(1) Thảm thực vật
Ở Việt Nam, Chevalier (1918) là ngƣời đầu tiên đã đƣa ra một bảng phân loại thảm thực vật rừng Bắc bộ Việt Nam (đây đƣợc xem là bảng phân loại thảm thực vật rừng nhiệt đới Châu Á đầu tiên trên thế giới). Theo bảng phân loại này, rừng ở Miền bắc Việt Nam đƣợc chia thành 10 kiểu [4].
Maurand (1943) nghiên cứu về thảm thực vật Đông Dƣơng đã chia thảm thực vật Đông Dƣơng làm 3 vùng: Bắc Đông Dƣơng, Nam Đông Dƣơng và vùng trung gian, đồng thời ông đã chia ra 8 kiểu quần lạc trong các vùng [23].
Trần Ngũ Phƣơng (1970) đƣa ra bảng phân loại rừng ở Miền bắc Việt Nam, chia thành 3 đai lớn theo độ cao: đai rừng nhiệt đới mƣa mùa; đai rừng á nhiệt đới mƣa mùa; đai rừng á nhiệt đới mƣa mùa núi cao [26].
Thái Văn Trừng (1970) đã đƣa ra 5 kiểu quần lạc lớn (quần lạc thân gỗ kín tán; quần lạc thân gỗ thƣa; quần lạc thân cỏ kín rậm; quần lạc thân c
[35].
Phan Kế Lộc (1985) dựa trên bảng phân loại của UNESCO 1973, cũng đã xây dựng thang phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam thành 5 lớp quần hệ, 15 dƣới lớp, 32 nhóm quần hệ và 77 quần hệ khác nhau. Nguyễn Nghĩa Thìn (1994 – 1996) cũng đã áp dụng cách phân loại này trong những nghiên cứu của ông [4].
Vũ Tự Lập và nhiều tác giả khác (1995) dựa vào mối quan hệ giữa hình thái thực bì và khí hậu đã chia ra 15 dạng thực bì khác nhau: kiểu rừng rậm nhiệt đới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thƣờng xanh, kiểu rừng rậm nhiệt đới gió mùa rụng lá, kiểu rừng thƣa nhiệt đới khô rụng lá,… [32].
Thái Văn Trừng (1998) khi nghiên cứu hệ sinh thái rừng nhiệt đới Việt Nam đã kết hợp 2 hệ thống phân loại (hệ thống phân loại lấy đặc điểm cấu trúc ngoại mạo làm tiêu chuẩn và phân hệ thống phân loại thực vật dựa trên yếu tố hệ thực vật làm tiêu chuẩn) để phân chia thảm thực vật V
(1973) [37].
(2)
Ở nƣớc ta, trong thực vật chí đại cƣơng Đông Dƣơng và các tập bổ sung tiếp theo đã mô tả và ghi nhận có khoảng 240 họ với khoảng 7.000 loài thực vật bậc cao có mạch. Những năm gần đây, nhiều nhà thực vật dự đoán con số đó có thể lên tới 10.000 đến 12.000 loài [23].
Hoàng Chung (1980) khi nghiên cứu đồng cỏ vùng núi Bắc Việt Nam đã công bố thành phần loài thu đƣợc gồm 233 loài thuộc 54 họ và 44 bộ [35].
Lê Trần Trấn (1990), Một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật Việt Nam, có 20 yếu tố địa lý thực vật Việt Nam: Yếu tố đặc hữu Bắc Bộ, yếu tố đặc hữu Trung Bộ, yếu tố đặc hữu Nam Bộ, yếu tố đặc hữu Việt Nam, yếu tố Đông Dƣơng, yếu tố nam Trung Quốc, yếu tố Hải Nam – Đài Loan – Philippin, yếu tố Hymalaya, yếu tố Ấn Độ, yếu tố Malaixia…[34].
Phạm Hoàng Hộ (1991 – 1993) trong “Cây cỏ Việt Nam” đã thống kê số loài hiện có của hệ thực vật là 10.500 loài [19].
Đỗ Tất Lợi (1995) khi nghiên cứu các loài cây thuốc đã công bố 798 loài thuộc 164 họ có ở hầu hết các tỉnh nƣớc ta [13].
