Rà soát tiêu chí rừng đặc dụng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm khu hệ thực vật khu khe nước trong để đề xuất thành lập khu bảo tồn thiên nhiên khe nước trong, tỉnh quảng bình (Trang 91)

Theo quyết định 62/2005/QĐ-BNN ngày 12/10/2005 của Bộ trƣởng Bộ NN&PTNT về việc ban hành bản tiêu chí Rừng đặc dụng, gồm: Vƣờn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên (gồm khu dự trữ thiên nhiên và khu bảo tồn loài – sinh cảnh) và Khu bảo vệ cảnh quan. Trên cơ sở phân tích đánh giá các giá trị đa dạng sinh học và so sánh với tiêu chí phân loại rừng đặc dụng thì khu vực Khe Nƣớc Trong đáp ứng với tiêu chí là Khu bảo tồn thiên nhiên và thuộc phân hạng Khu dự trữ thiên nhiên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Dƣới đây là bảng so sánh và đánh giá khả năng đáp ứng :

Bảng 4.12: Đánh giá các giá trị bảo tồn so với tiêu chí rừng đặc dụng TT Tiêu chí theo QĐ 62 Đặc điểm khu vực Khe Nƣớc Trong

1. Khu vực phải có các

loài sinh vật, môi trƣờng sống và cảnh quan thiên nhiên có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục, tinh thần, vui chơi giải trí hay phục hồi sức khoẻ.

- Khe Nƣớc Trong có hệ sinh thái rừng còn tính chất nguyên sinh trên vùng đất thấp Việt Nam (độ cao dƣới 700m). Đây là hệ sinh thái còn lại hiếm hoi, đƣợc coi là có giá trị bảo tồn cao, có giá trị đặc biệt về khoa học và giáo dục về đa dạng sinh học. Trong khi đó ở những nơi khác nƣớc ta, do hệ sinh thái này phân bố ở vùng thấp, dễ tiếp cận nên đã bị tác động và chuyển đổi thành đất nông nghiệp hoặc rừng trồng.

- Có giá trị đa dạng sinh học cao: Đã thống kê đƣợc 985 loài thực vật bậc cao có mạch và 241 loài động vật có xƣơng sống ở cạn.

2. Phải có ít nhất 1 loài sinh vật đặc hữu hoặc trên 5 loài đƣợc ghi trong sách đỏ Việt nam.

Có nhiều loài động thực vật đặc hữu, 26 loài thực vật, 40 loài động vật trong sách đỏ Việt Nam 2007 và 17 lo i thực vật, 40 loài động vật trong Nghị định 32/2007/QĐ-TTg của Thủ tƣớng chính phủ về nghiêm cấm khai thác cho mục đích thƣơng mại.

3. Diện tích tối thiểu của khu dự trữ thiên nhiên là 5.000ha (trên đất liền), 3.000ha (trên biển), 1.000ha (đất ngập nƣớc).

Diện tích khu bảo tồn thiên nhiên đề xuất khoảng 20.000 ha. Khi đƣợc thành lập kết hợp với khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hƣớng Hóa (Quảng Trị) tạo thành vùng rừng rộng lớn (gần 50.000 ha) đảm bảo sinh cảnh cho các loài động thực vật phát triển.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

4. Trong Khu dự trữ thiên

nhiên, diện tích các hệ sinh thái tự nhiên có tính đa dạng sinh học cao phải chiếm ít nhất là 70%.

Hệ sinh thái tự nhiên trong khu vực Khe Nƣớc Trong là hệ sinh thái rừng có tính đa dạng sinh học cao chiếm 99% diện tích khu vực đề xuất là rừng đặc dụng. Đặc biệt trong đó có khoảng 90% diện tích rừng nhiệt đới thƣờng xanh vùng thấp là một trong những kiểu rừng có giá trị bảo tồn cao (WWF, Xác định các khu rừng có giá trị bảo tồn cao, 2008)

5. Tỉ lệ diện tích đất nông nghiệp và đất thổ cƣ so với diện tích Khu dự trữ thiên nhiên phải nhỏ hơn 5%.

Không có đất nông nghiệp và đất thổ cƣ trong khu vực đề xuất là khu bảo tồn thiên nhiên.

Dựa vào bảng so sánh với tiêu chí rừng đặc dụng nêu trên, cùng những đánh giá về các giá trị đa dạng sinh học, điều kiện kinh tế - xã hội cho thấy khu vực Khe Nƣớc Trong đáp ứng hoàn toàn với tiêu chí khu bảo tồn thiên nhiên thuộc phân hạng Khu dự trữ thiên nhiên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm khu hệ thực vật khu khe nước trong để đề xuất thành lập khu bảo tồn thiên nhiên khe nước trong, tỉnh quảng bình (Trang 91)