Chọn tham số

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tai biến trượt lở tại huyện tu mơ rông, tỉnh kon tum (Trang 29)

Trượt đất là kết quả của sự thay đổi khối vật liệu từ trạng thái ổn định sang khôngổn định. Nguyên nhân trượt đất đã được nhiều tác giả đề cập tới (Campbell, 1975; Cannon và Ellen, 1985; Flageollet, 1989, Hansen và Franks, 1991; Wieczorek năm 1996; Baillifard et al, 2003, vv),... Tại Việt Nam, nguyên nhân gây trượt lở đất được chỉ ra bởi Nguyễn Trọng Yêm (2001), Trần Trọng Huệ (2001), v.v. Đối với

miền Trung Việt Nam, Nguyễn Trọng Yêm (2001) lưuý rằng trượt lở đất xảy ra do địa hình (độ dốc), hoạt động tân kiến tạo (đứt gãy hoạt động), đặc điểm địa chất (thạch học), lượng mưa và các hoạt động của con người (xây dựng đường xá, sử dụng đất, . . .)

Theo Schuster (1996), có nhiều yếu tố gây ra trượt lở trong đó có ít nhất 20 thông số có thể được sử dụng để có được những thông tin cần thiết để nghiên cứu trượt lởtùy theo quy mô nghiên cứu. Độ chính xác về tính nhạy cảm trượt lở tăng nếu như tất cảcác tham số được sửdụng trong phân tích, tuy nhiên điều này không dễgìđạt được một cách đầy đủvà chi tiết.

Dựa trên cơ sở điều tra thực địa và tài liệu thu thập được về quan hệ giữa trượt lởvà các yếu tốphát sinh, trong nghiên cứu này, trượt lở được phân tích đánh giá dựa trên 10 yếu tố. Mỗi yếu tố được phân loại dựa trên các tài liệu công bố, về mối quan hệgiữa các yếu tốnày vàtrượt lở:

- Độdốc - Độphân cắt ngang - Độphân cắt sâu - Mật độ đứt gãy - Thạch học - Vỏphong hóa - Địa chất thuỷ văn

- Lượng mưatrung bìnhnăm - Lớp phủmặtđất

- Độgần đường

Các yếu tố này được đo vẽthểhiện dưới dạng các bản đồthành phần.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tai biến trượt lở tại huyện tu mơ rông, tỉnh kon tum (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)