Trên cơ sở những thông tin mới nhất và những căn cứ chắc chắn, Nguyễn Tiến Bân (1997) đã giới thiệu khái quát những đặc điểm cơ bản của 265 họ và khoảng 2.300 chi thuộc ngành hạt kín ở nƣớc ta [1].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Phan Kế Lộc (1998) đã kiểm kê và ghi nhận trong hệ thực vật Việt Nam đã biết đƣợc 9.653 loài thực vật bậc cao có mạch mọc tự nhiên, thuộc 2.011 chi và 291 họ. Nếu kể cả khoảng 733 loài cây trồng đã đƣợc nhập nội thì tổng số loài thực vật bậc cao có mạch biết đƣợc ở Việt Nam đã lên tới 10.386 loài, thuộc 2.257 chi và 305 họ, chiếm khoảng 4% tổng số loài, 15% tổng số chi và 57% tổng số họ của toàn thế giới. Do điều kiện khí hậu và địa hình đa dạng, đặc thù nên hệ thực vật nƣớc ta có thành phần loài khá phong phú mang cả yếu tố của thực vật nhiệt đới ẩm Indonesia – Malaisia, yếu tố của thực vật nhiệt đới gió mùa, thực vật ôn đới nam Trung Hoa và các yếu tố của thực vật Ấn Độ - Trung và Nam Tiểu Á [4].
Theo Danh lục các loài thực vật Việt Nam (2003), đã thống kê đƣợc 368 loài Vi khuẩn Lam (Sinh vật tiền nhân – sinh vật nhân sơ – Prycaryota); 2.176 loài Tảo (Algae); 481 loài Rêu ( Bryophyta); 1 loài Quyết lá thông (Psilotophyta); 53 loài Thông đất (Lycopodiophyta); 2 loài Cỏ tháp bút (Equisetophyta); 691 loài Dƣơng xỉ (Polipodiophyta), 69 loài Hạt trần [17].
Các nghiên cứu về thành phần loài thực vật ở các vùng, các Khu bảo tồn cũng đã đƣợc thực hiện:
Nguyễn Thị Thìn (2000), thống kê thành phần loài trong Vƣờn quốc gia Tam Đảo có khoảng 2.000 loài Thực vật, trong đó có 904 loài cây có ích ở Tam Đảo thuộc 478 Chi, 213 Họ thuộc 3 Ngành Dƣơng xỉ, Ngành Hạt trần và Ngành Hạt kín. Các loài này xếp thành 8 nhóm có giá trị khác nhau. Trong các loài trên có 42 loài đăc hữu và 64 loài quý hiếm cần đƣợc bảo tồn nhƣ: Hoàng thảo Tam Đảo (Dendrobium daoensis), Trà hoa đài (Camellia longicaudata), Trà hoa vàng Tam Đảo (Camellia petelotii), Hoa tiên (Asarum petelotii), Trọng lâu kim tiền (Paris delavayi) [32].
vật Khu BTTN đất ngập nƣớc Vân Long – tỉnh Ninh Bình, bƣớc đầu đã ghi nhận đƣợc 457 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 327 chi 127 họ. Về sự phong phú loài trong một họ, có 9 họ có từ 10 loài trở lên. Về dạng sống, đã sắp xếp theo 10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nhóm dạng sống là: nhóm cây thảo, nhóm cây bụi, nhóm cây gỗ nhỏ, nhóm cây dây leo thảo, thực vật thủy sinh, nhóm cây gỗ trung bình, nhóm cây bụi trƣờn, nhóm cây dây leo gỗ, nhóm cây gỗ lớn, cây phụ sinh. Về giá trị khoa học, có 9 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam cần đƣợc bảo vệ, trong đó có 2 loài đặc hữu hẹp của Việt Nam cần đƣợc bảo vệ. Tài nguyên thực vật, có 7 nhóm tài nguyên chính, 71 loài cây cho gỗ, 266 loài có thể dung làm thuốc, 59 loài cây có thể làm cảnh, 95 loài thực vật ăn đƣợc, 22 loài cho nguyên liệu đan lát, thủ công mỹ nghệ và làm giấy, 11 loài cây cho dầu béo và tinh dầu, 9 loài cây làm phân xanh, các nhóm tài nguyên khác [13].
Đậu Bá Thìn, Phạm Hồng Ban, Nguyễn Nghĩa Thìn (2013), kết quả điều tra hệ thực vật ở Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Thanh Hóa bƣớc đầu đã xác định đƣợc 1.459 loài, 678 chi và 181 họ của 6 ngành thực vật bậc cao có mạch. Trong đó, có 50 loài thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng đƣợc ghi trong Sách Đỏ Việt Nam năm 2007 và 24 loài trong Nghị Định 32/2006/NĐ-CP. Hệ thực vật Pù Luông có nhiều loài có giá trị sử dụng, trong đó có 705 loài làm thuốc, 188 loài cho gỗ, 161 loài ăn đƣợc, 118 loài làm cảnh và 57 loài có các công dụng khác. Trong các yếu tố địa lý thì yếu tố nhiệt đới chiếm tỷ lệ cao nhất với 68,40%; yếu tố đặc hữu chiếm 23,65%; yếu tố ôn đới chiếm 3,56% và thấp nhất là yếu tố cây trồng chiếm 1,30%. Phổ dạng sống của hệ thực vật: SB = 83,62 Ph + 8,50 Ch + 2,88 Hm + 1,78 Cr + 3,22 Th [31].