Thành lập các bản đồ thành phần

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tai biến trượt lở tại huyện tu mơ rông, tỉnh kon tum (Trang 30)

Phân tích nguy cơ trượt đất bằng GIS cần có các bản đồ thành phần và các bản đồnày có cùng kích cỡ, tỷlệ. Đây là những bản đồthểhiện các yếu tốnêu trên, tuy nhiên chúng phải được đặt trong cùng một kích cỡ ô lưới để dễ tính toán. Để

biểu diễn bản đồ ởtỷlệ1: 50.000, các ô lưới (pixel) 30 x 30m được sử dụng trong trường hợp này.

Bản đồ độdốc được nội suy từmô hình số độcao DEM thành lập từ bản đồ địa hình tỷlệ1: 50.000. Dựa vào quan hệ độdốc với các quá trìnhđịa mạo chủ đạo, nó được chia thành năm lớp 0° - 15°; 15° - 25°; 25° - 35°; 35° - 45° và > 45°.

Bản đồ độ phân cắt ngang cũng được nội suy từ mô hình số độ cao. Yếu tố độ phân cắt ngang được chia thành 5 lớp: 0,0 - 0,57 km/km2; 0,57 – 1,43 km/km2; 1,43 –2,29 km/km2; 2,29– 3,15 km/km2; 3,15– 4,09 km/km2, dựa theo cách phân chia theo độlệch chuẩn với giá trị độlệch chuẩn là 0,86.

Tương tựvới phân cắt ngang, bản đồ độ phân cắt sâu cũng được nội suy từ mô hình số độ cao và được chia thành 5 lớp dựa theo cách phân chia theo độ lệch chuẩn: 26,82 – 111,46 m/km2; 111,46 – 215,65 m/km2; 215,65 – 319,85 m/km2; 319,85–424,04 m/km2; > 424,04 m/km2.

Bản đồ mật độ đứt gãy cũng được chiết xuất từcác bản đồ địa chất, bản đồ DEM, bổ sung thêm từ các nghiên cứu tư liệu viễn thám và điều tra thực địa. Bản đồmật độ đứt gãyđược chia thành 5 lớp: <0,17 km/km2; 0,17–0,72 km/km2; 0,72 –1,28 km/km2; 1,28–1,84 km/km2; 1,84–3,21 km/km2.

Bản đồthạch học được tạo ra từ các bản đồ địa chất 1: 200.000 do Tổng cục Địa chất xuất bản. Dựa vào tính chất cơ lý, đặc điểm địa chất công trình, yếu tố thạch học vùng nghiên cứu bao gồm 4 nhóm: Trầm tích Đệtứbởrời, nhóm đá biến chất, nhóm đá magma xâm nhập axit và nhóm đá phun trào trung tính.

Bản đồ vỏ phong hóa được thành lập trên cơ sở: Bản đồ trích từBản đồ Đệ tứ và vỏ phong hóa Việt Nam được xuất bản bởi Cục Địa chất và Tài nguyên Khoáng sản (Ngô Quang Toàn, 2000), tỷ lệ 1:1000.000. Khu vực có 03 loại vỏ phong hoá và trầm tích Đệtứbởrời:

1. Vỏphong hóa Ferosialit 2. Vỏphong hóa Alferit 3. Vỏphong hóa Sialferit 4. Trầm tích Đệ tứbởrời

Bản đồ địa chất thuỷ vănvùng nghiên cứu được thành lập dựa trên phân tích, tổng hợp các tài liệu địa chất thuỷ văn liên quan: Bản đồ địa chất thuỷ văn Việt Nam (tỷ lệ 1:1000.000), bản đồ địa chất thuỷ văn Tây Nguyên (Đề tài KC.08.05), bản đồ địa chất vùng nghiên cứu, một số tài liệu khác về địa chất thuỷ văn vùng Kon Tum và Tây Nguyên. Nhìn chung, bản đồ địa chất thuỷ văn vùng nghiên cứu được thành lập trên cơ sở dữ liệu không được đầy đủ và độ tin cậy không thực sự cao. Bản đồ này chia ra được 03 tầng chứa nước:

- Tầng chứa nước lỗhổng - Tầng chứa nước kém

- Tầng chứa nước khe nứt–lỗhổng

Bản đồ lượngmưatrung bìnhhàng năm được thành lập bằng cách nội suy từ dữliệu của các trạmđomưa lân cận vùng nghiên cứu. Sốliệu mưa trung bìnhđược thống kê trong 35năm(1977–2012) của 06 trạm mưa được sửdụng bao gồm : Trà Mi, Khâm Đức, Konplong, Đăk Tô, Đăk Glei, Đăk Mốt. Những số liệu này được lấy từViện Địa lý - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Trong bản đồ chia ra làm 05 lớp lượng mưa khác nhau: <1.900 mm/năm; 1.900–2.000 mm/năm, 2.000– 2.100 mm/năm, 2.100–2.200 mm/nămvà >2200 mm/năm.

Bản đồlớp phủ mặt đất thành lập trên cơ sởbản đồhiện trạng rừng khu vực Tây Nguyên năm 2010. Bản đồthểhiện 6 lớp :

1. Rừng lá rộng thường xanh; 2. Rừng tre nứa; 3. Rừng hỗn giao lá rộng lá kim; 4. Rừng trồng; 5. Đất trống; 6. Đất khác.

Bản đồ độgần đường tuyến đường được tạo ra từ bản đồ địa hình ởtỷlệ 1: 50.000. Khu vực nghiên cứu có mật độ giao thông tương đối dày song chỉ những tuyến đường chính, có ý nghĩa quan trọng trong đánh giá trượt lở mới được sử dụng. Đây là những tuyến tỉnh lộ có chiều rộng lớn, có nhiều tác động đào xẻ, san

lấp khi xây dựng và có nhiều xe tải trọng lớn hoạt động khi đưa vào khai thác. Một số đoạn tuyến mới mở được cập nhật dựa vào bản đồ hành chính mới của huyện. Bản đồ độgần đường được chia thành 3 lớp khoảng cách tới đường: < 50 m ; 50 m - 100 m; và > 100 m.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tai biến trượt lở tại huyện tu mơ rông, tỉnh kon tum (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)