phát đột quỵ đến lúc đƣợc điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết Alteplase.
Như chúng ta đã biết, đến nay cơ quan thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ mới chấp nhận sử dụng thuốc tiêu sợi huyết trong vòng 180 phút kể từ khi khởi phát cơn đột quỵ não, còn cửa sổ điều trị đến 270 phút mới chỉ được xem xét sử dụng ở những bệnh nhân được lựa chọn cẩn thận, vì vậy việc xác định chính xác thời điểm bệnh nhân bị đột quỵ não là hết sức quan trọng.
Theo kết quả nghiên cứu, thời gian từ lúc khởi phát cơn đợt quỵ đến lúc bệnh nhân nhập viện trung bình là 82,53±32,23 phút. Và thời gian trung bình từ lúc khởi phát đột quỵ đến lúc bệnh nhân được điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết là 141,52±29,68 phút (Bảng 3.3). Như vậy, thời gian từ khi bệnh nhân đến viện đến lúc bệnh nhân được điều trị thuốc tiêu sợi huyết Alteplase đường tĩnh mạch là 58,43±19,74 phút. Thời gian này phù hợp với quy trình cấp cứu và điều trị tiêu sợi huyết cho bệnh nhân đột quỵ não cấp [16] và thấp hơn so với nghiên cứu của Lê Văn Thành và cộng sự 75±32 phút[13], Nguyễn Thị Kim Liên và cộng sự 72,5 phút [8]. Điều này có thể là do việc sử dụng thuốc tiêu sợi huyết ở Bạch Mai đã được thực hiện từ năm 2009 cùng với sự phối hợp nhịp nhàng giữa các khoa phòng giúp cho việc chẩn đoán và dùng thuốc được thực hiện một cách nhanh chóng.
Theo kết quả nghiên cứu này của Saver và cộng sự [46] và nghiên cứu của Kimura và cộng sự [34] cho thấy thời gian từ lúc khởi phát đến lúc dùng thuốc càng sớm càng hiệu quả, tuy nhiên theo nghiên cứu của chúng tôi (Bảng 3.14), không thấy có sự ảnh hưởng của thời gian từ lúc khởi phát đến lúc điều trị và từ lúc khởi phát đến lúc nhập viện ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị của thuốc. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyên Huy Thắng [14], nguyên nhân có thể do số lượng bệnh nhân được điều trị trước 90 phút chiếm tỷ lệ quá ít (6,3%) nên không đủ dữ liệu để tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm.
4.1.4. Tiền sử bệnh tật
Việc tìm hiểu tiền sử một số bệnh tật có ý nghĩa hết sức quan trọng ở bệnh nhân đột quỵ não. Kết quả nghiên cứu cho thấy, bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao nhất là 38,1% (Bảng 3.4). Tuy nhiên kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu J-ACT là 53,4% [53], nghiên cứu NINDS II là 67% [45], Nakagawara [42] là 51,4%, và Toyoda [51] là 61%. Sự khác biệt này cũng có thể là ở nước ta người dân chưa có thói quen khám bệnh định kỳ
nên không biết được mình có tiền sử bệnh hay không. Tuy nhiên, theo kết quả chỉ số huyết áp thu được khi thực hiện nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy chỉ có 49 trong 126 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 38,89% là có chỉ số huyết áp cao khi nhập viện. Như vậy, cũng có thể là bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi có tiền sử tăng huyết áp thấp hơn so với các nghiên cứu khác.
Tiền sử hút thuốc là và tiền sử rối loạn lipid máu cũng là yếu tố nguy cơ thường gặp gây tai biến mạch máu não, tuy nhiên trong nghiên cứu này chũng tôi chưa thu thập được số liệu đầy đủ về hai yếu tố nguy cơ này.
Tiền sử rung nhĩ của các bệnh nhân trong nghiên cứu này chiếm 8,7% (Bảng 3.4). Theo Awadh và cộng sự [23], tần suất tái phát đột quỵ não sớm sau điều trị thuốc tiêu sợi huyết là 2,6%, trong đó những người bị rung nhĩ thường có tỷ lệ cao nhất. Trong nghiên cứu này, cũng xuất hiện 1 trường hợp tái phát, chiếm 1,02%.
Tiền sử bệnh đái tháo đường trong nghiên cứu này chiếm 14,3% (Bảng 3.4), thấp hơn so với nghiên cứu J-ACT là 18,4% [53] và NINDS là 20% [44]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Liên và cộng sự [8], tiền sử đái tháo đường là yếu tố tiên lượng độc lập với mức độ hồi phục thần kinh kém tương đương với điểm Rankin tại thời điểm ba tháng (mRs ≥2)[53].
4.1.5. Triệu chứng khởi phát đột quỵ não
Kết quả thu thập được từ việc hỏi bệnh nhân, người nhà bệnh nhân các triệu chứng nghi ngờ bệnh nhân bị đột quỵ não cho thấy, có 100% bệnh nhân có triệu chứng tê nửa người và liệt nửa người.Nói khó, thất ngôn và liệt VII cũng chiếm tỷ lệ cao là 69,05% và 58,73% (Bảng 3.5). Các triệu chứng khác như đau đầu, chóng mặt rất hiếm gặp. Như vậy, những bệnh nhân vào viện chỉ đơn thuần bị những triệu chứng trên thì cần phải nhanh chóng đánh giá và làm thêm các xét nghiệm cận lâm sàng khác để chẩn đoán xác định.