Đặc điểm chung hiện trạng trượt lở huyện Tu Mơ Rông

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tai biến trượt lở tại huyện tu mơ rông, tỉnh kon tum (Trang 44)

Qua khảo sát, phân tích, đánh giá trên 300 điểm trượt lở trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, rút ra được một số đặc điểm chung về hiện trạng trượt lở trên địa bàn huyện như sau:

-Các điểm trượt lởphân bố không đồng đều, tập trung chủyếuởphần thung lũngtrung tâm và thung lũng phía Tây vùng nghiên cứu. Các xã có nhiều điểm trượt lởlớn trong khu vực là: Tu Mơ Rông, Ngọc Yêu, Văn Xuôi, Tê Xăng, Ngọc Lây.

- Các điểm trượt lở trong vùng nghiên cứu chủ yếu là trượt lở đất trong vỏ phong hoá của đá biến chất và đá magma. Ngoài ra, cũng có một số điểm trượt lở vỏphong hoá có mặt trượt tiếp xúc với đá gốc.

- Trượt lởtrong khu vực chủ yếu phát triển trong khoảng độ dốc từ 00–350, đặc biệt làởkhoảng độdốc 250–350.

-Trượt lởtại một số nơicó liên quan với hệthống dòng chảy, do hiện tượng xâm thực giật lùi, xâm thực ngang của các sông suối, diễn ra phổ biến trong mùa mưa lũ.

- Tác động của con người có ảnh hưởng lớn đến hiện tượng trượt trượt lở trong khu vực. Rất nhiều khối trượt phát sinh dosườn dốc bịmất cân bằng tựnhiên bởi hoạt động xây dựng đường xá, công trình. Hiện tượng đốt nương làm rẫy, du canh du cư còn phổ biến trong khu vựcđã tàn phá một cách nghiêm trọng lớp phủ thực vật. Đây cũng là một trong những nguyên nhân thúc đẩy tai biến trượt lởphát triển trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông.

CHƯƠNG 4. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG PHÁT SINH TRƯỢT LỞ HUYỆN TU MƠ RÔNG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tai biến trượt lở tại huyện tu mơ rông, tỉnh kon tum (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)