình trượt lởphát triển và được cho 3 điểm.
Vai trò của yếu tố lớp phủ thực vật đối với trượt lở trong vùng nghiên cứu được đánh giá là tương đương với độphân cắt sâu và phân cắt ngang. Lớp phủthực vật có vai trò bảo vệ, tăng cường độbền vững cho lớp đất bềmặt. Lớp phủ thực vật càng tốt thìđộgắn kết của lớp đất bềmặt càng tăng, giảm được hiện tượng xói mòn, giảm lưu lượng dòng chảy mặt. Tầm quan trọng của yếu tốnày cũng được đánh giá cho 3 điểm.
Hai yếu tố được đánh giá có vai trò thứ yếu nhất đối với trượt lở trong vùng nghiên cứu là độgần đường và lượng mưa.
Việc xây dựng các tuyến đường giao thông có thể gây mất sự ổn định tự nhiên của sườn dốc, làm phát sinh nhiều khối trượt lở trên hoặc ngay sát các tuyến đường lớn. Tuy nhiên, diệnảnh hưởng của các tuyến đường lại rất nhỏcho nên khi đánh giá trượt lởcho vùng nghiên cứu vai trò của yếu tố này chỉ được xếp thứ yếu và cho 1 điểm.
Việc đánh giá yếu tố lượng mưa có vai trò thứyếu đối với trượt lởtrong khu vựcdường nhưkhông hợp lý. Điều này trái ngược với đa phần các nghiên cứu trước đây về trượt lở đất, khi lượng mưa luôn được đánh giá có vai trò rất lớn trong quá trình phát sinh trượt lở. Tuy nhiên, những công trình này nghiên cứu trượt lở trên một phạm vi rộng lớn. Trên một phạm vi đủ rộng, lượng mưa giữa các vùng trong khu vực nghiên cứu có độ chênh lệch lớn, phản ánh rõ nét được mối quan hệ giữa lượng mưa và trượt lở: Khu vực có lượng mưa càng lớn thì hiện tượng trượt lởcàng diễn ra mạnh và ngược lại. Trong đề tài này, phạm vi vùng nghiên cứu chỉ là một huyện, mức độ phân dị lượng mưa giữa các khu vực là không lớn nên không phản ánh hết được mối quan hệ của lượng mưa và trượt lở. Hơn nữa, như đãđánh giá ở phần trên, lượng mưa trong vùng chỉ được nội suy từ các trạm mưa trong vùng lân cận mà chưa đánh giá được mức độ ảnh hưởng của địa hình đến phân bố lượng mưa. Do vậy, kết quả phân bố lượng mưa trong vùng cũng chưa thật chính xác. Vì
những lý do nêu trên mà vai trò của yếu tố lượng mưa với trượt lở được đánh giálà thứyếu và cho 1 điểm.
Trọng sốcủa từng yếu tố được xác định là tỷ sốgiữa điểm của yếu tố đó với tổng số điểm của tất cả các yếu tố. Điểm số và trọng số tương ứng của các yếu tố gây trượt lở được thống kê đầy đủtrong Bảng 4.16:
Bảng 4.16. Trọng sốcác yếu tố gây trượt lở STT Yếu tố Điểm số Trọng số 1 Độdốc 9 0,243 2 Thạch học 7 0,189 3 Vỏphong hoá 5 0,135 4 Mật độ đứt gãy 5 0,135 5 Lớp phủthực vật 3 0,081 6 Độphân cắt sâu 3 0,081 7 Độphân cắt ngang 3 0,081 8 Độgần đường 1 0,027 9 Lượng mưa 1 0,027 Tổng cộng 37 1,000
CHƯƠNG 5. PHÂN VÙNG NGUY CƠ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG, GIẢM THIỂU THIỆT HẠI DO TRƯỢT LỞ TẠI HUYỆN TU MƠ RÔNG
5.1. Phân vùng nguy cơ trượt lở